Bạn đã từng trải qua cảm giác của sự trống rỗng bao giờ chưa? Bạn có cảm thấy mỗi ngày đều trôi qua một cách không rõ ràng không? Và bây giờ, những cảm xúc hiện có bên trong bạn là gì? Một cảm giác không rõ ràng mà bạn thường nói với bản thân: “Hôm nay mình thấy không vui cũng không buồn?” Tôi tin rằng hầu hết trong chúng ta đã từng có một lần ở trong tình trạng này - Không thể “gọi tên” cảm xúc của chính mình. Bạn không thể tự mình giải thích những câu hỏi về nhận thức bản thân và luôn mắc kẹt bởi những vòng lặp của sự không rõ ràng mà không hề biết mình đang gặp phải “vấn đề” gì. Điều đáng buồn là bạn có thể đã “gán tội” cho những cảm xúc tiêu cực này là những “kẻ” đã gieo mầm bệnh cho bạn.
Chúng ta luôn muốn đảm bảo một sự chắc chắn và an toàn cho những vấn đề mà ta gặp phải. Ngược lại, Trì hoãn thực sự làm cho mọi thứ trở nên mơ hồ, khó có thể xác định hơn, nó giống như bạn đang nhìn cuộc sống của mình qua một kính chắn gió đầy sương mù.
1. Trì hoãn: 'Héo úa' từ bên trong
Thuật ngữ này từng được xuất hiện vào những năm đầu của đại dịch COVID 19 và được xem là cảm xúc chủ đạo của năm 2021 được nhắc đến bởi Adam Grant trong một bài viết được đăng trên The New York Times có tên 'Có Một Tên Gọi Cho Cảm Giác Chán Chường Bạn Đang Trải: Gọi Là Trì Hoãn'.
Trì hoãn hay còn gọi là “héo úa”, là cảm giác trống rỗng, trì trệ và chán nản hoặc đơn giản, bạn chỉ đang cảm thấy không vui cũng không buồn. Là “đứa con thứ” bị bỏ quên trong gia đình sức khỏe tinh thần. Trong khi anh cả làthrive
, là phát triển và tận hưởng cuộc sống. Em gái út làkiệt sức
, là cảm thấy mình cạn kiệt năng lượng. Cả hai đều là những tình trạng thông thường và phổ biến trong khi đó, Trì hoãn lại không chỉ đơn thuần là một trạng thái thông thường về mặt cảm xúc và không hề có một triệu chứng gì của bất ổn thần kinh, nhưng cũng chẳng có được một tinh thần khỏe mạnh. Vì nó không được xem như là một bệnh lý, nên người có biểu hiện thường không được chẩn đoán cụ thể. Cảm giác của chán nản, trống rỗng và thiếu động lực sẽ dần xuất hiện như những “triệu chứng” mà người mắc sẽ trải qua. Tất nhiên, “uể oải” vẫn có thể trở thành trầm cảm sau một thời gian mà không có giải pháp.2. Hiểu về bản thân
2.1 Cảm xúc của chúng ta có đáng được trân trọng?
Bạn có phải là kiểu người thường phớt lờ đi những cảm xúc bên trong mình? Bạn trân trọng những cảm giác vui vẻ và hạnh phúc nhưng lại thờ ơ với những điều buồn bã hay tồi tệ. Và khi những hành động này vẫn tiếp diễn thì xin chúc mừng, bạn đã chính thức gia nhập với cộng đồng “uể oải” rồi đấy. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải lo lắng qua mức. Bạn có thể đã nhận ra “vấn đề” của chính mình nhưng lại chưa thực sự sẵn sàng để đối diện với nó . Đôi khi loại bỏ cảm xúc tiêu cực và tận hưởng niềm vui là lời khuyên dành cho bạn. Nhưng việc thừa nhận những cảm xúc tiêu cực cũng cần được quan tâm nhiều hơn. Gọi tên cảm xúc và chấp nhận nó là bước đi đầu tiên dành cho bạn. Khi những cảm xúc mơ hồ và trống rỗng này cũng có tên gọi riêng cho nó, bạn sẽ phần nào cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Vấn đề có thể đến từ việc bạn hiểu chưa đủ sâu về chính mình, chúng ta đang thiếu đi một thứ gọi là self-awareness tức là tri thức và hiểu biết về bản thân. Một kĩ năng để có một cái nhìn sâu sắc hơn về bản thân mình là self-awareness. Khái niệm này có thể hiểu đơn giản là tự mình “nhận biết chính mình”. Vì sao nó lại cần thiết? Hầu hết trong chúng ta ai cũng đều có sự khác thường riêng biệt và độc nhất. Chúng ta khác nhau về tính cách, khả năng về giá trị sống hay mục đích sống. Là một cá thể độc lập, ai cũng đều có điểm mạnh, điểm yếu, mặt sáng và mặt tối bên trong chính mình. Một phần vì được lập trình từ khi sinh ra, một phần được định hình từ tuổi thơ, môi trường sống xung quanh hoặc từ chính những lựa chọn cá nhân của mỗi người. Và chỉ khi sẵn sàng để hiểu rõ về những khía cạnh của bản thân, bạn cũng sẽ dần sáng tìm được con đường mà bạn muốn đi hay thậm khí con người mà bạn sẽ trở thành.
