Khi viết, sự ngắt nghỉ được biểu hiện bởi dấu câu trong tiếng Anh. Dấu phẩy là một trong những dấu câu được sử dụng phổ biến nhất, nhưng cũng vì lẽ đó mà người viết cũng thường mắc nhiều lỗi với loại dấu câu này. Trong bài thi IELTS Writing, các học sinh trình độ từ điểm 5 đến 6 thường mắc nhiều lỗi liên quan đến việc sử dụng dấu phẩy khi cố gắng xây dựng câu phức tạp.
Để khắc phục những lỗi ngữ pháp liên quan đến dấu phẩy, bài viết sẽ hướng dẫn người học các công dụng và cách sử dụng dấu phẩy, đồng thời những lỗi thường mắc để cải thiện chất lượng bài thi IELTS Writing.
An overview of comma usage
Definition of commas
Dấu phẩy ‘,’ là một loại dấu câu được dùng để chỉ sự phân chia trong một câu, như khi ngắt một từ, cụm từ hoặc mệnh đề, đặc biệt khi sự phân chia này đi kèm với một khoảng dừng nhỏ hoặc cần được ghi chú để sắp xếp thứ tự cho các thành phần thứ tự của câu. Nói cách khác, dấu phẩy ngắt quãng các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ; giữa các từ có cùng chức vụ trong câu; giữa một từ với bộ phận chú thích của nó; hoặc giữa các vế của một câu ghép. Bài viết sẽ đi vào đề cập chi tiết và đưa ra ví dụ cho từng chức năng này.
Chức năng của dấu phẩy được thực hiện như thế nào
Cụ thể, dấu phẩy có thể được sử dụng trong nhiều hoàn cách với các chức năng khác nhau trong câu.
Thứ nhất, dấu phẩy được dùng để tách các mệnh đề độc lập (tức một phần của câu có chứa chủ ngữ và vị ngữ) được liên kết về mặt nghĩa bằng các liên từ phối hợp (and, but, or, nor, for, so, và yet…). Trong trường hợp này, dấu phẩy nằm ngay trước liên từ.
Ví dụ:
.
(Dịch: Tình trạng nóng lên toàn cầu đang trở nên tồi tệ hơn, nhưng con người vẫn đang chặt cây để xây nhà máy)
Có thể thấy, hai câu trên về mặt ngữ pháp hoàn toàn có thể đứng độc lập. Tuy nhiên, giữa chúng tồn tại một quan hệ đối lập (tình trạng nóng lên toàn cầu trở nên tồi tệ và việc con người chặt cây để xây nhà máy). Tuy nhiên, nếu viết thành hai câu đơn lẻ thì ý diễn đạt có thể bị vụn và phần nào giảm đi sự linh hoạt về ngữ pháp vì người viết chỉ dùng câu đơn.. Do đó,người viết có thể liên kết hai câu đơn trên để tạo thành một câu phức bằng cách sử dụng liên từ but, và dấu phẩy sẽ nằm ngay trước nó.
Quan sát ví dụ tương tự sau:
Electric cars have become increasingly popular, so many people have abandoned traditional ones.
(Dịch: Xe hơi điện ngày càng trở nên phổ biến, nên nhiều người đã từ bỏ xe hơi truyền thống.)
Trong câu trên, hai mệnh đề mang tính chất nhân quả nên có thể được liên kết bằng liên từ so để ghép thành câu phức gồm hai mệnh đề.
Thứ hai, dấu phẩy được sử dụng để nối một mệnh đề phụ thuộc với một mệnh đề độc lập. Theo đó, mệnh đề phụ thuộc sẽ đi kèm mệnh đề độc lập để tạo một câu hoàn chỉnh. Các liên từ phụ thứ (because, as, since, after, when, unless, if…) là những báo hiệu rõ nhất cho mệnh đề phụ thuộc. Dấu phẩy sẽ được sử dụng khi câu bắt đầu bằng một mệnh đề phụ thuộc và mệnh đề độc lập theo sau.
