Công dụng của thuốc Asigastrogit
Thuốc Asigastrogit có chứa chủ yếu Magnesi carbonat và Nhôm hydroxyd. Thuốc hỗ trợ điều trị tăng tiết axit dạ dày hoặc ngăn trở hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản...
1. Asigastrogit là loại thuốc gì?
Thuốc Asigastrogit được sử dụng để điều trị tăng tiết axit hoặc ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản ở người bệnh.
Đóng gói: Hộp 30 gói x 3,2g.
Bào chế: Bột pha hỗn dịch uống.
Mỗi viên thuốc Asigastrogit chứa:
- 250mg Nhôm hydroxyd khô.
- 250mg Magnesi carbonat.
- Tá dược cho 1 gói.
2. Tác dụng của thuốc Asigastrogit
Sử dụng thuốc Asigastrogit có tác dụng:
- Thành phần Magnesi carbonat: Rất ít tan trong nước, khi tiếp xúc với HCl ở dạ dày chuyển thành muối clorua.
- Thành phần Nhôm hydroxyd: Trung hòa yếu, không kích thích tăng tiết axit dạ dày.
- Các thành phần giúp trung hòa axit dạ dày, tăng pH để tái tạo niêm mạc. Đồng thời ức chế pepsin phân hủy protein, hữu ích đối với người mắc loét dạ dày.
3. Chỉ định, chống chỉ định sử dụng thuốc Asigastrogit
3.1 Chỉ định
Thuốc Asigastrogit được chỉ định trong các trường hợp:
- Giảm nhẹ triệu chứng tiêu chảy.
- Điều trị viêm đường tiêu hóa cấp tính, bệnh lỵ do trực khuẩn, chứng tiêu chảy do "lạ nước" và ngộ độc thức ăn do vi khuẩn.
- Ðiều trị tiêu chảy đặc hiệu và không đặc hiệu.
- Ðiều trị viêm đại tràng cấp/ mãn tính với bụng đau, tiêu chảy, viêm loét đại tràng.
3.2 Chống chỉ định
Không nên dùng thuốc Asigastrogit cho bệnh nhân có tổn thương đường tiêu hóa.
4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Asigastrogit
Cách sử dụng thuốc Asigastrogit là uống bằng đường uống, pha bột với khoảng 100ml nước sôi để nguội. Uống sau bữa ăn hoặc khi có cơn đau.
Liều dùng cụ thể:
- Người lớn: Uống 2 - 3 gói/ngày.
- Trẻ > 10kg: Uống 2 gói/ngày.
- Trẻ < 10kg: Uống 1 gói/ngày.
Nếu quên liều, dùng ngay khi nhớ. Không uống gấp đôi liều chỉ định.
Dùng lâu dài và số lượng lớn có thể gây suy nhược, chán ăn, giảm phosphat niệu - loãng xương. Cần đến cơ sở y tế khi xảy ra.
5. Tương tác thuốc Asigastrogit
Thuốc Asigastrogit có thể làm giảm hấp thu của một số loại thuốc như:
- Thuốc kháng histamin H2;
- Nhóm chẹn Beta như Atenolol, Metoprolol, Propranolol;
- Thuốc an thần nhóm Phenothiazin, Penicilamin, muối sắt;
- Thuốc kháng sinh (Cycline, Fluoroquinolinolone);
- Thuốc chống lao (Ethambutol, Isoniazid, Lincosanid);
- Glucocorticoid (như Prednisolon, Dexamethason);
- Indometacin, Ketoconazol;
- Chloroquine, diflunisal;
- Digoxin, diphosphonate.
Để đạt hiệu quả, uống cách xa nhau ít nhất 2 giờ.
6. Tác dụng phụ của thuốc Asigastrogit
Thuốc Asigastrogit thường được hấp thụ tốt trong quá trình điều trị. Có thể gặp phải các tác dụng phụ như nôn ói, táo bón, và chướng bụng.
Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn:
- Không sử dụng thuốc Asigastrogit khi sốt hoặc cho trẻ dưới 3 tuổi nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Cẩn thận khi dùng thuốc Asigastrogit với bệnh nhân trên 60 tuổi vì nguy cơ mất nước và táo bón cao ở độ tuổi này.
- Ngừng sử dụng thuốc Asigastrogit nếu có táo bón, chướng bụng hoặc tắc ruột.
- Bệnh nhân bị tiêu chảy khi dùng thuốc Asigastrogit cần được bù đắp đủ nước và điện giải theo nhu cầu.
- Thuốc Asigastrogit có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, nhưng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Đó là thông tin đầy đủ về thuốc Asigastrogit. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng. Không tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyMytour để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.