1. Khi nào bé bắt đầu mọc răng hàm?
Bé thường bắt đầu mọc răng từ 6 tháng tuổi và hoàn tất với 20 chiếc răng sữa khi đạt 2 tuổi rưỡi. Thời gian này có thể biến đổi đối với từng trẻ nhưng thông thường sẽ diễn ra theo trình tự như sau:
-
Giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi: Mọc răng cửa giữa.
-
Giai đoạn 9 - 16 tháng tuổi: Mọc răng cửa bên.
-
Giai đoạn 16 - 23 tháng tuổi: Mọc răng nanh.
-
Giai đoạn 13 - 19 tháng tuổi: Mọc răng hàm 1.
-
Giai đoạn 25 - 33 tháng tuổi: Mọc răng hàm 2.
Vậy là, khi răng hàm của bé bắt đầu mọc sau 1 tuổi. Lúc này, bé thường có các dấu hiệu như khóc lóc, sốt nhẹ, cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, tiêu chảy,... Đặc biệt, việc bé mọc răng hàm thường làm bé không muốn ăn và từ chối bú, điều này khiến nhiều mẹ lo lắng về tình trạng sức khỏe của bé.
Từ 13 - 19 tháng tuổi, bé bắt đầu mọc răng hàm đầu tiên (răng hàm nhỏ)
2. Bé từ chối ăn khi mọc răng hàm là do nguyên nhân gì?
Có nhiều lý do khiến bé từ chối ăn khi mọc răng hàm. Trong số đó, có những nguyên nhân thường gặp như sau:
Sưng và đau nướu
Khi chuẩn bị mọc răng hàm, phần nướu ở vị trí này thường sưng đỏ, gây viêm và tổn thương miệng. Điều này khiến bé cảm thấy đau đớn và khó chịu, đặc biệt khi nhai thức ăn. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bé từ chối ăn khi mọc răng hàm.
Thức ăn khó nhai nuốt
Thức ăn quá đặc và cứng là nỗi ám ảnh của bé khi mọc răng hàm. Việc nhai hoặc cắn mạnh vào vùng nướu sưng sẽ khiến bé đau hơn, từ đó, bé không muốn ăn. Nếu mẹ đưa thức ăn quá nhanh, bé không có đủ thời gian để nhai và nuốt cũng là nguyên nhân khiến bé bỏ bữa khi mọc răng hàm.
Bé mọc răng hàm không muốn ăn vì nhiều lý do như đau nướu, thức ăn khó nhai nuốt,...
Sốt, rối loạn tiêu hóa
Một số bé bị tiêu chảy (hay còn gọi là tướt), kèm theo đó là sốt khi mọc răng hàm. Tình trạng này khiến bé luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, từ đó gây ra biếng ăn, lười bú.
3. Cần làm gì khi bé từ chối ăn khi mọc răng hàm?
Khi bé từ chối ăn khi mọc răng hàm, mẹ có thể tham khảo và thực hiện các biện pháp sau để cải thiện tình hình.
Chọn thức ăn phù hợp
Như đã đề cập ở trên, khi mọc răng hàm, nướu của bé thường sưng và đau, gây khó khăn trong việc ăn uống. Vì vậy, việc lựa chọn thức ăn phù hợp trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng.
- Nên ưu tiên cho thức ăn mềm, loãng hoặc xay nhuyễn để giảm sự tác động lên nướu đang sưng, đau của bé. Đối với thức ăn cứng, mẹ có thể cho bé 'gặm nhấm' các loại củ hấp hoặc trái cây để giảm bớt cảm giác khó chịu, ngứa ngáy ở nướu đang mọc răng hàm. Sữa, sữa chua hoặc trái cây ướp lạnh cũng là gợi ý giúp bé giảm bớt cảm giác đau khi mọc răng hàm.
Bé nên được cho ăn thức ăn mềm, loãng, xay nhuyễn để dễ nhai và nuốt khi mọc răng hàm
Chia nhỏ bữa ăn
Bé khi mọc răng hàm thường không muốn ăn, nên nhiều mẹ cố gắng ép bé ăn vì lo sợ bé sẽ đói. Nhưng cách này không hiệu quả vì bé sẽ càng hoảng sợ hơn. Thay vì ép bé ăn trong một bữa, hãy chia nhỏ bữa ăn. Mỗi bữa ăn là một món mới để bé không cảm thấy ngán ngẩm và cảm thấy hứng thú hơn.
Đút ăn đúng cách
Cùng với việc chia nhỏ bữa ăn, mẹ hãy đút ăn từ từ và nhẹ nhàng. Đưa từng muỗng với lượng thức ăn vừa phải sẽ giúp bé thoải mái hơn khi nhai và nuốt. Khi bé đã cho dấu hiệu no hoặc không muốn ăn nữa, hãy dừng lại. Không nên ép bé ăn thêm vì điều này có thể khiến bé khó chịu, nôn mửa.
Massage nhẹ nhàng
Để giảm cảm giác đau cho bé, mẹ có thể nhẹ nhàng massage vùng nướu đang sưng. Có thể massage vùng má bên ngoài hoặc chạm trực tiếp vào nướu. Nhưng nhớ rửa tay sạch sẽ và chỉ làm khi bé muốn. Nếu bé không thích, đừng cố ép bé.
Chăm sóc răng miệng
Hãy chăm sóc răng miệng cho bé từ khi mọc răng đầu tiên. Trước 12 tháng tuổi, vệ sinh răng bằng nước muối sinh lý và khăn sạch. Sau 12 tháng tuổi, dùng bàn chải và kem đánh răng cho bé. Mỗi ngày vệ sinh răng cho bé ít nhất 2 lần, mỗi sáng và mỗi tối trước khi ngủ.
Sau khi bé bú và ăn, hãy cho bé uống một ít nước ấm. Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giữ vùng miệng sạch, giảm viêm nhiễm khi mọc răng, đặc biệt là răng hàm.
Chăm sóc răng miệng đúng cách từ sớm để bảo vệ sức khỏe răng miệng và giảm viêm nhiễm, đau đớn khi mọc răng
Đưa bé đến gặp nha sĩ
Bé mọc răng hàm không muốn ăn là hiện tượng phổ biến, các mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng không cải thiện, đặc biệt là khi bé có các triệu chứng sau đây thì nên đưa bé đến gặp nha sĩ.
- Bé liên tục gãi và chà tay mạnh vào vùng má và tai (vị trí răng hàm mọc). Bé chảy nước dãi nhiều. Vùng nướu bị sưng đỏ, phồng rộp. Bé quấy khóc, khó chịu, bỏ bú, lười ăn, ngủ không ngon giấc. Bé mệt mỏi, suy nhược, sụt cân.
Trong những trường hợp này, nhất định phải đưa bé đến gặp nha sĩ. Bởi tình trạng bỏ ăn kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng, điển hình là sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển thể chất.