Lịch sử của công nghệ in nhựa 3D bắt nguồn từ những năm 1980, khi kỹ sư người Mỹ Charles Hull được cấp bằng sáng chế cho một quy trình gọi là kỹ thuật in lập thể.
Qua nhiều năm, quy trình này đã được cải tiến và trở nên rẻ và nhanh hơn. Máy in nhựa 3D hiện có thể sử dụng các bản thiết kế do phần mềm tạo ra để in các đồ vật như thiết bị y tế, phụ tùng thay thế, đồ chơi và đồ trang sức.
So với các phương pháp sản xuất khác, sản phẩm in 3D có thể có chất lượng kém hơn và việc sản xuất hàng loạt mất nhiều thời gian hơn.
Tuy nhiên, trong các tình huống khẩn cấp hoặc xung đột, máy in 3D trở thành một công cụ không thể thiếu.
Đây là một ví dụ minh họa.
Chúng cung cấp nhanh chóng cho các nhân viên y tế hoặc quân nhân những vật liệu cần thiết - giúp họ vượt qua những khó khăn trong vận chuyển và sản xuất.
Chẳng hạn như trong đại dịch Covid-19, máy in 3D đã đóng góp lớn trong việc cung cấp số lượng lớn mặt nạ bảo vệ cho nhân viên y tế.
Trong các khu vực đang gặp xung đột, máy in 3D đang được sử dụng để sản xuất các phụ kiện vũ khí như hộp tiếp đạn súng trường tấn công (do binh lính thường có thói quen vứt bỏ hộp tiếp đạn rỗng thay vì tái sử dụng), túi đựng lựu đạn...
Một khẩu súng trường tấn công AK với hộp tiếp đạn được in 3D.
Tuy nhiên, có 2 loại sản phẩm thường được in bằng nhựa 3D nhiều nhất trong các khu vực xung đột hiện nay.
Đầu tiên và được biết đến nhiều nhất là các thành phần của máy bay không người lái cỡ nhỏ (Drone/Flycam), mà đang được sử dụng tích cực trong các khu vực chiến sự như phương tiện trinh sát và tấn công.
Kèm theo những thành phần trên là các phụ kiện giúp biến lựu đạn phóng tự động (ví dụ như VOG-17 và VOG-25 được sản xuất bởi Liên Xô) thành một loại 'bom không điều khiển' và thường xuyên được thả từ Drone/Flycam.
Đạn súng phóng lựu tự động VOG-17 có thêm cánh ổn định được in 3D.
Tiếp theo - ít được biết đến nhưng lại có ứng dụng rộng rãi nhất là các vật tư y tế dành riêng cho người thương binh.
Bao gồm ga rô sơ cứu y tế và máng nẹp xương tay - chân...
Các ga rô sơ cứu y tế thường phải chịu đựng lực tác động mạnh mẽ và nếu chúng được làm từ các vật liệu không đủ chắc chắn, chúng thường xuyên bị gãy - các bộ phận được in 3D có thể nhanh chóng khắc phục vấn đề này.
Ngoài ra, việc gãy xương là vấn đề phổ biến trong các tình huống xung đột và nếu không được điều trị đúng cách, nó có thể gây ra các vấn đề kéo dài.
Các loại máng nẹp được in 3D.
Nếu những người lính được sử dụng máng nẹp in 3D đúng cách trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tuần, họ có thể phục hồi chức năng tay chân của mình.
Tuy nhiên, với máy in 3D đang dần trở thành một công cụ quan trọng trong các cuộc xung đột - những thách thức cũng đã thay đổi.
Máy in 3D sản xuất tại Trung Quốc vẫn đang chiếm ưu thế trên thị trường và thỉnh thoảng chúng cần phải được sửa chữa và thay thế phụ tùng từ nhà sản xuất. Điều này rõ ràng là một thách thức trong hoàn cảnh khủng hoảng - xung đột.