Việc tôi nhắc đến “nhận biết chính mình” có thể là một hướng dẫn cho những điều bạn cần biết, đầu tiên, khi ở trạng thái này một phần tâm trí bạn có thể đang phục vụ cho những thói quen xấu, từ việc bạn sẽ ngủ sớm ngày hôm nay nhưng việc đó không hề diễn ra như những gì đã được quyết định và cứ thế bạn thức trắng đêm trong nhiều tuần để lướt điện thoại, xem những tập phim trên Netflix mà bạn chờ mòn mỏi hay những việc đơn giản bạn cần làm cho ngày mai là chạy bộ, dọn dẹp căn phòng của mình nhưng phải mất đến nhiều ngày tiếp theo bạn mới nhận ra nó thật sự quan trọng. Cảm xúc của bạn đang bị ăn mòn theo thời gian, bạn dành quá nhiều thời gian để tập trung vào những thứ thậm chí còn không tốt, trong khi đó những khía cạnh về sức khỏe và tinh thần của bạn lại đi xuống trầm trọng. Đây là một cảnh báo cho những dấu hiệu rằng bạn đang tiến sâu hơn vào thế giới của sự trì hoãn và tất nhiên, bạn sẽ không cảm thấy cô đơn, vì ngay cả bản thân tôi cũng là một ví dụ điển hình mắc phải những điều này. Khi bạn chưa thực sự hiểu rõ chính mình, nhiều khả năng là sự lựa chọn của bạn sẽ dần bị chi phối và ảnh hưởng bởi suy nghĩ, ý muốn hay kì vọng của người khác và có thể đến một lúc bạn sẽ không còn cảm thấy phù hợp với mình. Vậy chính bạn hay chính những kì vọng kia sẽ quyết định cho hành trình hiểu rõ bản thân mình?
Có rất nhiều cách để bạn có thể hiểu rõ về chính mình hơn, chẳng hạn:
Các bài trắc nghiệm tâm lý
Không định hướng, không mục tiêu hay thậm chí không cảm thấy giá trị của cuộc sống là những cảm giác mà ắt hẳn nhiều người trong chúng ta đã trải qua. Tôi đã từng có khoảng thời gian luôn đặt ra những câu hỏi về bản thân, tôi không hề biết mục đích tôi là gì hay con người mà tôi sẽ trở thành vì thế tôi tìm kiếm tài liệu trên khắp các trang mạng về các bài viết, hay phương pháp để hiểu rõ cảm xúc, tính cách và con người mình. Những bài trắc nghiệm như MBTI, BIG5, DISC,... là một trong những phương pháp ấy. Tất nhiên những bài trắc nghiệm tính cách này có thể không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác vì có thể tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nhìn chung thì nó vẫn rất hữu ích trong việc giúp cho bạn soi chiếu bản thân ở một góc nhìn khách quan hơn.
Lắng nghe và diễn đạt cảm xúc
Tự nghiên cứu bản thân và nhìn nhận đối với một số người có thể là một thách thức lớn, nhưng bạn có thể thực hiện điều này bằng cách tập trung vào suy nghĩ của chính mình, cảm nhận những gì đang xảy ra bên trong, lắng nghe ý nghĩ đó và biểu đạt cảm xúc ra ngoài. Tự quan sát và đánh giá bản thân mình một cách khách quan hơn thông qua việc lắng nghe nhận xét và đánh giá chân thành từ những người thân mà bạn tin tưởng. Điều này mang lại cho bạn những trải nghiệm thực tế hơn, một cái nhìn khách quan hơn và có thể là những khía cạnh mới mẻ về bản thân mà bạn chưa biết.
Mặt khác, bạn có thể tự nhận thức bản thân từ bên trong qua việc thực hành thiền định, học cách lắng nghe và quan sát chính mình. Mặc dù khó khăn để học điều mới mẻ nhưng thiền định không hề không có lý do khi mang lại những lợi ích to lớn. Thiền định giúp bạn hiểu rõ hơn về thế giới nội tâm cũng như cách hoạt động của nó thông qua việc kiểm soát hơi thở, tập trung vào ý nghĩ và đồng hành với ý nghĩ đó. Biểu đạt cảm xúc là điều đơn giản bạn có thể thực hiện hàng ngày bằng cách tạo thói quen mới như viết và chia sẻ. Bây giờ, nhiệm vụ của bạn là viết, viết ra những cảm xúc hoặc suy nghĩ của mình. Khi tập trung vào những điều bạn viết, thói quen này sẽ giúp bạn phản ánh con người thật sự bên trong, làm cho các khía cạnh của bạn trở nên rõ ràng và cụ thể hơn.
Tất cả những điều trên đều nhằm mục đích giúp bạn hiểu rõ hơn và tiếp cận phương pháp FLOW.- Trạng thái “dòng chảy”, là một khái niệm mà Adam Grant cho rằng có thể là...
