Ngoài việc sử dụng từ nối, sự mạch lạc và liên kết trong một bài viết liên quan đến cảm nhận của người đọc, rằng họ có cảm thấy “trôi” trong lúc đọc hay không. Cũng vì vậy mà tiêu chí Coherence and Cohesion (Tính mạch lạc và liên kết) trong IELTS Writing là tiêu chí khó để người học xác định lỗi và khó để cải thiện điểm nhất. Trong sách “Style: Toward Clarity and Grace” của tác giả Joseph M. Williams, khía cạnh này đã được cắt nghĩa thành những nguyên lí cụ thể, giúp cho người viết dễ dàng đánh giá và cải thiện bài viết của mình. Một trong những nguyên lí đó là về việc tạo chuỗi nhân vật trong bài (String of subjects), và đó cũng là nội dung mà bài viết này muốn thảo luận và hướng dẫn người học áp dụng vào IELTS Writing để cải thiện điểm Coherence and Cohesion.
Giới thiệu và phân tích về nguyên tắc “Chuỗi chủ đề (string of subjects)”
(1) Làm rõ 2 yếu tố chủ đạo – đó là nhân vật và hành động.
(2) Giới thiệu nhân vật ngay trong những từ đầu tiên khi bắt đầu một câu. Khi người viết mở đầu bằng một đối tượng, người đọc sẽ hiểu rằng phần sau của câu sẽ chứa thông tin liên quan đến đối tượng đó. Do vậy, nhân vật của một câu có thể được coi là chủ đề của câu đó và vì thế cần được giới thiệu ở đầu câu.
Ví dụ: Using online platforms like social networks or banking applications requires users’ personal information, such as phone number or date of birth.
Trong ví dụ trên, nhân vật là “Using online platforms” thực hiện hành động “requires”. Phần sau của câu đưa thêm thông tin về khái niệm này, và vì vậy “Using online platforms” trở thành chủ đề của câu. Thế nhưng, nếu câu văn tiếp theo không tiếp tục nói về nhân vật này mà chuyển sang một nhân vật khác, chủ đề của câu không được tiếp nối, khiến cho một đoạn chứa nhiều chủ đề khác nhau. Do đó, nguyên lí “Chuỗi nhân vật (string of subjects)” cho rằng tính liền mạch chỉ được đảm bảo khi có sự xuất hiện nhất quán của một số ít các nhân vật xuyên suốt một đoạn văn.
Để làm rõ nguyên lí này của tác giả, ta cùng phân tích hai ví dụ sau:
Ví dụ 1: Using online platforms like social networks or banking applications requires users’ personal information, such as phone number or date of birth, which may be abused for direct marketing purposes. Consequently, being bombarded with irrelevant advertisements from different websites and channels is inevitable and a great inconvenience to people’s lives, which leads to the requirement of storing personal data more securely.
Ví dụ 2: User’s personal information, such as phone number or date of birth, is required on almost every online platform. Once leaked, these data are abused to bombard people with irrelevant advertisements, causing great inconvenience to people’s lives. Therefore, personal information must be stored more securely to save Internet users from being victims of direct marketing.
Hãy chú ý đến cách hai ví dụ trên thiết lập chủ ngữ và động từ. Trong ví dụ 1, các hành động không được diễn đạt bằng động từ mà bằng danh từ: using online platforms, being bombarded with, requirement of storing personal data. Việc danh từ hóa động từ đã giấu đi đối tượng thực hiện hành động – tức nhân vật của câu. Vì vậy, người viết không thể khiến cho một nhân vật xuất hiện nhất quán xuyên suốt đoạn. Chủ đề của câu do đó cũng bị đứt gãy, không tạo được sự liền mạch.
Mặt khác, các câu trong ví dụ 2 thì diễn đạt rất nhất quán các hành động bằng động từ: User’s personal information is required, these data are abused, personal data must be stored. Với cách viết này, nhân vật thực hiện hành động được làm rõ ngay từ đầu câu và xuất hiện xuyên suốt đoạn văn, đáp ứng nguyên lí “Chuỗi nhân vật” mà tác giả đưa ra.
Ở vai trò là người đọc, ta có thể dễ dàng cảm nhận được sự cải thiện về tính mạch lạc trong ví dụ 2. Tuy nhiên, là người học, ta cần hiểu về cơ sở lập luận của nguyên lí này để có thể tin tưởng và áp dụng. Thật đáng tiếc, để giải thích cho nguyên lí của mình, tác giả chỉ đề cập rất ngắn gọn đến nguyên tắc kể chuyện (storytelling). Theo đó, ông lập luận rằng con người chúng ta bẩm sinh bị thu hút bởi những câu chuyện, vậy nên việc xuất hiện nhân vật và hành động trong bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hơn (Williams, 1990). Một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ và chuyên gia về viết lách khác thì có cách giải thích cụ thể hơn.
