Công ty Hoa Kỳ quyết tâm tái sinh chim Dodo, voi ma mút và hổ Tasmania
Đọc tóm tắt
- - Colossal Bioscatics công bố nỗ lực tái sinh loài chim Dodo và voi ma mút đã tuyệt chủng.
- - Mục tiêu của Colossal là đưa chúng trở lại môi trường sống xưa.
- - Chim Dodo và hổ Tasmania là minh chứng rõ ràng về tác động tiêu cực của con người.
- - Lo ngại về tính cách và cách phản ứng của động vật được hồi sinh.
- - Không thể tạo ra một con chim Dodo giống hoàn toàn với loài tuyệt chủng.
- - Colossal dự định tái tạo voi ma mút từ tử cung nhân tạo để tránh tuyệt chủng.
Colossal Bioscatics, một công ty Kỹ thuật Di truyền, vừa công bố họ đang nỗ lực tái sinh loài chim Dodo đã tuyệt chủng sau khi nhận được 150 triệu USD từ vòng tài trợ thứ 2. Mục tiêu của Colossal không chỉ đơn thuần là đưa những sinh vật này trở lại với thế giới, mà còn mong muốn đưa chúng trở lại môi trường sống xưa kia.Những loài động vật mà Colossal nhắm tới bao gồm voi ma mút đã tuyệt chủng cách đây 4000 năm trên đảo đảo Wrangel, ngoài khơi bờ biển phía đông bắc nước Nga. Chim Dodo, một loài chim không biết bay có nguồn gốc từ đảo Mauritius, đã biến mất vào năm 1681. Hổ Tasmania cuối cùng được biết đến đã chết tại một sở thú ở Tasmania vào năm 1936. Các nhà khoa học đã giải mã tự trình tự gen của cả ba loài lần lượt vào các năm 2015, 2016 và 2018.Mặc dù con người cũng góp phần vào việc tuyệt chủng của voi ma mút, nhưng Dodo và hổ Tasmania là những minh chứng rõ ràng nhất về tác động tiêu cực của con người đối với những loài này. Loài người đã săn bắt Dodo, đưa thiên địch và bệnh dịch phá hoại môi trường sống của chúng. Chim Dodo bị săn làm thức ăn, lợn và nhiều loài khác được đưa lên đảo đã ăn trứng chim Dodo khiến chúng không thể sinh sản. Dẫn đến việc cá thể chim Dodo cuối cùng chết vào năm 1681. Chỉ trong vòng 150 năm kể từ khi các thuỷ thủ Bồ Đào Nha lần đầu tiên phát hiện ra loài chim này ở đảo Mauritius vào cuối thế kỷ 16.
Nhóm các nhà khoa học cũng bày tỏ lo ngại về việc liệu các động vật được hồi sinh có tính cách và cách phản ứng giống với phiên bản trong quá khứ hay không. Bởi hầu hết hành vi của động vật được học từ cha mẹ. Nhưng khi một con voi ma mút hoặc Dodo được hồi sinh, chúng sẽ là những cá thể duy nhất trên thế giới.Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết họ cũng không thể tạo ra một con chim Dodo giống hoàn toàn với loài tuyệt chủng mà thay vào đó là một dạng lai. Ví dụ, một con voi ma mút mới sẽ mang ít nhất một phần gen của loài voi hiện đại kết hợp với gen từ loài gốc. Colossal cho biết họ dự định tái tạo voi ma mút từ tử cung nhân tạo thay vì sử dụng cơ thể voi châu Á, bởi loài này cũng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Xin mời anh chị xem thêm:
Theo Gizmodo
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc khách hàng và chỉ dành cho khích lệ tinh thần trải nghiệm du lịch, chúng tôi không chịu trách nhiệm và không đưa ra lời khuyên cho mục đích khác.
Nếu bạn thấy bài viết này không phù hợp hoặc sai sót xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected]
Các câu hỏi thường gặp
1.
Colossal Biosciences có kế hoạch tái sinh loài chim Dodo như thế nào?
Colossal Biosciences đang nỗ lực tái sinh loài chim Dodo bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật di truyền và đã nhận được 150 triệu USD tài trợ. Họ mong muốn đưa Dodo trở lại môi trường sống xưa kia và tạo ra các cá thể lai từ gen của loài Dodo và loài chim hiện đại.
2.
Loài nào khác ngoài Dodo mà Colossal đang cố gắng hồi sinh?
Ngoài Dodo, Colossal Biosciences còn nhắm tới việc tái sinh voi ma mút và hổ Tasmania. Voi ma mút đã tuyệt chủng cách đây 4000 năm, trong khi hổ Tasmania đã biến mất vào năm 1936, cả hai đều có nguồn gốc từ môi trường sống mà con người đã làm tổn hại.
3.
Việc hồi sinh động vật có thể ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của chúng?
Có những lo ngại rằng động vật được hồi sinh như Dodo hoặc voi ma mút sẽ không có hành vi giống như phiên bản trong quá khứ. Hành vi động vật chủ yếu được học từ cha mẹ, trong khi các cá thể hồi sinh sẽ không có sự hướng dẫn này.
4.
Colossal sẽ sử dụng phương pháp nào để tái tạo voi ma mút?
Colossal dự định tái tạo voi ma mút từ tử cung nhân tạo thay vì sử dụng cơ thể voi châu Á. Điều này nhằm tránh rủi ro cho loài voi đang gặp nguy cơ tuyệt chủng và đảm bảo quá trình tái sinh hiệu quả hơn.