Ví dụ:
(Dịch: Nếu chính phủ đánh thuế nặng hơn lên các chủ xe hơi cá nhân, sẽ có nhiều tiền hơn để đầu tư vào phương tiện giao thông.)
Trong câu trên, mệnh đề độc lập là lời nhắc nhở mang theo ô, còn tình huống ra ngoài chiều nay thuộc vế câu điều kiện. Khi đó, dấu phẩy có chức năng liên kết hai mệnh đề này. Tuy nhiên, nếu câu bắt đầu bằng mệnh đề độc lập và theo sau bởi mệnh đề phụ thuộc, dấu phẩy có khuynh hướng được lượt đi.
-> There will be more money to be invested into public transportation if the government taxes private car owners more heavily.
Thứ ba, dấu phẩy theo sau một nhóm từ hoặc cụm từ mang tính giới thiệu thông tin. Cụ thể, một số câu mở đầu với một hoặc một số từ nhằm cung cấp thông tin nên cho mệnh đề chính của câu, dấu phẩy được sử dụng để giúp báo hiệu người đọc thành phần chính của câu sẽ nằm ngay sau nó. Cần lưu ý, chủ thể của cụm từ giới thiệu và của thành phần chính của câu là đồng nhất.
Ví dụ:
Living away from home for the first time, many international students suffer from homesickness.
(Dịch: Lần đầu tiên sống xa nhà, nhiều học sinh quốc tế trải qua nỗi nhớ nhà.)
Trong ví dụ trên, cụm từ mang tính giới thiệu là “Lần đầu tiên sống xa nhà” còn phần còn lại là thành phần chính của câu. Cụm từ giới thiệu chủ yếu mang tính bổ sung thông tin, và nếu lược bỏ vẫn không làm sai lệch ý nghĩa của câu.
Thứ tư, dấu phẩy được sử dụng đánh dấu mệnh đề quan hệ không xác định với phần còn lại của câu. Bất kỳ cụm từ nào ngắt câu và không liên kết về mặt ngữ pháp với câu nên được đặt giữa hai dấu phẩy. Trong trường hợp mệnh đề quan hệ không xác định cung cấp thông tin không cần thiết cho ý nghĩa của câu, thì người viết cần thêm dấu phẩy để báo hiệu. Khi đó, dấu phẩy nằm ở trước và sau mệnh đề bổ sung thông tin.
Ví dụ:
-
That ban is highly controversial.
(Dịch: Lệnh cấm đó rất gây tranh cãi.) That ban, which is targeted at cars in the city centre, is highly controversial.
(Dịch: Lệnh cấm đó, cái mà nhắm đến xe hơi ở trung tâm thành phố, rất gây tranh cãi.)
Trong ví dụ trên, mệnh đề quan hệ mang nghĩa bổ sung thông tin lệnh cấm là mệnh đề quan hệ không xác định, và dấu phẩy cần được sử dụng theo quy tắc ngữ pháp. Dấu phẩy cũng có chức năng tương tự trong ví dụ sau đây:
English, which was spread across the world by the British Empire, is now a compulsory subject in many countries.
(Dịch: Tiếng Anh, vốn được truyền bá khắp thế giới bởi Đế chế Anh, giờ là môn học bắt buộc ở nhiều quốc gia.
Trong câu trên, tiếng Anh là một chủ thể đã được xác định, và mệnh đề chèn giữa vào câu chỉ mang chức năng bổ sung thông tin. Do đó, dấu phẩy được sử dụng trong trường hợp này.
Thứ năm, dấu phẩy được sử dụng khi một trạng từ liên hợp (như however, nonetheless, therefore, thus, hence, though, further…) bắt đầu, ngắt hoặc kết thúc một câu. Nếu trạng từ liên hợp được sử dụng để bắt đầu, ngắt hoặc kết thúc một câu thì dấu phẩy phải đứng trước và/hoặc sau trạng từ. Cụ thể, nếu trạng từ liên hợp đứng ở đầu câu, thì dấu phẩy theo ngay sau đó (1). Nếu trạng từ liên hợp nằm ở giữa câu, thì sẽ có hai dấu phẩy đứng trước và sau trạng từ liên hợp đó. (2)
Ví dụ:
The pandemic has posed serious financial trouble to many companies. Furthermore, it has also deprived a great number of people of their jobs.
(Dịch: Đại dịch đã gây nên nhiều thách thức tài chính cho nhiều công ty. Hơn nữa, nó cũng tước đoạt rất nhiều người công việc của họ.)People are all aware of global warming, however, they do not want to compromise their freedom and use public transport.
(Dịch: Mọi người đều ý thức được sự nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, họ không muốn thỏa hiệp sự tự do của mình và sử dụng phương tiện giao thông công cộng)
Thứ bảy, dấu phẩy được dùng để ngăn cách các mục trong danh sách liệt kê. Trong tiếng Anh, dấu phẩy có chức năng phân tách ba hoặc nhiều mục trong một chuỗi sự vật hoặc hiện tượng được liệt kê hàng loạt trong câu.
Ví dụ:
The writing process includes brainstorming, drafting, writing, and reviewing steps.
(Dịch: Quá trình viết gồm các bước lên ý tưởng, viết nháp, viết bài, và dò lại.)
Cần lưu ý với dấu phẩy đứng trước “and” và vật được liệt kê cuối cùng. Đây được gọi dấu phẩy nối tiếp, phân tách hai mục cuối cùng trong danh sách. Người viết có thể lựa chọn sử dụng dấu phẩy trong trường hợp này hoặc không, tùy thuộc phong cách và sở thích tiếng Anh của bạn. Cụ thể, tiếng Anh của người Mỹ và Canada thường ưu tiên sử dụng dấu phẩy nối tiếp, nhưng tiếng Anh Anh và tiếng Anh Úc thì không.
Các trường hợp sử dụng dấu phẩy sai trong IELTS Writing ở mức độ 5-6
Tiêu chí về ngữ pháp trong phạm vi điểm số từ 5.0 đến 6.0 trong kỳ thi IELTS
Mặc dù dấu phẩy rất quen thuộc và được sử dụng thường xuyên lúc viết, người học ở trình độ trung bình và thấp vẫn thường mắc lỗi khi sử dụng chúng. Dù chỉ là một ký hiệu nhỏ nhưng dấu phẩy có thể ảnh hưởng tới điểm số về ngữ pháp của bài viết, nhất là với trình độ trung bình từ 5.0 đến 6.0 IELTS. Cụ thể, tiêu chí chấm điểm ngữ pháp cho hai thang điểm này như sau:
Band 5:
uses only a limited range of structures (chỉ sử dụng một số dạng cấu trúc hạn chế)
attempts complex sentences but these tend to be less accurate than simple sentences (có cố gắng sử dụng các câu phức tạp nhưng những câu này thường thiếu chính xác hơn các câu đơn)
may make frequent grammatical errors and punctuation may be faulty; errors can cause some difficulty for the reader (có thể thường xuyên mắc lỗi ngữ pháp và dấu câu có thể sai; các lỗi có thể gây khó khăn cho người đọc)
Band 6:
uses a mix of simple and complex sentence forms (sử dụng kết hợp các hình thức câu đơn giản và phức tạp)
makes some errors in grammar and punctuation but they rarely reduce communication (mắc một số lỗi ngữ pháp và dấu câu nhưng chúng ít làm giảm khả năng giao tiếp)
Theo đó, bên cạnh tiêu chí cụ thể về dấu câu, một điều kiện tiên quyết khác để thí sinh vượt mức điểm 5 và tiệm cận mức điểm 6 là khả năng sử dụng các câu phức tạp. Nói cách khác, thí sinh không chỉ cần viết các câu đơn có cấu trúc chính xác, mà cần phải xây dựng và quản lý nhiều vế câu trong một câu nhằm đáp ứng tiêu chí về độ linh hoạt, đa dạng, và dễ hiểu. Dấu phẩy với chức năng ngắt các bộ phận của câu có vai trò đặc biệt quan trọng khi thí sinh muốn viết các câu phức nhiều thành phần. Do đó, thí sinh thuộc nhóm trình độ này cần nhận diện những lỗi thường mắc liên quan đến dấu phẩy để khắc phục hiệu quả.
