Lá lốt không chỉ là một loại rau được sử dụng để nấu các món ăn ngon mà còn là một loại thuốc quý giúp điều trị nhiều bệnh. Hãy cùng khám phá các tác dụng chữa bệnh của lá lốt dưới đây.
Công dụng hữu ích của lá lốt
-
Lá lốt có hương vị đặc trưng, một chút cay và ấm giúp giảm đau, làm ấm cơ thể, giảm đầy hơi, khó tiêu,...
-
Là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon như canh, nướng, xào.
-
Lá lốt được sử dụng rộng rãi trong việc làm giảm mồ hôi tay, chân.
-
Ngoài lá, cành và thân cây lá lốt cũng có tác dụng chữa đau răng, say nắng, thanh lọc cơ thể.
Tác dụng chữa bệnh của lá lốt
Giảm đau nhức cơ thể
Theo y học cổ truyền, lá lốt có mùi thơm, vị cay nhẹ có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu và điều trị cơn đau nhức xương khớp rất hiệu quả, có thể sử dụng trong nấu ăn hoặc pha nước uống.
Sử dụng 600g lá lốt cùng 100g thịt thái nhỏ và ướp gia vị phù hợp, sau đó xào và ăn 3 lần mỗi tuần.
Hoặc dùng 300g lá lốt với 2 chén nước, đun sôi cho đến khi còn khoảng nửa chén nước, sau đó uống sau bữa tối.
Đây là 2 phương pháp hữu ích giúp giảm đau nhức được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả cao.
Chữa trị mụn nhọt
Đối với những nốt mụn, nhọt có mũ và sưng to, hãy áp dụng cách dưới đây trong 3 ngày để mụn biến mất.
Lá lốt có thể giúp làm dịu mụn nhọtKết hợp lá lốt với lá chanh, lá ráy và lá tía tô, mỗi loại lá 15g, phơi khô và nghiền nhỏ, đắp lên vùng da bị mụn, nhọt sau đó băng lại, thực hiện mỗi ngày 1 lần.
Giảm mồ hôi tay và chân
Dùng 30g lá lốt rửa sạch, đun cùng với 1 muỗng cà phê muối và 1 chén nước cho đến khi sôi. Đợi nước ấm, ngâm tay và chân khoảng 20 phút. Thực hiện liên tục trong 1 tuần để giảm mồ hôi tay, chân.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Sử dụng 20g lá lốt tươi rửa sạch, đun với 3 chén nước cho sắc xuống còn khoảng 1 chén uống trước bữa tối khi nước còn ấm.
Lá lốt có thể chữa đau bụng do nhiễm lạnhChữa đau, sưng đầu gối
Khoảng 20g lá lốt và ngải cứu mỗi loại, giã nát và thêm ít giấm chưng nóng lên, sau đó đắp lên chỗ đầu gối đau sưng sẽ giúp giảm đau và sưng. Lá lốt còn được dùng nấu canh với thịt và cá tốt cho xương, khớp của người già.
Lá lốt trị đau, sưng đầu gốiChữa bệnh tổ đĩa
Cho 30g lá lốt tươi giã nát, sau đó hòa vào khoảng 100 đến 200ml nước, vắt lấy nước cốt uống. Phần bã còn lại đem nấu với 3 chén nước đun sôi trong 5 phút, phần nước dùng để rửa chỗ tổ đĩa, phần bã dùng để đắp và băng lại. Thực hiện hàng ngày 1 đến 2 lần để cải thiện tình trạng bệnh.
Lá lốt giúp chữa bệnh tổ đĩaGiải độc khi bị rắn cắn, say nấm
Khi bị rắn cắn hoặc say nấm, bạn có thể giã nát 50g lá lốt, 10g lá đậu ván trắng và 50g lá khế và gạn lấy phần nước để uống.
Lưu ý là phương pháp này chỉ giúp làm chậm sự lan rộng của độc rắn và độc nấm trong cơ thể, bạn vẫn cần liên hệ ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Lá lốt có khả năng giải độc khi bị rắn cắn, say nấmChữa bệnh phù thũng
Bệnh phù thũng thường gây khó chịu và bất tiện cho người mắc. Để chữa triệt để bệnh phù thũng, bạn có thể thực hiện như sau:
Sắc nước uống từ 12g lá lốt, 12g rễ cà gai leo, 12g rễ mỏ quạ, 12g rễ gai tầm xoọng, 12g lá đa lông, 12g mã đề. Uống nước này trong ngày cho đến khi bệnh giảm nhẹ.
Lá lốt hỗ trợ chữa bệnh phù thũngThông tin về lá lốt
Lá lốt có tên khoa học là Piper sarmentosum, là một loại cây thân thảo thuộc họ Hồ Tiêu (bao gồm trầu không, hồ tiêu). Tên gọi của lá lốt có thể thay đổi tùy theo vùng miền, có nơi gọi là 'nốt', có nơi gọi là 'lá lốp'.
Lá lốt thường có chiều cao từ 30 đến 40cm. Khi còn nhỏ, cây mọc thẳng lên, sau đó sẽ bò dài trên mặt đất. Lá lốt là lá đơn, hình tim, mọc xen kẽ và bề mặt lá láng bóng.
Lá lốt phát triển mạnh mẽ và dễ chăm sóc, bạn có thể trồng bằng cách giâm cành ở những vùng ẩm ướt, ven sông là cây sẽ phát triển tốt.
Thông tin về lá lốtTrên đây là một số công dụng và tác dụng chữa bệnh của lá lốt mà bạn có thể áp dụng tại nhà nếu gặp phải một trong các bệnh trên.
Mua rau tươi chất lượng tại Mytour: