Gần đây, có nhiều bạn đã đặt câu hỏi về việc Booking KOLS trên các nền tảng mạng xã hội. Mặc dù hiện tại tôi chỉ làm vai trò lãnh đạo, tuy nhiên tôi vẫn từng tự mình thực hiện mọi công việc khi khởi nghiệp nên tôi hiểu rõ vấn đề này.
Hãy cùng quay lại chút ký ức, trước đây tôi đã trải qua những giai đoạn đáng nhớ. Lúc đó, khi tôi còn là học sinh lớp 11 vào năm 2012, tôi đã có cơ hội làm Influencer trên Facebook cho Zalo (tài khoản có 70K người theo dõi từ thời điểm đó). Sau đó, vào năm 2013, tôi cũng may mắn được hãng đồng hồ Daniel Wellington tặng một chiếc đồng hồ khi hãng mới mở cửa ở Việt Nam.
Vào năm 2022, tôi đã tự xây dựng một kênh TikTok và đạt được 100.000 người theo dõi, tuy nhiên sau đó tôi đã quyết định dừng lại vì thiếu hướng phát triển.
Influencer Marketing đã tồn tại từ rất lâu, từ năm 2012, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính xác cho nó. Trong 4 năm gần đây, Influencer đã được phân chia thành các nhóm KOLS, KOC, UGC-creators tùy thuộc vào sức ảnh hưởng và năng lực của họ đối với cộng đồng.
Với kinh nghiệm làm Influencer cùng việc hợp tác với KOLs từ vai trò chủ doanh nghiệp, tôi sẽ chia sẻ quan điểm của mình một cách khách quan. Hiện tại, tôi đang chia sẻ thông điệp này từ góc độ của một nhãn hàng.
Với sự gia tăng của số lượng KOLS và KOC trên thị trường, việc định giá Booking của họ cũng trở nên phức tạp hơn nếu bạn thiếu kinh nghiệm. Bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc phân bổ mục tiêu dựa trên % chi phí tiếp thị mà sếp đã giao, và cũng khó giải thích với sếp nếu doanh thu và chỉ số Booking không đạt hiệu quả.
1. Một sự thật từ GÓC ĐỘ mình từng là KOLS:
- Thực tế là các thương hiệu chỉ phản ánh KOLS ngáo giá nếu khả năng chi trả của họ không đủ để trả mức giá mà KOLS đưa ra. Nếu KOLS đề xuất mức giá quá cao, họ sẽ nhận ít hợp đồng.
- Đôi khi KOLS không cần thực sự việc làm hoặc không quan tâm đến thương hiệu để nhận booking, vì vậy họ đề xuất mức giá cao để tự khéo léo tránh nhận booking, tránh phải từ chối.
- Các KOC nhỏ không có công ty quản lý có thể thiếu thang đo rõ ràng về giá trị của mình. Nhưng KOLS có công ty quản lý hoặc thuộc các mạng lưới quảng cáo trên Tiktok sẽ có base giá Booking rõ ràng hơn.
2. Kinh nghiệm từ GÓC ĐỘ của NHÃN HÀNG:
ĐỊNH GIÁ BOOKING sẽ bao gồm Định Lượng và Định Tính:
Định Tính (cảm tính) dựa trên sự quan sát và cảm xúc khi trải nghiệm kênh:
- Chất lượng nội dung: liệu nội dung này có được đầu tư tâm huyết không?, KOLs này có phong cách phù hợp với định hình thương hiệu của nhãn hàng không?, Nội dung có khả năng tạo ra tỷ lệ chuyển đổi cao không?, Mức độ tương tác và bình luận từ người xem như thế nào?…
Ảnh từ: pinterest
- Đặc điểm của kênh: Kênh này có sử dụng concept video sáng tạo không? Hình ảnh thương hiệu mà bạn chọn có phù hợp với mức độ giá của sản phẩm để đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất không?…
Định Lượng dựa trên dữ liệu thu thập được từ kênh:
- Số lượng người theo dõi của kênh thường được phân thành 4 nhóm tùy theo quy mô: nhỏ từ 5-<20k người theo dõi, trung bình từ 20-100K người theo dõi, lớn từ >100-500K người theo dõi, rất lớn từ 500K-1M người theo dõi
(thang định giá trung bình: nhỏ từ 0đ-<500k, trung bình từ 500k-3M, lớn từ >3M-15M, rất lớn thường >15M )
- Dự tính Doanh số tối thiểu nếu tôi đặt quảng cáo thông qua tỷ lệ GPM Video để đánh giá xem người này thường bán sản phẩm với giá cao hay thấp, trung bình bạn có bao nhiêu lượt xem video (dựa trên 10 video gần nhất).
- Tính toán tỷ lệ chi phí/doanh thu là một yếu tố quan trọng nhất để đưa ra quyết định cuối cùng. Đây chỉ là ước tính, nếu tỷ lệ chi phí/doanh thu <20% thì sẽ ổn, dưới 10% là rất tốt trên thị trường. Chi phí >30% thì thường doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.
Chi phí mà các thương hiệu thường phải chi trả cho mỗi đơn hàng bao gồm giá của sản phẩm + giá booking + chi phí vận hành cho mỗi đơn hàng + % hoa hồng