Các sai lầm thông thường khi sử dụng dấu phẩy
Kết nối hai câu hoàn chỉnh bằng cách sử dụng dấu phẩy
Một lỗi sai phổ biến mà các thí sinh có khả năng quản lý ngữ pháp kém thường mắc phải là nối hai câu hoàn chỉnh bằng dấu phẩy. Về mặt ngữ pháp, hai câu hoàn chỉnh chỉ có thể nối lại bằng dấu chấm phẩy hoặc liên từ phối hợp (and, but, or…)
Ví dụ:
Sai: This is because more ways of communication are now available, people are now being connected through mobile phones and a range of network devices.
Đúng: This is because more ways of communication are available, and people are being connected through mobile phones and a range of network devices.
(Điều này là vì hiện có nhiều cách giao tiếp hơn và con người đang được kết nối bởi điện thoại di động và hàng loạt các thiết bị liên kết khác)
Không sử dụng dấu phẩy giữa hai mệnh đề độc lập được liên kết bằng liên từ phụ hợp
Đây là một lỗi phổ biến khác liên quan đến dấu phẩy. Việc không sử dụng dấu phẩy giữa hai mệnh đề độc lập được kết nối bởi liên từ phối hợp là không đúng với quy tắc ngắt nghỉ câu. Lỗi sai này được đề cập cụ thể trong tiêu chí chấm điểm ở thang điểm 5.
Ví dụ:
(Dịch: Tôi đồng ý với quan điểm này, nhưng tôi cũng hiểu vì sao một số người phản đối nó.)
Sử dụng dấu phẩy để liên kết mệnh đề độc lập và mệnh đề phụ thuộc
Như đã đề cập trong mục chức năng thứ hai, liên từ phụ thứ là một loại liên từ kết nối một mệnh đề độc lập với một mệnh đề phụ thuộc. Đôi khi, người viết nhầm lẫn khi thứ tự của hai loại mệnh đề này thay đổi.
Ví dụ:
Sai: Unless countries work together to restore their development stamina the world is sure to go through a major recession.
Đúng: Unless countries work together to restore their development stamina, the world is sure to go through a major recession HOẶC The world is sure to go through a major recession unless countries work together to store their development stamina.
(Dịch: Nếu các quốc gia không làm việc cùng nhau để khôi phục đà tăng trưởng, thế giới chắc chắn sẽ trải qua một cuộc đại suy thoái.)
Sử dụng sai dấu phẩy trong mệnh đề quan hệ
Mệnh đề quan hệ là một điểm ngữ pháp phức tạp. Việc sử dụng mệnh đề quan hệ thuần thục sẽ giúp thí sinh nâng cao điểm số nhờ khả năng sử dụng các cấu trúc câu đa dạng và linh hoạt. Tuy nhiên, nhiều thí sinh ở trình độ trung bình sẽ sa bẫy của dấu phẩy khi viết câu có chứa mệnh đề quan hệ. Như đã phân tích ở mục chức năng thứ tư, dấu phẩy chỉ được sử dụng cho mệnh đề quan hệ không xác định, nhưng nhiều thí sinh vẫn sử dụng sai dấu phẩy trong các mệnh đề quan hệ xác định.
Cụ thể, người viết thường thêm dấu phẩy vào trước đại từ hoặc trạng từ quan hệ (who, which, when, that,…) trong mệnh đề quan hệ xác định. Nói cách khác, người viết thường đặt dấu phẩy trước mệnh đề tính từ cần thiết. Mệnh đề tính từ cần thiết là mệnh đề quan trọng để giải thích nghĩa của câu. Điều này không chỉ sai về mặt ngữ pháp mà còn làm đứt gãy mối liên kết giữa mệnh đề quan hệ và mệnh đề chính.
Quan sát ví dụ sau:
Sai: Money là yếu tố, mà mọi người đánh giá thành công của họ dựa vào.
Đúng: Money là yếu tố mà mọi người đánh giá thành công của họ dựa vào.
(Dịch: Tiền là yếu tố mà con người đánh giá thành công của họ)