Con đường Gốm sứ | |
---|---|
Hình gốm đắp trên Con đường gốm sứ ven sông Hồng, kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long | |
Wikimedia | © OpenStreetMap | |
Thông tin chung | |
Phong cách | Đa dạng |
Hệ thống kết cấu | Gốm sứ trên nền đê sông Hồng bằng bê tông |
Địa điểm | Nghi Tàm Yên Phụ Trần Nhật Duật Trần Quang Khải Trần Khánh Dư |
Quốc gia | Việt Nam |
Thành phố | Hà Nội |
Địa chỉ | Dọc đường từ đầu Trần Khánh Dư đến hết Nghi Tàm |
Tọa độ | |
Chủ đầu tư | Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội |
Sử dụng | Khách tham quan |
Sở hữu | Người dân Hà Nội |
Xây dựng | |
Khởi công | 10/2007 |
Hoàn thành | 5/10/2010 |
Khánh thành | 5/10/2010 |
Kích thước | |
Kích thước | 6.950 m² |
Chiều cao | 1,7 m (trung bình) |
Thiết kế | |
Kiến trúc sư | Nguyễn Thu Thủy |
Con đường gốm sứ ven sông Hồng bắt nguồn từ ý tưởng của nghệ sĩ, nhà báo Nguyễn Thu Thủy là một tác phẩm nghệ thuật trong khuôn khổ chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long của người dân thủ đô Hà Nội. Tác phẩm này đã nhận được giải thưởng 'Bùi Xuân Phái' vì tình yêu dành cho Hà Nội vào năm 2008 và Tổ chức Guinness thế giới đã công nhận đây là bức tranh gốm dài nhất thế giới (dài khoảng 3,85 km) - thiết lập kỷ lục Guinness.
Các phần nội dung chủ đề
Quá trình thi công
Danh sách các cá nhân tham gia vào việc thi công con đường gốm sứ:
Các nhà tài trợ
Danh sách gần 70 tổ chức tài trợ cho dự án:
Đánh giá về con đường gốm sứ
- Nhận xét từ một cư dân Hà Nội:
“ | Tôi là một cư dân Hà Nội, là người ngoại đạo về nghệ thuật. Nhưng tôi rất quan tâm tới dự án ngay từ khi có thông tin về ý tưởng tới khi những đoạn tranh đầu tiên được hình thành. Tôi rất ủng hộ dự án xét cả về ý nghĩa làm đẹp cho thành phố lẫn hiệu ứng xã hội mà nó tạo ra với tính chất là một dự án nghệ thuật cộng đồng. Thường xuyên qua lại trên đoạn đường này, lúc đầu tôi thấy hơi lo vì sau khi những mét tường đầu tiên được hoàn thành thì bỗng dưng thấy tiến độ lắng xuống. Giờ đây, tôi đã yên tâm và thấy vui khi lâu lâu lại thấy có một đoạn tường đê mới được phủ những bức tranh tươi sáng, làm thành phố đẹp lên từng ngày. Tôi cũng có cảm nhận về một hiệu ứng khác là sau khi những bức tranh hoàn thành thì hình như các hành vi thiếu văn hóa vẫn thường gặp trước đây như tiểu tiện bừa bãi lên tường đê đã không còn nữa. Thật tốt biết bao. | ” |
— Trần Quốc Dũng |
- Nhận xét từ GS Sử học Lê Văn Lan:
“ | Tôi cho đây là một ý tưởng hay, là một sáng kiến. Có thể nói cao hơn nữa thậm chí là một phát kiến. Chúng ta hàng ngày đi qua con đường đê xám xịt, bị thu hẹp không gian lại của xi măng vững chãi. Chỉ có chị Thu Thủy trên cái sự cứng hóa đã nảy ra ý tưởng tạo cho nó vẻ đẹp, màu sắc, hình ảnh mà lâu nay ta chẳng nhìn ra. Trước đây chúng tôi có nghiên cứu về diễn trường Đông Bộ Đầu nhưng chưa tìm ra địa điểm lịch sử đó. Gần đây chúng tôi mới tìm ra nó và nảy ra ý định mô tả lại diễn trường của Đông Bộ Đầu. Sách thì có rồi, phim làm rồi nhưng có hình thức nào đánh dấu chỗ diễn ra trận đông bộ đầu thì chưa có. Tôi nghĩ bức tranh gốm này là một hình thức đánh dấu sự kiện lịch sử thời Trần năm 1258. | ” |
- Ý kiến của nhà nghiên cứu văn học Hà Nội Nguyễn Vinh Phúc:
“ | Con đường Gốm sứ là một công trình nghệ thuật. Nhưng do phải kêu gọi nguồn đầu tư xã hội hóa nên việc gắn logo cho các nhà tài trợ cũng là điều hợp lý thôi. Tuy nhiên, có một số logo to quá, nên thu nhỏ lại. Con đường Gốm sứ bị chỉ trích vì phần nào đó, sự quảng cáo hơi lộ liễu.
Còn về chủ đề, nội dung, thực ra, Con đường Gốm sứ không phải là một thứ biên niên sử, nên nó không nhất thiết và cũng không thể giới thiệu hết về lịch sử Hà Nội. Hơn nữa, một bức tranh dài chỉ giới thiệu về lịch sử cũng sẽ gây nhàm chán. |
” |
Đến ngày 11/9/2010, nhiều vết nứt và hư hỏng đã xuất hiện trên các bức tường ven đường này.
Vào tháng 6/2020, khoảng 600m tranh gốm tại đoạn ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu đã bị phá dỡ để mở rộng đường tới cầu Nhật Tân.