“Hãy Thay Đổi Quan Điểm Của Tôi: Đàn Ông Cần Phải Nỗ Lực Hơn Trong Việc Hẹn Hò Và Xây Dựng Mối Quan Hệ So Với Phụ Nữ.
[…]
Nhìn Chung, Phụ Nữ Đặt Ra Rất Nhiều Kỳ Vọng Cho Đàn Ông Trong Một Mối Quan Hệ. Nam Giới Phải Đóng Vai Trò Chủ Động, Lên Kế Hoạch Và Chọn Địa Điểm Cho Cuộc Hẹn. Họ Cũng Sẽ Là Người Trả Tiền. Sự Thật Là Chuyện Này Vẫn Tiếp Tục Diễn Ra Ngay Cả Khi Hai Người Đã Bước Vào Mối Quan Hệ Ổn Định (Theo Kinh Nghiệm Của Tôi).
Ngoài Ra, Khi Theo Đuổi Một Ai Đó, Nam Giới Cũng Phải Tuân Theo Những Kỳ Vọng Như: Đặt Bản Thân Sau Đối Phương, Trở Thành Một Bờ Vai Để Người Phụ Nữ Dựa Vào Nhưng Đồng Thời Cũng Có Khả Năng Kiềm Chế Các Cảm Xúc Của Mình, Thậm Chí Là Sẵn Sàng Hy Sinh Vì Đối Phương Khi Có Chuyện Kinh Khủng Xảy Ra.
Người đàn ông được kỳ vọng phải thể hiện sự lãng mạn của mình một cách sáng tạo nhưng cũng phải đối mặt với thách thức. Việc mời người yêu đi dự tiệc hoặc cầu hôn một cách tinh tế và đáng nhớ thật sự đòi hỏi nỗ lực đáng kể. Nếu chỉ nói phét, người đàn ông sẽ không thể thu được sự đồng ý.
Mỗi người trong thời đại này đều có công việc riêng và phải cố gắng để đạt được điều mình muốn. Điều này hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, dường như phụ nữ chỉ cần ngồi đó và chờ đợi người đàn ông đến gần. Sau đó, trong buổi hẹn hò, cô ấy sẽ quan sát và đánh giá xem hành vi của đối tác có đáng tin cậy không, thay vì tự quan tâm nhiều đến bản thân. Phụ nữ cũng được hưởng những quyền lợi và đặc quyền mà không cảm thấy có tội, thậm chí còn kỳ vọng nhiều hơn.
Về phía phụ nữ, họ không gặp áp lực từ người đàn ông ngoài việc tuân thủ những quy tắc lịch sự cơ bản (tuy không phải là một lý do để đặt kì vọng). Phụ nữ không cần phải thể hiện tình cảm nhiều hơn sự thân mật. Không có sự kiêu hãnh hoặc sự biểu diễn nào cần phải thực hiện (một lần nữa, không có nghĩa là họ nên làm vậy).
[…]”
Bài viết Reddit: https://www.reddit.com/r/changemyview/comments/194krnl/cmv_men_have_to_put_much_more_effort_into_dating/
Ở đây là một đoạn từ bài viết trên Reddit mà tôi vừa đọc. Nó thể hiện quan điểm của một người đàn ông về sự chênh lệch trong việc tận dụng trong việc hẹn hò và tạo ra mối quan hệ.
Việc đàn ông phải nỗ lực nhiều hơn trong việc theo đuổi, trong khi phụ nữ lại có những tiêu chuẩn cao và khó tính hơn đối với người bạn đời của họ không phải là một quan điểm mới. Bài đăng hôm nay sẽ chia sẻ một số nghiên cứu và giải thích từ cả hai góc nhìn.
Thực tế đang diễn ra là gì:
Ai đang chi tiền cho các cuộc hẹn?
Trong nghiên cứu của Lever, Frederick và Hertz (2015), 17.067 người dị tính (từ 18 đến 65 tuổi) chưa kết hôn và không sống thử đã tham gia khảo sát về việc ai chi trả chi phí cho các cuộc hẹn.
