Cua huỳnh đế | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Vực: | Eukaryota |
Giới: | Animalia |
Ngành: | Arthropoda |
Phân ngành: | Crustacea |
Lớp: | Malacostraca |
Bộ: | Decapoda |
Phân thứ bộ: | Brachyura |
Họ: | Raninidae |
Chi: | Ranina Lamarck, 1801 |
Loài: | R. ranina
|
Danh pháp hai phần | |
Ranina ranina
(Linnaeus, 1758) | |
Các đồng nghĩa | |
Danh sách |
Cua Hoàng đế (tên khoa học: Ranina ranina) là một loài cua biển thuộc nhóm Cua, chủ yếu sống ở vùng biển phía Đông Nam Thái Bình Dương và những vùng biển ôn đới khác. Tại Việt Nam, loài cua này thường gặp ở các vùng biển sạch, có đáy cát vàng và nước trong như ở Quy Nhơn (Bình Định), Phú Yên, Tuy Phong (Bình Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cam Ranh (Khánh Hòa). Đây là loại hải sản có giá trị kinh tế cao và thường được chế biến thành các món đặc sản.
Đặc điểm sinh học
Cua hoàng đế có kích thước bằng bàn tay mở rộng, cơ thể hình tròn, nhìn giống như con bọ khổng lồ hoặc có hình dạng tương tự loài rùa, đầu hơi cúi xuống, màu đỏ hồng, mai có hình vuông, càng và que ngắn, đầu dài với nhiều râu. Một số cá thể ở vùng biển sâu có trọng lượng vượt quá 1 kg.
Cua có lớp vỏ dày và cứng, màu vàng rực rỡ như vương bào hay chiến bào, với các gai nhọn nhỏ dọc theo thân, càng và que to, cạnh sắc như dao. Thịt cua hoàng đế thơm ngon, bổ dưỡng, với thớ thịt săn chắc, trắng muốt và chứa nhiều đạm.
Cua hoàng đế chỉ xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch ở Việt Nam.
Tên gọi tại Việt Nam
Tại khu vực biển Bình Định - Quảng Ngãi, loài cua này được gọi là vua của các loài cua, tức cua hoàng đế. Câu chuyện về tên gọi cua hoàng đế rất thú vị. Ban đầu, tên cua là 'hoàng đế', nhưng xưa kia, quan địa phương đã phải thay đổi cách đọc vì sợ phạm húy (chúa Nguyễn Hoàng). Theo các lão ngư dân miền Trung, vua đã thưởng thức loại cua có màu đỏ hồng như chiến bào và hình dáng giống loài rùa, và sau đó yêu cầu các địa phương dâng loại cua này lên hoàng cung. Từ đó, tên gọi cua hoàng đế vẫn được lưu truyền trong dân gian.
Công dụng và khai thác
Cua hoàng đế là đặc sản từ vùng biển Quảng Ngãi đến Phú Yên. Trước đây, loài cua này thường được dâng lên các vua ở Việt Nam vì được cho là ngon và tốt cho sức khỏe. Cua hoàng đế có thể chế biến thành nhiều món như rang me, rang muối, nướng... nhưng ngon nhất và đơn giản nhất vẫn là món hấp với muối tiêu ớt xanh hoặc luộc rồi chế biến thành cháo với hành và gia vị. So với các loại hải sản khác, cua hoàng đế vẫn giữ vững danh tiếng về chất lượng, ngang tầm với cá tuyết đen và cá hồi đỏ.
Tại Việt Nam, vào khoảng cuối đông cho đến tháng 4 năm sau, khi gió xuân bắt đầu thổi, ngư dân sẽ bước vào mùa khai thác cua huỳnh đế. Họ sử dụng nhiều công cụ như giã cào, lưới đánh đằm để bắt cua, nhưng để thu được số lượng cua lớn và chắc thịt, họ thường dùng một loại bẫy gọi là rập. Rập có hình dạng giống như chiếc nón, với mồi tươi đặt ở trung tâm. Mỗi thuyền thường mang theo từ 200 - 300 cái rập, và khi thả, chúng được đặt cách nhau khoảng 5m. Cua sẽ bị thu hút bởi mồi, bò vào rập và bị mắc bẫy.
Ảnh minh họa
Chú giải
Liên kết tham khảo
- Tư liệu liên quan đến Ranina ranina trên Wikimedia Commons
- Dữ liệu liên quan đến Ranina ranina trên Wikispecies