Rắn đuôi chuông | |
---|---|
Crotalus cerastes | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Reptilia |
Bộ (ordo) | Squamata |
Phân bộ (subordo) | Serpentes |
Họ (familia) | Viperidae |
Phân họ (subfamilia) | Crotalinae |
Genera | |
Crotalus Linnaeus, 1758 |
Rắn đuôi chuông hay rắn chuông hay rắn rung chuông là một nhóm các loài rắn độc thuộc các chi Crotalus và Sistrurus trong phân họ Crotalinae ('rắn hang') có đặc điểm chung là đuôi có thể rung và phát ra âm thanh khi săn mồi hoặc cảnh báo nguy hiểm. Có tổng cộng 32 loài rắn chuông và khoảng từ 65-70 phân loài, chúng phân bố từ phía nam Canada đến miền trung Argentina.
Nọc độc
Hầu hết rắn đuôi chuông đều rất độc. Lượng nọc độc của chúng có thể gây tê liệt nhanh chóng hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và các động vật nhỏ khác, dẫn đến ngừng tim chỉ sau vài phút bị cắn. Mỗi năm, có khoảng 7000 đến 8000 người bị cắn và khoảng 10 người chết do rắn đuôi chuông tại Mỹ.
Phần lớn các trường hợp bị cắn bởi rắn đuôi chuông xảy ra khi dẫm lên hoặc tiếp cận gần chúng. Chất độc từ răng nanh của chúng sẽ lan vào vết thương, vào hệ tuần hoàn và gây ra chảy máu nội tạng nguy hiểm. Sau khi bị cắn, vết thương sẽ sưng to và đau đớn. Nạn nhân thường có cảm giác lo lắng, buồn nôn và dần suy yếu, có thể suy tim và tử vong từ 6 đến 48 giờ sau. Nếu nhận được huyết thanh trong vòng 2 giờ đầu sau khi bị cắn, người bệnh có cơ hội hồi phục nhanh chóng. Trẻ em thường có nguy cơ nghiêm trọng hơn người lớn khi bị cắn bởi rắn.
Săn mồi
Rắn đuôi chuông săn mồi cả ban ngày lẫn ban đêm bằng cách thu hút con mồi với cái đuôi có thể rung phát ra âm thanh. Chúng thường nằm đợi con mồi hoặc săn con mồi trong hang. Con mồi sẽ bị giết chết nhanh chóng bởi nọc độc. Nếu con mồi bị cắn di chuyển trước khi bị chết, rắn đuôi chuông có thể đi theo mùi của nó. Rắn đuôi chuông ăn các loài chim và loài gặm nhấm, do đó chúng đóng một vai trò sinh thái quan trọng trong việc hạn chế dân số loài gặm nhấm phá hoại mùa màng và ổn định hệ sinh thái.
Chú thích
- Barceloux, Donald G. biên tập (2008). Y học độc học về các chất tự nhiên: thực phẩm, nấm, thảo dược y học, cây cối, và động vật độc hại. John Wiley & Sons. ISBN 9780471727613.
- Furman, Jon (2007). Rắn đuôi chuông ở Vermont và New York: sinh học, lịch sử và số phận của một loài đang nguy cấp. UPNE. ISBN 9781584656562.
- Klauber, Laurence M. & Greene, Harry W. (1997). Rắn đuôi chuông: thói quen sống, lịch sử đời sống và tác động lên con người. University of California Press. ISBN 9780520210561.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- Palmer, Thomas (2004). Cảnh quan với loài bò sát: Rắn đuôi chuông trong một thế giới đô thị. Globe Pequot. ISBN 9781592280001.
- Rubio, Manny (1998). Rắn đuôi chuông: Chân dung của một kẻ săn mồi. Smithsonian Books. ISBN 1-56098-808-8.