1.Khoa Học Công Nghệ Phát Triển
“Alo, đi chơi không?”; “Con bận lắm, nói chuyện với mẹ sau nhé”.; “ Ê, sao mày không chặn đánh bên đó, này đánh bên này nè”. Giới trẻ hiện nay đã quá quen thuộc với việc giao tiếp, liên lạc qua điện thoại và mạng xã hội. Ngày xưa, khi sản xuất ra các thiết bị di động thông minh. Ban đầu mục đích sử dụng chỉ để liên lạc khi xa nhau, nhưng công nghệ phát triển, thiết bị di động có nhiều tính năng hơn. Việc này cho thấy xã hội vô cùng phát triển, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục để tránh hậu quả khôn lường.
2.Thái Độ Thờ Ơ, Vô Cảm Cần Phải Lên Án
Vấn đề tâm đắc nhất mà tôi muốn nhắc đến là thái độ vô cảm, thờ ơ của giới trẻ ngày nay. Hầu hết các bạn trẻ bây giờ đều sử dụng điện thoại di động, hàng ngày họ dành cho điện thoại di động lên đến 5 – 7 giờ. Ngày xưa, khi chưa có internet, trẻ em trong xóm tiếp xúc, vui đùa cùng nhau vô cùng vui vẻ và hồn nhiên. Còn bây giờ, các bé dù chỉ mới 3 4 tuổi cũng đã có cho riêng mình một chiếc điện thoại cảm ứng theo thời. Đối với học sinh cấp 3 và sinh viên đại học, một số người họ lười đến mức có thể nằm lướt điện thoại lên đến vài tiếng đồng hồ, những lúc rảnh rỗi họ luôn dành thời gian cho điện thoại.
Đối với họ, điện thoại luôn là ưu tiên hàng đầu. Đi đâu có thể quên cái gì nhưng chắc chắn điện thoại thì sẽ rất ít khi quên và luôn mang theo bên mình. Điều đó khiến họ chỉ biết đến điện thoại, cuộc sống của họ gói gọn trong hai chữ “điện thoại”. Vào những dịp đặc biệt như sinh nhật hay năm mới, các bạn trẻ thường dùng điện thoại để nhắn thay vì nói lên trực tiếp lời nói từ tấm lòng của mình.
Dễ dàng nhận thấy các bạn trẻ thường lấy điện thoại ra quay những sự kiện kỳ lạ hoặc tai nạn, thay vì giúp đỡ họ lại quay video để đăng lên mạng xã hội để thu hút sự chú ý và like. Hành động này không chỉ tạo ra thông tin sai lệch mà còn làm tăng thêm sự căng thẳng và nguy hiểm trong môi trường học đường.
Việc trẻ em tiếp xúc với điện thoại từ rất sớm và quá mức dẫn đến việc họ hấp thụ những hình ảnh và hành vi bạo lực từ các trò chơi. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như việc mô phỏng các hành động đó trong thực tế, gây ra tai nạn hoặc thậm chí tự tử.
Cần có sự thay đổi trong cách suy nghĩ và hành động của chúng ta, cũng như sự hợp tác giữa gia đình, trường học và cộng đồng để giáo dục trẻ em về những giá trị đúng đắn và tôn trọng cuộc sống.
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, chúng ta cần chú ý đến những hành vi không mong muốn và tìm cách giải quyết. Điều này bao gồm cả việc thay đổi cách suy nghĩ cá nhân và tạo ra môi trường sống tích cực cho trẻ em.
Thói quen không quan tâm đến nhau không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ em mà còn tạo ra sự cô lập và xa cách giữa các thành viên trong gia đình. Chúng ta cần dành thời gian và sự quan tâm cho nhau để xây dựng mối quan hệ khỏe mạnh.
Nhận ra rằng việc sử dụng điện thoại một cách không kiểm soát có thể dẫn đến lãng phí thời gian và gây ra nhiều hậu quả không mong muốn. Chúng ta cần có những hoạt động khác để tận dụng thời gian và tạo ra môi trường sống tích cực hơn.
Hãy tặng thế giới này một trái tim đầy tình yêu và lòng thành
Cuộc đời này thực sự ngắn ngủi, có lẽ hôm nay chúng ta gặp nhau ở đây nhưng không chắc ngày mai còn gặp nhau. Thay vì lạnh nhạt và vô cảm, hãy trao nhau những lời yêu thương chân thành nhất, để không phải hối tiếc nếu có điều gì xảy ra sau này! Ngay khi đọc xong điều này, hãy đi đến bên cha mẹ và nói rằng: “con yêu ba, con yêu mẹ”; đừng ngần ngại xin lỗi khi mắc sai lầm. Dũng cảm diễn đạt suy nghĩ và thể hiện chúng một cách thành thật nhất. Hãy nhìn cuộc sống bằng đôi mắt đa sắc màu, cuộc sống luôn biến đổi và chuyển động, hãy cảm nhận để lắng nghe trái tim mình.