Đại chủng Âu, hay còn gọi là Caucasoid, là một khái niệm đã lỗi thời dựa trên học thuyết phân loại chủng tộc sinh học, trước đây áp dụng cho các nhóm người từ châu Âu, Tây Á, Trung Á, Nam Á, Bắc Phi và Sừng Châu Phi.
Thuật ngữ này xuất hiện vào thập niên 1780 bởi trường phái lịch sử Göttingen, được dùng để mô tả một trong ba đại chủng loài người: Caucasoid, Mongoloid và Negroid, dựa trên hình thái sọ và giải phẫu xương, không liên quan đến màu da.
Từ nửa sau thế kỷ 20, các nhà nhân học chuyển sang phân loại con người dựa trên bộ gen và quần thể, bỏ qua khái niệm chủng tộc dựa trên hình thái cơ thể. Chủng tộc giờ chỉ là một phân loại xã hội.
Tại Mỹ, từ Caucasian thường được dùng để chỉ người da trắng hoặc người gốc Âu, Trung Đông hoặc Bắc Phi.
- Nhân chủng học
- Chủng tộc Úc
- Chủng tộc Phi
- Chủng tộc Á
Ghi chú
- Leroi, Armand Marie (ngày 14 tháng 3 năm 2005). “Cây gia phả trong mỗi gene”. The New York Times. tr. A23.
- Lewonin, R. C. (2005). “Những nhầm lẫn về chủng tộc loài người”. Race and Genomics, Social Sciences Research Council. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2006
- Painter, Nell Irvin (2003). “Sự suy thoái tập thể: Chế độ nô lệ và việc xây dựng chủng tộc. Tại sao người da trắng được gọi là Caucasian” (PDF). Yale University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2006
- Risch N, Burchard E, Ziv E, Tang H (tháng 7 năm 2002). “Phân loại con người trong nghiên cứu y sinh: gene, chủng tộc và bệnh tật”. Genome Biol. 3 (7): comment2007.2001–12. doi:10.1186/gb-2002-3-7-comment2007. PMC 139378. PMID 12184798.
- Rosenberg NA, Pritchard JK, Weber JL, và cộng sự (tháng 12 năm 2002). “Cấu trúc di truyền của các quần thể người”. Science. 298 (5602): 2381–5. doi:10.1126/science.1078311. PMID 12493913.
Kết nối bên ngoài
- Nhân chủng học: Chủng tộc Caucasoid