Loại hình | Công ty cổ phần |
---|---|
Mã ISIN | VN000000MSN4 |
Ngành nghề | Hàng tiêu dùng |
Lĩnh vực hoạt động | Thực phẩm |
Thành lập | 1996 |
Người sáng lập | Nguyễn Đăng Quang |
Khu vực hoạt động | Việt Nam |
Thành viên chủ chốt | Nguyễn Đăng Quang (chủ tịch hội đồng quản trị) |
Doanh thu | 43.298 tỷ đồng (2016) |
Lãi thực | 2.791 tỷ đồng (2016) |
Tổng tài sản | 73.039 tỷ đồng (quý 4-2016)
|
Công ty mẹ | Masan Consumer Holdings |
Website | MASAN CONSUMER |
Ghi chú Thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 |
Masan Consumer, thuộc Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, là một trong hai công ty con của Masan Consumer Holdings - thành viên của tập đoàn Masan (Masan Group Corporation), có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Masan đứng thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 và xếp thứ 2 trong ngành hàng tiêu dùng.
Masan Consumer chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm thực phẩm tiện lợi như gia vị, mì ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc và đồ uống đóng chai. Công ty cũng xuất khẩu sản phẩm sang các nước như Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Séc, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông, Lào và Campuchia. Trước đây gọi là Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan, công ty được đổi tên vào tháng 8 năm 2011. Được thành lập vào năm 2000, công ty có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh và hoạt động dưới dạng công ty con của Masan Consumer Holdings (MCH).
Thông tin chung
Giá trị thương hiệu của Masan Consumer ước tính khoảng 305 triệu USD, tăng 113%, và được đánh giá là công ty có tỷ lệ tăng trưởng mạnh nhất. Tính đến năm 2016, Masan chiếm gần 70% thị phần nước mắm, hơn 70% thị phần nước tương và 40% thị phần cà phê hòa tan tại Việt Nam. Doanh thu của Masan Consumer trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 5.804 tỷ đồng.
Quá trình phát triển
Masan bắt đầu bước chân vào ngành thực phẩm vào năm 1996 với việc thành lập CTCP Công nghệ - Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến, tập trung vào sản xuất gia vị.
Năm 2000, Masan tiếp tục mở rộng bằng cách thành lập CTCP Công nghiệp và XNK Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.
Năm 2002, Masan giới thiệu sản phẩm đầu tiên ra thị trường: Nước tương Chin-su.
Năm 2003, Masan thực hiện việc sáp nhập giữa Việt Tiến và Minh Việt, đổi tên thành CTCP Công nghiệp - Thương mại Ma San. Cũng trong năm này, công ty ra mắt sản phẩm nước mắm cao cấp Chin-su.
Vào năm 2007, công ty đã cho ra mắt một loạt sản phẩm mới như nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư, và mì ăn liền Omachi.
Trong năm 2008, CTCP Công nghiệp - Thương mại Masan đã chuyển đổi tên thành CTCP Thực phẩm Masan (Masan Food).
Năm 2011, CTCP Thực phẩm Masan đã đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer). Trong năm này, Masan Consumer thực hiện phát hành riêng lẻ 10% cổ phần với giá trị 159 triệu USD cho quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts & Co. của Mỹ, định giá công ty ở mức 1,6 tỷ USD.
Vào cuối năm 2011, Masan Consumer đã chi hơn 50 triệu USD để mua lại cổ phần chi phối của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa, đánh dấu bước mở rộng ra ngoài lĩnh vực thực phẩm.
Cuối năm 2015, Masan đã ký hợp tác chiến lược với Singha Asia Holdings Pte., Ltd (Thái Lan), công bố mở rộng thị trường thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN. Theo thỏa thuận, Masan nhận 1,1 tỷ USD, trong khi Singha sở hữu 25% cổ phần của Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần của Masan Brewery. Cuối tháng 9/2016, chỉ sau 9 tháng kể từ khi hợp đồng với Singha được ký kết, Masan đã giới thiệu sản phẩm nước mắm mang tên 'Chin-Su Yod Thong' tại thị trường Thái Lan.
Tương ớt Chin-Su chính thức được giới thiệu và nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản trong sự kiện Ngày Hội ẩm thực Việt Nam 'Vietnam Food Day' tại thành phố Osaka, tổ chức bởi Tổng lãnh sự Việt Nam vào sáng ngày 3 tháng 8 năm 2019. Qua kiểm tra, công ty đánh giá tương ớt Chin-Su có hương vị đậm đà. Việc nhập khẩu không chỉ phục vụ cộng đồng người Việt tại Nhật mà còn mang đến một gia vị mới cho người Nhật trong các bữa ăn và chế biến món ăn.
Bên cạnh tương ớt Chin-Su, công ty còn đưa nước mắm Nam Ngư và cà phê hòa tan Vincafe Biên Hòa vào thị trường Nhật Bản. Ông Phạm Hồng Sơn, Phó tổng giám đốc Masan Consumer, cho biết Nhật Bản là thị trường đầy tiềm năng. 'Chúng tôi đã dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng về ẩm thực, đặc tính món ăn, cách ăn và khẩu vị của người Nhật. Sản phẩm lần này được phát triển riêng cho thị trường Nhật, phù hợp với khẩu vị và tiêu chuẩn của quốc gia này', ông Sơn chia sẻ. Masan Consumer đặt mục tiêu đến năm 2010, tương ớt Chin-Su sẽ trở thành một trong 10 thương hiệu tương ớt hàng đầu thế giới, góp phần quảng bá nông sản chế biến cao của Việt Nam ra quốc tế.
Vào tháng 12 năm 2019, Masan đã thực hiện sáp nhập VinCommerce của Vingroup và đổi tên các chuỗi cửa hàng VinMart thành WinMart. Tương tự, VinMart+ cũng được đổi tên thành WinMart+.
Các thương hiệu
Mảng thực phẩm
- Nam Ngư
- Chinsu
- Tam Thái Tử
- Omachi
- Kokomi
- Tiến Vua
- Ponnie
- Heo Cao Bồi
- Sagami
Danh mục đồ uống
- Wakeup 247
- Vinacafe
- Bfast
- Compact
- Ruby
- Vivant
- Vĩnh Hảo
- Sư Tử Trắng
- Hổ Vằn
Danh mục gia dụng
Danh mục bán lẻ
- VinCommerce (WinMart, WinMart+)
- Meatdeli
Ngành nông nghiệp
- Anco
- Biozeem
- Vineco
- Vissan
Ngành ngân hàng
- Techcombank
Ngành viễn thông
- Mạng di động ảo WINTEL