1. Trải nghiệm khi lần đầu làm nghề nhân sự
Nguồn ảnh. The Blue Diamond Gallery - Creative Commons images from Alpha Stock Images
Trải nghiệm thứ nhất
Công việc đầu tiên mình làm khi bước chân vào nghề là chuyên viên tuyển dụng ở Sài Gòn. Lúc đó, mình đã rất hào hứng vì được đi làm, mình nghĩ sẽ được training, được mọi người hướng dẫn chỉ bảo, nhưng không phải vậy. Ngày đầu đi làm, sếp của mình đã trực tiếp đưa mình vào phòng phỏng vấn, xem anh ấy phỏng vấn như thế nào với ứng viên. Và hôm sau, mình đặt lịch phỏng vấn cho các ứng viên và phải trực tiếp phỏng vấn các ứng viên luôn. Đối với một người làm trái ngành như mình, mình thiếu rất nhiều kiến thức, trong khi sếp mình lại cho rằng mình đã có những kiến thức cơ bản để biết cách phỏng vấn ứng viên. Mình chỉ được quan sát phỏng vấn trong ngày đầu đi làm và không nhớ được rõ ràng, mặc dù mình đã cố gắng viết ra các câu hỏi cho ứng viên, nhưng khi bước chân vào phòng phỏng vấn, mình còn run hơn ứng viên. Trải nghiệm đó mình sẽ không thể nào quên được khi còn là một người mới, chưa có kiến thức hay kỹ năng chuyên ngành và phải bắt đầu làm việc thực tế sớm. Trước đó mình cho rằng công việc phỏng vấn cũng khá dễ dàng khi chỉ cần đưa câu hỏi và hỏi người ta thôi. Nhưng với trải nghiệm thứ hai, mình đã nhận ra rằng việc làm này không đơn giản thế.
Trải nghiệm thứ hai
Trải nghiệm thứ hai khi mình đi làm là phải kiểm tra ứng viên đã có gia đình chưa, có tham gia tôn giáo nào không để yêu cầu tuyển dụng đặc thù. Cá nhân mình thấy những câu hỏi kiểu này khá khó, là một thử thách đối với mình và mình đã nhờ các anh chị đi trước tư vấn. Sự góp ý của mọi người giúp mình rất nhiều, mình muốn đặt ra những câu hỏi có thiện cảm, không khiến ứng viên cảm thấy như bị điều tra hay phân biệt với những ứng viên khác. Cách xử lý của các anh chị NHÂN SỰ rất khéo léo đến mức mình không nhận ra rằng khi mình đặt câu hỏi đấy mà có thể tìm kiếm được thông tin một cách tự nhiên mà không phải hỏi trực tiếp câu hỏi. Ví dụ hỏi câu hỏi ứng viên về gia đình, con cái, các anh chị sẽ hướng dẫn cho mình không hỏi trực tiếp mà sẽ dò hỏi như chồng ứng viên làm gì, con cái mấy tuổi rồi…hoặc những câu hỏi gợi mở khác, từ đó xác định được thông tin cần tìm hiểu.
Đó thật sự là một trải nghiệm bổ ích đối với mình trong việc phỏng vấn, cách đặt câu hỏi và giao tiếp ứng viên thế nào cho tốt.
2. Tố chất và tính cách phù hợp
Nguồn ảnh. The Blue Diamond Gallery - Creative Commons images from Alpha Stock Images
People skill: khả năng làm việc với con người mạnh
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng xử lý vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng đàm phán