Trong công việc và thuyết trình, tranh luận là không thể thiếu. Nhưng làm thế nào để thuyết phục trong tranh luận? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Trong tranh luận, cần phải có hệ thống luận điểm
Hãy trình bày luận điểm theo cấu trúc sau: Quan điểm – Luận Điểm – Luận Cứ.
Quan điểm là sự lựa chọn, luận điểm là lý do, luận cứ là bằng chứng chứng minh cho luận điểm.
Ví dụ: Quan điểm của tôi là “Nên học đại học”. Tôi có 3 luận điểm như sau:
-Luận điểm 1: Kiến thức trong trường rất quan trọng. Bằng chứng là…..
-Luận điểm 2: Đây là cơ hội để phát triển bản thân. Bằng chứng là….
-Luận điểm 3: Có tầm bằng vẫn còn hữu ích. Bằng chứng là
Khi phản biện, cũng cần phải tuân thủ cấu trúc: Phản biện Luận điểm – Luận điểm
Ví dụ: Theo tôi thì “Không nên học đại học”. Vì
Phản biện luận điểm 1: Kiến thức trong trường không cần thiết đến vậy,…..
Phản biện luận điểm 2: Phát triển bản thân trong doanh nghiệp sẽ tốt hơn,…..
Thêm vào đó, tôi còn có thêm 2 luận điểm:
+Luận điểm 1’: Chất lượng giáo dục ở Việt Nam chưa đạt. Bằng chứng là…
+Luận điểm 2’: Học khóa ngắn hạn có thể hiệu quả hơn. Bằng chứng là…
2. Luôn giữ cùng một quan điểm trong tranh luận
Hãy thảo luận góc nhìn trước khi bắt đầu tranh luận. Hãy bắt đầu bằng cách chia sẻ một quan điểm với câu “xét về mặt”.
Trong quá trình tranh luận, hỏi “chúng ta đang thảo luận lý thuyết hay thực tế, chúng ta đang thảo luận về Lý hay Tình”
3. Phản biện nhanh chóng bằng cách chỉ ra điểm chính
Một quan điểm sai thường do Thông Tin, Tiên Đề, Cảm nhận, Logic. Hãy nhanh chóng chỉ ra điểm sai, thống nhất từng điểm sai và tránh lan man trong tranh luận. Hãy đặt câu hỏi, đó là cách đơn giản nhất để sâu vào vấn đề.
Thay vì nói “bạn sai rồi, cần phải như này mới đúng,…..”. Hãy nói: “bạn sai ở 3 điểm như sau”.
Thay vì nói thông tin này sai, hãy nói: Thông tin này đã được kiểm chứng chưa?
1. Phân biệt rõ giữa yếu tố tuyệt đối và tương đối
Tránh việc một bên khẳng định ‘chắc chắn’, bên kia phản đối ‘không hẳn’
2. Đừng cãi để thắng, hãy cãi để hiểu
Bàn luận không chỉ là để xác định ai đúng ai sai. Bàn luận và tranh luận là để mọi người cùng hiểu sâu hơn vấn đề. Từ đó, đưa ra quyết định phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh.
3. Biết nhận lỗi
Điều này không làm cho bạn thất bại, mà làm cho bạn trưởng thành hơn
4. Chấp nhận sự khác biệt
2 người có cùng quan điểm, đánh giá dữ liệu giống nhau, vẫn có thể có quyết định khác nhau. Bởi vì Tư Duy Phản Biện không thể không tính đến yếu tố CẢM XÚC, điều mà tôi đã đề cập kỹ ở phần trước.
5. Luôn lắng nghe
Việc lắng nghe chân thành sẽ giúp cuộc thảo luận phát triển tích cực. Nếu bạn chỉ muốn nói mà không muốn nghe, người khác cũng sẽ vậy thôi.
6. Hãy đồng ý trước khi phản biện
Trước khi bắt đầu phản biện, không nhất thiết phải bắt đầu với lời nói ‘anh sai’. Nếu bạn tinh tế một chút, bạn sẽ thu hút sự chú ý của người khác nhiều hơn. Bắt đầu bằng việc xác định ĐIỂM MẠNH của người khác trước”, rồi sau đó mới phản biện về điểm yếu của họ.
7. Sử dụng từ ngữ nhẹ nhàng
Thay vì nói “Lỗi ở đây toàn bộ, không có gì đúng cả” hãy sử dụng từ ngữ nhẹ nhàng hơn một chút. Ví dụ:
- Tôi nghĩ rằng như thế này, anh có thể nghe thử được không?
- Hãy thử đề xuất một hướng giải quyết khác xem sao.
8. Tránh tranh cãi khi cảm xúc trỗi dậy
Con người không thể loại trừ được tình cảm. Khi cảm xúc chi phối, lý trí không có cơ hội nào nổi.
9. Hạn chế việc sử dụng từ ngữ khiêu khích
Thỉnh thoảng, một cuộc tranh luận có thể tan vỡ chỉ vì vài lời lẽ gây thù ghét, chỉ trích cá nhân. Nên cố gắng tránh xa điều này nhất có thể.