Hôm nay tôi đã xem video về “Nền tảng Nhân Sự của Thế Hệ Z: Sự Hiện Hữu và Ảo Tưởng” của một chuyên gia, một bài phân tích đa chiều về Thế Hệ Z, nhấn mạnh vào cả khía cạnh tích cực và tiêu cực. Trong đó có một câu tóm tắt rằng Thế Hệ Z hiện thực hóa hai phiên bản riêng biệt của bản thân, một phiên bản trong cuộc sống thực và một phiên bản trên mạng xã hội, và cách họ phản ứng với điều này là một phần bình thường của đời sống. Điều này tạo ra hai cuộc sống chạy song song cùng nhau, theo một quy luật tất yếu. Quan điểm này đã hình thành nên mô hình hành vi đặc trưng của Thế Hệ Z: họ tự tin với phiên bản trên mạng xã hội của bản thân và cảm thấy thất vọng khi cuộc sống thực không đạt được mức độ lý tưởng như mong đợi. Nhận thức này đã khiến tôi nhận ra sự chi phối của mô hình sống này và tác động lớn mạnh nó gây ra đối với cách nhìn nhận, suy nghĩ và hành động của Thế Hệ Z.
Cuộc Sống Song Song
Cuộc sống đồng thời giữa thế giới ảo và thực tế của Thế Hệ Z mang lại cho họ những lợi ích và nhược điểm riêng. Cộng đồng đánh giá cao những lợi ích mà Thế Hệ Z mang lại khi tiếp xúc với công nghệ từ khi còn nhỏ như sự hiểu biết sâu sắc về công nghệ, tính đa dạng và sự hòa nhập, tinh thần xã hội quan tâm đến các vấn đề cộng đồng, có ý thức xã hội, khả năng thích nghi cao, … Những điều này được nhìn nhận từ góc độ tổng thể, không chỉ riêng tư của ai đó.
Tuy nhiên, mặc dù cuộc sống thực có màu sắc hấp dẫn hơn, thế nào càng đẹp và màu mỡ hơn, chúng ta càng cảm thấy thất vọng hơn. Qua nhiều thế hệ, người sử dụng mạng xã hội đã có xu hướng tin rằng việc sử dụng công nghệ mang lại nhiều tác động tích cực hơn là tiêu cực, trừ Thế Hệ Z. Dựa trên những khám phá từ Khảo sát Toàn Cầu về Thế Hệ Z của Viện Y tế McKinsey, Erica Coe và đồng sự giải thích rằng đặc biệt là phụ nữ Thế Hệ Z, họ phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ việc sử dụng mạng xã hội, liên quan đến hình ảnh cơ thể, sự tự tin và nỗi sợ bị bỏ lỡ—so với các đồng nghiệp nam của họ.
Hơn nữa, sự song song giữa hai thế giới có thể khiến cho người trẻ cảm thấy lạc lõng và thiếu sự kết nối thực sự. Sự tập trung vào mạng xã hội có thể làm mất đi mối kết nối thực sự với người khác trong cuộc sống thực. Người trẻ có thể dễ dàng rơi vào tình trạng 'đứng giữa hai thế giới,' khi họ đầu tư quá nhiều thời gian và năng lượng vào mạng xã hội mà ít quan tâm đến mối quan hệ và kết nối thực tế.
Ngoài ra, có thể ta đánh giá sai về hạnh phúc, vì mạng xã hội thường là nơi hiện thực hóa cuộc sống của người khác từ góc độ tích cực, đẹp đẽ và thường là quá hoàn hảo. Người trẻ có thể tin rằng hạnh phúc đến từ sự giàu có, ngoại hình hoàn hảo hoặc thành công cao cấp. Điều này có thể khiến họ cảm thấy thất vọng khi cuộc sống thực của họ không đạt đến mức độ hạnh phúc mà họ nghĩ rằng mình nên có.
Không ai hoàn hảo trong cuộc sống thực
Mạng xã hội giống như một cuốn nhật ký ảo tiện lợi để chúng ta thể hiện bản thân và thu hút sự chú ý thông qua vài lần chạm. Song, nó cũng tạo ra áp lực vô hình khiến bạn trở nên tự ti và muốn “chạy đua” với hình ảnh thành công mà người khác đăng tải.
Mạng xã hội chỉ là một phần nhỏ của thực tế cuộc sống. Mọi người thường chia sẻ những gì họ muốn và người khác muốn xem. Thậm chí việc chỉnh sửa nội dung cũng dễ dàng nếu chưa hài lòng. Vì vậy, những gì bạn thấy chỉ là phần nổi của tảng băng.