Steven Hawking – tiểu thuyết gia hàng đầu thế giới – đã từng nhận xét rằng: “[Độc giả sẽ bị thu hút bởi một bài viết] khi họ nhận ra những nhân vật trong cuốn sách, hành vi của họ, môi trường xung quanh họ và câu chuyện của họ” (King, 1999). Một nghiên cứu về tầm quan trọng của lối kể chuyện (storytelling) trong các bài viết học thuật cũng chỉ ra rằng: “Sở dĩ chúng ta cảm thấy các bài viết học thuật khô khan và khó đọc là do người viết đã bỏ đi tính người (human face) – yếu tố khiến người đọc dễ dàng bị thu hút và đồng cảm với bài viết” (Pollock and Bono, 2013). Hai nhận định này đều dựa trên một giả thiết rằng con người ta sẽ tiếp thu tốt hơn khi kiến thức mới được giới thiệu chung với những gì thân thuộc (Kuo, 1995), và thứ thân thuộc nhất với chúng ta chính là con người. Như vậy, những nguyên lí được tác giả Joseph M. Williams giới thiệu trong sách là có cơ sở. Sự hiện diện của những nhân vật và hành động cụ thể trong câu văn sẽ thu hút người đọc, và khi những nhân vật đó xuất hiện xuyên suốt đoạn văn thì giúp người đọc dễ dàng theo dõi nội dung, tăng tính liền mạch cho đoạn văn.
Sử dụng nguyên lý Chuỗi nhân vật (string of subjects) trong IELTS Writing Task 2
Áp dụng nguyên lý trong quá trình viết
Xây dựng kế hoạch viết
Trước khi bắt đầu viết, người học nên tập thói quen lên dàn ý vì điều này sẽ giúp có cái nhìn bao quát về các ý tưởng và sự liên hệ giữa chúng. Sau khi có dàn ý, với mỗi một ý, hãy trả lời ba câu hỏi sau:
(1) Nhân vật của ý này là gì?
(2) Nó thực hiện hành động gì?
(3) Nhân vật của mỗi ý trong cùng một luận điểm có giống nhau không?
Sau đây là dàn bài áp dụng cách phân tích này:
Đề: Should a city try to preserve its old, historic buildings or destroy them and replace them with modern buildings? What is your viewpoint on this issue?
Theo dàn bài trên, ta thấy phần Supporting idea 1 và Dẫn chứng có nhân vật không đồng nhất với các ý khác trong bài. Vậy cần diễn đạt hai ý này bằng một cách khác để nhân vật được xuất hiện nhất quán từ đầu đến cuối.
Supporting idea 1: Các kiến trúc cổ sẽ có thể truyền lại các bài học lịch sử cho thế hệ trẻ
Dẫn chứng: Các kiến trúc tâm linh lâu đời là nơi mọi người thờ phụng và tổ chức các dịp lễ lớn.
Soạn thảo bài viết
Khi viết bài, cần chú ý giới thiệu rõ nhân vật ngay trong phần đầu của câu. Chỉ khi giới thiệu rõ yếu tố này thì độc giả mới có thể cảm nhận rõ ràng sự xuất hiện nhất quán của nhân vật qua từng câu văn. Để làm được điều này, người học có thể áp dụng 3 cách sau:
(1) Giới thiệu nhân vật bằng chủ ngữ: Đa phần các thành phần trong câu đều có tác bổ sung thêm thông tin cho chủ ngữ, vì vậy khi ta đặt nhân vật làm chủ ngữ thì sự chú ý của người đọc sẽ tập trung vào nhân vật hơn.
Ví dụ: Historical buildings are crucial in preserving a city’s cultural identity.
(2) Tách cụm danh từ thành mệnh đề: Nếu nhân vật là một cụm danh từ quá dài thì ta nên tách thành cụm danh từ đó thành một mệnh đề phụ và một mệnh đề chính.
Ví dụ: The disappearance of these buildings caused by the reduction of government funding on their regular maintenance and protection could threaten the continuity of a country’s culture.
Viết lại: If any of these buildings disappeared because the government reduces funding on their maintenance and protection, this could threaten the continuity of a country’s culture.
(3) Giới thiệu nhân vật bằng câu mở đầu: Để chuyển qua giới thiệu một nhân vật mới, ta có thể dùng một số cụm từ như “regarding to, in terms of, as for, turning to,…” để giới thiệu nhân vật.
Ví dụ: As for modern architecture, there is hardly any cultural representation in the design since all current buildings adopt a template aesthetic with glass walls and sky-piercing structures. Consequently, when filled with only these modern buildings, the cityscape becomes characterless.
Áp dụng các phương pháp trên, chúng ta có đoạn văn sau đây:
Công trình lịch sử rất quan trọng trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa của một thành phố. Mặc dù nhiều công trình cổ hiện nay không còn phục vụ được chức năng ban đầu của chúng, chúng vẫn có thể truyền đạt lịch sử phong phú của một quốc gia hoặc một dân tộc đến thế hệ mới. Ngoài ra, các công trình tôn giáo cổ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống tinh thần của công dân. Chúng không chỉ cung cấp không gian để thờ phượng trong các hoạt động tôn giáo hàng ngày mà còn là nơi các thành viên của cộng đồng tôn giáo tổ chức các sự kiện quan trọng. Nếu bất kỳ trong những công trình này biến mất vì chính phủ giảm nguồn kinh phí cho việc bảo dưỡng và bảo vệ, điều này có thể đe dọa sự liên tục của văn hóa của một quốc gia. Còn với các công trình hiện đại, hiện nay không có bất kỳ biểu tượng văn hóa nào trong thiết kế của chúng vì chúng đều áp dụng một kiểu thẩm mỹ mẫu mực với các kính và các công trình cao vút. Do đó, khi chỉ toàn cảnh kiến trúc hiện đại, bức tranh thành phố trở nên nhạt nhòa.
Lưu ý cho người học về nguyên lý String of subjects
Để học viên hiểu rõ hơn, nguyên lý “Chuỗi nhân vật” (String of subjects) được tóm tắt thành sơ đồ sau: