Introduction
Vậy kỹ năng nghe là gì? Kỹ năng nghe là việc người học ngôn ngữ chú tâm vào người nói và cố gắng để hiểu được những gì họ truyền đạt. Một người nghe thành thạo là một người có thể nghe hiểu tốt thông điệp người nói muốn truyền tải. Tuy nhiên, trong quá trình học, người học ngôn ngữ gặp phải rất nhiều vấn đề liên quan tới kỹ năng này và gần như không đạt được hiệu quả như mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày một số vấn đề thường gặp cũng như các giải pháp cho những vấn đề đó.
Challenges in listening comprehension
Listener-related issues
Nhiều người có thói quen tập trung nghe từng từ đơn lẻ của người nói, từ đó họ không phân biệt được đâu là những từ khóa quan trọng hay những từ khóa chứa nội dung chính.
Listening material issues
Các tài liệu nghe thường đa dạng và thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Người học ngôn ngữ sẽ có xu hướng gặp khó khăn trong việc nghe hiểu khi họ nghe những chủ đề không quen thuộc với họ.
Ngoài ra, độ dài của tài liệu nghe cũng là một khó khăn mà người học thường xuyên phải đối mặt. Thực tế, khi người nghe phải nghe trong một khoảng thời gian dài, họ có xu hướng bị áp lực ngày càng lớn hơn và dẫn tới kết quả không như mong muốn.
Speaker-related issues
Một trong những vấn đề lớn người học có thể cảm thấy khó khăn đó là cách đọc nối âm điển hình của ngôn ngữ tiếng Anh. Nối âm (liaison) là khi người nói có xu hướng nối âm cuối cùng của từ phía trước với âm đầu tiên của từ tiếp theo. Khi người nghe đã quen với việc nghe từng âm đơn lẻ, việc nghe nối âm sẽ khiến họ bối rối, không nhận ra được từ vựng đó dù đó là từ vựng họ đã biết từ trước.
Solution
(Trong đó: Vowels: Nguyên âm; Monophthongs: Nguyên âm đơn; Diphthongs: Nguyên âm đôi; Consonants: Phụ âm.)
Có rất nhiều dấu hiệu có thể giúp người nghe phát hiện ra được những nội dung chính của bài nghe (Berman, 2000). Một trong số đó chính là từ nối (discourse markers). Đây là một đặc điểm ngôn ngữ mà người bản xứ dùng rất thường xuyên trong quá trình trình bày quan điểm cá nhân. Những từ nối khác nhau với những sắc thái nghĩa khác nhau sẽ giúp người nghe theo kịp được cấu trúc của bài nghe, và từ đó nắm được ý chính của bài.
Để giải quyết vấn đề nghe hiểu với nhiều chủ đề mới lạ, người học cần tiếp xúc với những chủ đề này thường xuyên hơn. Đồng thời, người học cần không ngừng tích lũy vốn từ vựng từ những chủ đề này, để biến những cái lạ thành cái quen.
Để có thể nắm bắt được nội dung của những đoạn hội thoại hoặc phát biểu dài, người học cần áp dụng song song kỹ năng ghi chép khi cần thiết, đặc biệt với những nội dung chứa nhiều chi tiết phức tạp, khó nhớ. Tuy nhiên, để kỹ năng ghi chép trong quá trình nghe phát huy tác dụng, người học cần tìm hiểu kỹ những kỹ thuật liên quan để kỹ năng này có thể phát huy tối đa tác dụng.
Conclusions
References
Berman, M. (2000). Guide to listening strategies. Dyed international Inc.
Yagang, F. (1994) Listening: Challenges and resolutions. In T. Kral (ed.) Teacher Development: Making the Right Moves. Washington, DC: English Language Programs Divisions, USIA
Author: Lê Mai Hương – Instructor at Mytour