Trong đời thực, không ai là hoàn hảo, mỗi người đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Đơn giản vì chúng ta là con người, và những điều chưa hoàn thiện tạo ra phiên bản duy nhất của chúng ta. Đừng để niềm tin của bạn bị mắc kẹt trong hình ảnh lung linh trên mạng xã hội.
Giảm bớt thời gian trên mạng xã hội
Trong thời đại hiện nay, chúng ta phải làm việc và học tập, và thường xuyên tiếp xúc hoặc sử dụng mạng xã hội. Tuy nhiên, khi nhìn lại, chúng ta sẽ nhận ra rằng mọi thứ không hồng hào như chúng ta nghĩ, có cái nhìn hiện thực hơn về cuộc sống thực tế. Và có lẽ là đã đến lúc chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận mạng xã hội. Thói quen 'lướt' trên mạng xã hội có vẻ như là vô hại, nhưng khi nó trở thành một phần không thể thiếu, nó có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn. Sự tập trung vào cuộc sống ảo có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn:
Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: các vấn đề về sức khỏe hoặc khả năng vận động
Ảnh hưởng đến cảm xúc và sức khỏe tinh thần: bạn có thể cảm thấy tự ti hoặc không hài lòng về ngoại hình, cơ thể, sự nghiệp hoặc lối sống của mình do tiếp xúc quá nhiều với 'bức tranh hoàn hảo' mà mạng xã hội 'vẽ ra'. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển của các vấn đề tâm lý như trầm cảm và lo âu. Điều này có thể đến từ việc mất ngủ, ít vận động và áp lực từ bạn bè đồng trang lứa, ... Thậm chí có thể dẫn đến chứng rối loạn lo âu xã hội
Ảnh hưởng đến công việc, học tập và mối quan hệ: hiệu suất học tập giảm, hiệu suất công việc giảm, mất khả năng đồng cảm với người khác, ...
Thoát khỏi 'bẫy dopamine' không dễ dàng chút nào, đặc biệt khi nhà phát triển ứng dụng muốn bạn sử dụng chúng càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, việc cắt giảm thời gian này là cần thiết để bạn chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần và cuộc sống của mình. Do đó, bạn có thể thử áp dụng cách giảm thiểu thời gian 'online' và xây dựng mối quan hệ lành mạnh với mạng xã hội:
TẮT ĐIỆN THOẠI KHI ĐANG LÀM VIỆC
Để tránh bị quấy rối, làm phiền khi đang làm việc, học hành, ăn uống, hoặc vui chơi, bạn có thể tắt điện thoại hoặc tắt thông báo từ các ứng dụng.
DÀNH THỜI GIAN NHẤT ĐỊNH CHO MẠNG XÃ HỘI
SỬ DỤNG APP GIỚI HẠN THỜI GIAN LÊN MẠNG
Để giảm thời gian sử dụng mạng xã hội, bạn có thể sử dụng các ứng dụng hạn chế thời gian lên mạng như Forest, Freedom, hoặc các ứng dụng tương tự.
BẮT ĐẦU MỘT THÓI QUEN MỚI
Bạn có thể khởi đầu một thói quen mới không liên quan đến công nghệ như vẽ tranh, nấu ăn, hoặc thể dục. Điều này không chỉ giúp bạn phát triển thêm một thói quen lành mạnh mà còn loại bỏ một thói quen không tốt.
DÀNH THỜI GIAN CHO GIA ĐÌNH, BẠN BÈ
Thay vì sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm mối quan hệ ảo, hãy dành thời gian cho mối quan hệ thực sự ngoài đời như bạn bè, gia đình, người thân, hoặc người yêu.
XÓA CÁC ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI
Mặc dù vẫn có thể sử dụng lại các ứng dụng hoặc truy cập trên web, việc gỡ chúng có thể giảm thời gian sử dụng do tạo ra rào cản và khuyến khích suy nghĩ trước khi sử dụng.
Giảm thời gian sử dụng mạng xã hội không có nghĩa là cô lập bản thân khỏi thế giới bên ngoài, mà là việc ưu tiên thời gian cho việc chăm sóc bản thân và hoạt động có ý nghĩa hơn. Bạn có thể chọn những phương pháp phù hợp nhất để cân bằng thời gian sử dụng mạng xã hội.