Nhà báo Ernestas Naprys tại Cybernews, một tờ báo chuyên báo cáo về các mối đe doạ và lỗ hổng an ninh mạng, đã tiến hành một thử nghiệm mới để so sánh việc bảo mật ứng dụng giữa Android và iOS. Và kết quả cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa 2 nền tảng cũng như chiến thắng nhưng vẫn có nhiều thứ đáng lưu tâm của iOS.
Naprys đã cài 100 app hàng đầu trong App Store/Google Play của Đức trên một chiếc iPhone và điện thoại Android mới. Sau đó anh này để các thiết bị ở chế độ chờ trong 5 ngày và ghi lại tần suất chúng liên lạc với các máy chủ nước ngoài cũng như vị trí của các máy chủ đó.
Với iPhone thì nó đã gửi trung bình 3.308 truy vấn mỗi ngày, so với con số 2.323 của Android. Nghĩa là iPhone đã gửi truy vấn nhiều hơn 42% so với Android trong mỗi 24 giờ.
Tuy nhiên điểm đến của những truy vấn đó thì là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Naprys đã cài 100 app hàng đầu trong App Store/Google Play của Đức trên một chiếc iPhone và điện thoại Android mới. Sau đó anh này để các thiết bị ở chế độ chờ trong 5 ngày và ghi lại tần suất chúng liên lạc với các máy chủ nước ngoài cũng như vị trí của các máy chủ đó.
iPhone active nhiều hơn so với Android
Với iPhone thì nó đã gửi trung bình 3.308 truy vấn mỗi ngày, so với con số 2.323 của Android. Nghĩa là iPhone đã gửi truy vấn nhiều hơn 42% so với Android trong mỗi 24 giờ.
Tuy nhiên điểm đến của những truy vấn đó thì là một câu chuyện hoàn toàn khác.
iPhone kết nối với máy chủ Nga một lần mỗi ngày, Android là 13 lần
Mặc dù iOS gửi đi nhiều yêu cầu hơn, nhưng phần lớn số yêu cầu đó đến từ Apple, chiếm khoảng 60%. Trong khi đó, chỉ có 24% yêu cầu từ Android được gửi đến Google, phần còn lại đến từ các ứng dụng bên thứ ba.
Ví dụ, trong khi iPhone liên hệ với máy chủ Nga trung bình 1 lần mỗi ngày, thiết bị Android lại thường xuyên liên lạc đến 13 lần, tổng cộng là 39 lần trong 3 ngày. Đối với Trung Quốc, iPhone chưa bao giờ kết nối với bất kỳ máy chủ nào ở đây, mặc dù đã cài đặt nhiều ứng dụng Trung Quốc. Ngược lại, điện thoại Android đã liên hệ với máy chủ Trung Quốc trung bình 5 lần mỗi ngày.
iPhone cũng cho thấy hiệu suất tốt hơn khi sử dụng các dịch vụ có nhiều vấn đề về quyền riêng tư của người dùng. Ví dụ, iPhone liên lạc với máy chủ Facebook trung bình 20 lần mỗi ngày, trong khi Android liên lạc gần 200 lần. TikTok được liên hệ tổng cộng 36 lần trên iOS, và thậm chí có tiếp cận máy chủ của ByteDance không đặt tại Trung Quốc. Trong khi đó, thiết bị Android ping vào TikTok gần 800 lần.
Ý nghĩa của những thông tin này là gì?
Khi một ứng dụng kết nối đến máy chủ đặt tại quốc gia như Nga và Trung Quốc, chính phủ của những quốc gia này có thể truy cập vào dữ liệu của bạn. Khi dữ liệu di chuyển đến quốc gia khác, nó có thể nằm trong phạm vi kiểm soát của quốc gia đó.
Naprys cho rằng các ứng dụng từ App Store đáng tin cậy hơn. Trong số các ứng dụng được cài đặt, không có ứng dụng nào từ App Store được coi là phần mềm quảng cáo, vì chúng đều đại diện cho các công ty lớn đứng sau. Khác biệt rõ ràng so với một số ứng dụng đang nghi ngờ trên Google Play như các ứng dụng đèn pin tích hợp quảng cáo hoặc ứng dụng xem file PDF…
Ngoài ra, chính sách nghiêm ngặt của Apple đối với các nhà phát triển trong hệ sinh thái đóng cửa sẽ liên quan đến quyền riêng tư hơn. Apple áp dụng nhiều chính sách để hạn chế những gì các nhà phát triển có thể truy cập, và công ty này cũng đã luôn bày tỏ lo ngại rằng việc mở rộng hệ sinh thái có thể gây nguy hại cho bảo mật.
Do đó, mặc dù cả iOS và Android đều không đạt được sự hoàn hảo nhưng rõ ràng iPhone sẽ gửi ít yêu cầu hơn đến 'những nơi có vấn đề” so với thiết bị Android. Và nếu bạn quan tâm đến quyền riêng tư, điều này là đáng lưu ý.
TechRadar, Cycbernews