...là một trạng thái tâm trí mà bạn hoàn toàn tập trung và hòa mình vào công việc mình đang làm, cảm thấy thời gian trôi đi một cách tự nhiên và không có ý thức về bất kỳ rắc rối hay áp lực nào. Trạng thái này mang lại sự hài lòng và sự hòa hợp tuyệt vời với hoạt động đó.“liều thuốc' cho tình trạng languishing.
Để dễ hiểu hơn, khi bạn rơi vào trạng thái dòng chảy, điều đó có nghĩa là bạn đang cho phép mình hoàn toàn đắm chìm để tập trung vào một hoạt động hoặc thực hành nào đó như viết, đọc sách, vẽ tranh, nghiên cứu tài liệu,... để tâm trí tạm thời quên đi không gian và thời gian hiện tại. Đây là một cách tạm thời để bỏ qua những thói quen xấu và tập trung vào bản thân. Trong thời gian dài, nếu bạn có thể thực hiện điều này một cách thành thạo, bạn sẽ khám phá ra những điểm mạnh, yếu của bản thân và những điều quan trọng trong cuộc sống.3. Sự trưởng thành trong việc xử lý cảm xúc
3.1 Những quan điểm sai lầm về “cảm xúc”
Sự trưởng thành về cảm xúc là gì? Chúng ta có cần trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn, kìm nén và dập tắt mọi cảm xúc không? Câu trả lời của mình là KHÔNG, bởi vì những hành động này chỉ làm cho chúng ta trở nên vô cảm. Thực tế, sự trưởng thành trong việc xử lý cảm xúc là ngược lại hoàn toàn. Theo như những gì mình đã nghiên cứu, sự trưởng thành về cảm xúc có nghĩa là chúng ta sẵn lòng đối mặt và chấp nhận tất cả những cảm xúc đang tồn tại trong lòng mình, nhưng đồng thời không để chúng kiểm soát và chi phối cuộc sống của mình.
Trong thời đại hiện nay, quan điểm về cảm xúc thường tiêu cực. Chúng ta thường coi chúng là dấu hiệu của sự yếu đuối, và việc kiềm chế được xem là sự mạnh mẽ. Nhưng những quan điểm này là sai lầm. Cảm xúc không chỉ là buồn bã hay lo lắng; chúng đa dạng và tích cực như niềm vui, sự tự hào, lòng biết ơn, hạnh phúc và lòng từ bi. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào những cảm xúc tiêu cực, chúng ta sẽ bỏ lỡ những giá trị quan trọng. Hơn nữa, tránh né và bỏ qua cảm xúc sẽ tạo ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn.
Nghiên cứu của David Barlow và Steven Hayes chỉ ra rằng tránh né cảm xúc là một trong những nguyên nhân chính gây ra vấn đề tâm lý. Thói quen này có thể mang lại thoải mái ngắn hạn nhưng gây ra hậu quả lâu dài không mong muốn. Kìm nén cảm xúc chỉ là trì hoãn vấn đề vì chúng có thể quay trở lại mạnh mẽ hơn ở thời điểm khác. Hầu hết chúng ta không được dạy cách quản lý cảm xúc từ gia đình, trường học hoặc xã hội. Bỏ qua điều này có thể dẫn đến những vấn đề tâm lý nghiêm trọng.Hiểu biết về cảm xúc là quan trọng. Chúng ta cần biết cách hiểu và quản lý chúng. Việc này không chỉ mang lại sự thoải mái ngay lập tức mà còn giúp chúng ta phòng tránh những vấn đề tâm lý sau này.
Việc hiểu biết và quản lý cảm xúc là kỹ năng quan trọng. Không chỉ giúp chúng ta vượt qua các trở ngại một cách hiệu quả mà còn giúp tạo ra một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn.Thông thạo cảm xúc là chìa khóa cho sự thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Đó là khả năng chúng ta cần phải phát triển và rèn luyện hàng ngày.
Để tiếp cận vấn đề này một cách thông minh hơn, chúng ta cần đồng ý rằng không nên phán xét cảm xúc là tích cực hoặc tiêu cực. Thay vào đó, hãy chấp nhận sự hiện diện của chúng và học cách trải nghiệm một cách tự nhiên mà không phản ứng quá mạnh mẽ. Thiền định là một phương pháp hiệu quả để hiểu rõ bản thân và cảm xúc của mình.
Chúng ta cần đối mặt với cảm xúc một cách trung thực và mở lòng để trải nghiệm chúng đầy đủ. Thay vì bị cuốn theo dòng chảy của cảm xúc, hãy tách mình ra và quan sát chúng một cách khách quan. Điều này giúp chúng ta kiểm soát cảm xúc thay vì bị chúng kiểm soát.
Cuối cùng, hãy làm quen với cảm xúc của mình. Thay vì tránh né chúng, hãy chấp nhận và thấu hiểu chúng. Điều này giúp chúng ta trở nên tự do hơn và không bị cảm xúc kiểm soát.
Như Rober Frost đã nói, “Cách duy nhất để vượt qua là phải đi qua.” Chúng ta cần dũng cảm đối mặt với cảm xúc của mình và biến chúng thành đồng minh thay vì kẻ thù.