Trong phần 1, mẹ đã lo lắng với các dấu hiệu ăn dặm của con, từng bước tập cho con ăn và làm quen với rau quả. Nhưng trong phần 2 này, mẹ sẽ bất ngờ với chế độ ẩm thực của con. Hãy cùng khám phá nhé!
Bắt đầu từ tháng thứ 2 của việc ăn dặm, con đã có thể làm quen với các loại thực phẩm mặn như cá sông, thịt heo, đậu phụ… cùng với các công thức phức tạp hơn.
-
Các loại thực phẩm cho bé ăn dặm
– Tinh bột: Bao gồm tất cả các món từ giai đoạn trước và thêm khoai sọ, bún, bánh phở, ngũ cốc sáng, ngô nghiền, yến mạch.
– Nhóm vitamin: Bổ sung các loại hoa quả từ giai đoạn trước như hồng xiêm, xoài, cam, dâu và một số loại hoa quả ít chua hơn.
– Chất xơ: Bao gồm tất cả các món từ giai đoạn trước và thêm hành, dưa chuột, đậu bắp, ớt xanh, măng tây, xà lách.
-
Nguyên tắc bắt đầu ăn dặm
Vào thời điểm này vẫn chưa cần nêm gia vị vào thức ăn cho bé. Thức ăn cho bé sẽ được tăng độ thô và số lượng ăn cho bé.
– Số lượng bữa ăn: 2 bữa/ngày
– Đạm: 10-15g (trứng lòng đỏ; đậu phụ 40-50g; sản phẩm sữa bò: 85-100g; thịt lườn gà; cá thịt đỏ (sau 8 tháng), gan gà)
– Cháo tỉ lệ 1:7 (10g gạo với 70ml nước): 40-80g
– Rau: 25g (dưa chuột, rau đa dạng)
-
Gợi ý chi tiết cho việc ăn dặm của bé
Dưới đây là bảng thực đơn ăn dặm cho trẻ từ tháng thứ 7 trở đi mẹ có thể tham khảo. Trong các tháng sau, mẹ có thể tăng dần lượng, độ thô và đa dạng các loại thực phẩm để bé làm quen và cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé.
Chúc mẹ thành công trong việc chăm sóc bé!