Các nhà khoa học đã phát triển một loại vật liệu mới cho các bộ xử lý, tiết kiệm hơn 100 lần so với hệ thống bán dẫn hiện tại.
Đánh răng, rửa mặt, chải đầu và...sạc điện thoại. Vâng, hành động tẻ nhạt này đã trở thành thói quen hai-lần-một-ngày của bạn trong thời đại số.
Tuy nhiên bạn có thể sẽ chỉ cần sạc điện thoại một lần mỗi ba tháng trong tương lai.
Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại vật liệu mới giúp các vi mạch có thể hoạt động với ít năng lượng hơn 100 lần so với thông thường.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Michigan và Cornell đã tạo ra một loại vật liệu từ tính đa sắt điện (magnetoelectric multiferroic) mới.
Nó được tạo thành từ các lớp màng mỏng các nguyên tử kết hợp lại để tạo thành một lớp phim cực từ. Màng này có thể chuyển từ dương sang âm chỉ với một xung điện nhỏ. Nguyên tắc này được áp dụng để truyền dữ liệu nhị phân - cụ thể là các chuỗi bit dữ liệu 0 và 1 - làm nền tảng cho hoạt động của mọi máy tính. Điều này có nghĩa là chúng có thể truyền và nhận dữ liệu chỉ bằng một phần nhỏ tổng năng lượng điện sử dụng.
Hiện nay, các bộ xử lý được xây dựng trên nền tảng vật liệu từ tính đa sắt chỉ cần các xung điện ngắn, tiết kiệm năng lượng hơn rất nhiều so với các bộ xử lý bán dẫn cần luôn luôn một luồng điện ổn định.
Các bộ xử lý bán dẫn tiêu tốn rất nhiều năng lượng để hoạt động
Điện năng tiêu thụ chiếm tới 5% tổng năng lượng tiêu thụ trên toàn cầu và con số này đang tăng mạnh nhất so với các nguồn tiêu thụ khác, theo Ramamoorthy Ramesh, giám đốc phòng thí nghiệm liên kết chuyên về công nghệ năng lượng tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley, Hoa Kỳ.
Đến năm 2030, dự kiến điện năng tiêu thụ có thể tăng lên từ 40 đến 50% tổng năng lượng tiêu thụ trên toàn cầu. Việc phát triển các bộ xử lý tiết kiệm năng lượng có thể tạo ra những bước đột phá ảnh hưởng đến cuộc sống của con người trong tương lai.
À, còn việc phải kè kè cái sạc dự phòng khi ra ngoài nữa chứ. Bạn có vui không khi đi đâu cũng phải mang theo một cái sạc dự phòng bên mình?
Tham khảo: Tạp chí New Scientist