- Bài viết này dành riêng cho các bạn chuẩn bị đối mặt với thách thức của việc xin việc / học bổng thạc sĩ đầy cạnh tranh! -
Bạn có biết không, phỏng vấn thực ra cũng là một loại hình tiếp thị (marketing & sales) đấy?
Trong bài viết này, mình sẽ chỉ cho các bạn cách sử dụng một số chiến lược cơ bản trong Marketing để xây dựng “thương hiệu cá nhân” và thuyết phục “khách hàng” (nhà tuyển dụng) mua “sản phẩm” (kiến thức) của các bạn nhé Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng lại vô cùng hữu ích và thực tế đấy.
Đầu tiên, hãy cho mình giới thiệu chút về bản thân:
Mình tên là Đặng Thùy Linh, tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh / Tài chính tại Singapore (NTU), hiện đang làm Quản lý Chiến lược Thị trường (Market strategy) tại tập đoàn Zalando ở Châu Âu.
Việc tham gia phỏng vấn xin việc đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, và một ngày đẹp trời, trong quá trình nghiên cứu về Chiến lược Marketing, tôi nhận ra rằng: Phỏng vấn thực sự là một loại hình “Marketing”, và chúng ta có thể hoàn toàn áp dụng các chiến lược trong marketing để “tiếp thị” thương hiệu cá nhân của mình trong buổi phỏng vấn để tạo dựng lòng tin và thuyết phục nhà tuyển dụng.
Bước 1 - Nghiên cứu khách hàng (Customer Research)
Sản phẩm tốt chỉ là một phần nhỏ trong marketing - yếu tố quan trọng nhất là nhu cầu của khách hàng. Bạn cần phải hiểu rõ “khách hàng” của mình là ai, họ có những đặc điểm gì, họ cần gì, vv…
Khi tham gia phỏng vấn, bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về 1) công ty, ngành nghề, hiệu suất, văn hóa, tầm nhìn,.. trong vòng HR, 2) vị trí, nhiệm vụ công việc, kỹ năng cần thiết,.. trong vòng Hiring Manager, và nếu có thể, đừng ngần ngại hỏi về danh tính của người sẽ phỏng vấn bạn để hiểu rõ 3) học vấn / lý lịch chuyên môn, số năm kinh nghiệm, lịch sử làm việc trong công ty,.. trong các phòng ban sau đó.
Chú ý:
Bước 2 - Đáp ứng nhu cầu tâm lý của khách hàng - cho họ thấy sản phẩm của bạn sẽ giúp họ giải quyết vấn đề / nhu cầu đặc biệt của họ (Value Propositions)
Khách hàng chỉ sẵn lòng chi tiền mua sản phẩm khi sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của họ và khi họ nhận thức được giá trị của sản phẩm đó.
Với nhà tuyển dụng, họ chỉ sẵn lòng chi tiền thuê một nhân viên khi họ biết rằng nhân viên đó có những kỹ năng cần thiết cho vị trí họ đang tuyển dụng (có thể gọi là giá trị của ứng viên)
Điều này hoàn toàn rõ ràng phải không? Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách truyền đạt giá trị của bản thân mình một cách rõ ràng và hiệu quả nhất tới nhà tuyển dụng, thậm chí là khi chưa gặp mặt họ (ví dụ như trong vòng lọc CV, thư xin việc,..)
Một số gợi ý để làm nổi bật “giá trị” của bản thân như sau:
- Vòng đầu
Chỉnh sửa CV và Thư xin việc (nếu được yêu cầu) sao cho những từ khóa (keyword) được đề cập trong Mô tả công việc cũng được làm nổi bật (ví dụ: in đậm, gạch chân,..). - Khi phỏng vấn
Đừng tập trung quá nhiều vào những đặc điểm cá nhân (kể cả trong phần Giới thiệu bản thân) vì nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến con người của bạn khi làm việc, không phải khi ở nhà. Ví dụ như tính cách hài hước, hòa nhã, thói quen đi chơi, sở thích xem phim Netflix, vv..
Thay vào đó, hãy tập trung nói về những đặc điểm “có vẻ cá nhân” nhưng thực ra lại là những đặc điểm rất được ưa chuộng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp như tính cách độc lập, thẳng thắn, thói quen đọc sách, sở thích kết nối mạng, vv...
Bước 3 - Vượt qua đối thủ cạnh tranh - cho khách hàng nhận thấy những điểm nổi bật của sản phẩm (Điểm Bán Hàng Độc Đáo)
Khách hàng là vị thần bởi vì họ luôn có hàng ngàn lựa chọn. Điều gì sẽ khiến họ chọn Coca Cola thay vì Pepsi, chọn điện thoại Samsung thay vì Apple.
Tất nhiên, nhà tuyển dụng luôn cố gắng chọn ra ứng viên có khả năng và kinh nghiệm tốt nhất, nhưng trong trường hợp ngang tài ngang sức - điều gì sẽ khiến nhà tuyển dụng chọn bạn thay vì những ứng viên khác?
Đơn giản thôi, hãy cung cấp cho họ một lý do để thuyết phục bộ phận Nhân sự / quản lý của họ rằng bạn là người đặc biệt và phù hợp nhất với vị trí này. Ví dụ:
- Vì bạn có khả năng ngoại ngữ tốt, cả Tiếng Anh và tiếng Hàn, có thể hỗ trợ công ty trong việc giao tiếp với đối tác từ Hàn Quốc
- Vì bạn là người có khả năng thuyết trình tốt và tham gia CLB Toastmaster, có thể sẽ đào tạo nhân viên khác trong đội Sales
- Vì bạn đã từng tham gia công việc tình nguyện 1 năm tại Châu Phi, có thể không ngần ngại tham gia dự án tại Châu Phi của công ty trong tương lai
Tóm lại
Tôi hy vọng những ví dụ nhỏ trên đã giúp bạn hiểu cách “marketing” bản thân trong quá trình ứng tuyển và phỏng vấn.
Đặng Linh Chị