Thực tế, 82% nam và 58% nữ báo cáo rằng sau một thời gian hẹn hò, đàn ông thường là người chi tiền cho hầu hết các buổi hẹn của cả hai. Khi quan hệ kéo dài hơn 6 tháng, 28% nam giới nói rằng họ thường chi tiền, còn 14% phụ nữ cho biết bạn trai của họ chi tiền trong tất cả các cuộc hẹn. Trái lại, 57% phụ nữ mong muốn chia sẻ chi phí từ buổi hẹn đầu tiên và khoảng 25% cho biết họ đã và vẫn tiếp tục chia sẻ chi phí ngay từ khi mới bắt đầu hẹn hò.
Nam và nữ nghĩ gì về điều này?
Nam giới:
Hầu hết nam giới, 64%, đồng ý rằng phụ nữ nên chia sẻ chi phí sau vài buổi hẹn. Trái lại, chỉ có 7% nam giới không tán thành với việc phụ nữ trả tiền sau một vài cuộc hẹn. Điều đáng chú ý là 1/3 nam giới cảm thấy không thoải mái khi phụ nữ cố gắng trả tiền.
Về mặt cảm xúc, 3/4 nam giới nói rằng họ cảm thấy tội lỗi khi không trả tiền cho các buổi hẹn. Cảm giác này tồn tại ở hầu hết nam giới, không phân biệt tuổi tác, thu nhập hoặc trình độ học vấn. Ngay cả khi họ ủng hộ việc phụ nữ chia sẻ chi phí, 72% vẫn cảm thấy tội lỗi khi để đối tác trả tiền.
Nữ giới:
Khoảng 40% phụ nữ không hài lòng khi đàn ông nhận tiền của họ. Trong số những người phụ nữ luôn đề nghị trả tiền, 32% muốn đàn ông từ chối và 34% cảm thấy bực bội khi đàn ông mong muốn chia sẻ chi phí.
Khoảng 40% phụ nữ khác nói rằng họ cảm thấy không thoải mái khi đàn ông từ chối việc trả tiền hẹn hò của họ. Một số phụ nữ cho biết việc chia sẻ chi phí khiến họ cảm thấy bình đẳng và được tôn trọng về công sức của mình.
Tóm lại, trong nghiên cứu này, nam giới báo cáo họ là người chi trả phần lớn chi phí của các cuộc hẹn, nhưng cũng có sự đóng góp và sẵn lòng chia sẻ từ phía nữ giới. Về cảm xúc, phần lớn nam giới cảm thấy tội lỗi khi không phải trả tiền, trong khi nữ giới chia thành hai nhóm: (1) kì vọng rằng dù họ sẵn lòng chia sẻ, nam giới vẫn nên trả tiền và (2) cảm thấy không thoải mái khi nam giới từ chối đề xuất chia sẻ của họ.
Phụ nữ có kén chọn và khó đoán hơn không?
Trong nghiên cứu của Jonason và đồng nghiệp (2015), khi cả nam và nữ được cung cấp một danh sách 17 yếu tố tiêu cực như: cử chỉ không lịch sự, lười biếng, thiếu vui vẻ,… và được hỏi: “Khi xem xét một mối quan hệ cam kết, yếu tố nào sẽ quyết định nó có thể kết thúc?”, phụ nữ đã chỉ ra nhiều tiêu chí quan trọng hơn đối với việc kết thúc một mối quan hệ hơn là nam giới.
Bên cạnh sự cân nhắc nghiêm túc hơn về một mối quan hệ lâu dài và cam kết như hôn nhân, trong các mối quan hệ ngắn hạn (hẹn hò, tán tỉnh,…), phụ nữ cũng xem xét nhiều yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của họ đối với đối tác nhiều hơn và đặt ra những tiêu chí rất cẩn thận và nghiêm túc hơn so với nam giới (Jonason và đồng nghiệp, 2015).
Ngoài ra, so với những thông tin tích cực về một đối tác lãng mạn tiềm năng, thông tin tiêu cực ảnh hưởng nhiều hơn đến quyết định của phụ nữ về khả năng hình thành mối quan hệ của họ với nam giới (Jonason và đồng nghiệp, 2015). Nói cách khác, nam giới có thể không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các yếu tố tích cực và tiêu cực ở phụ nữ mà họ hẹn hò, nhưng khi phụ nữ đánh giá các yếu tố tích cực và tiêu cực của người đàn ông họ đang xem xét, 3 tố chất tích cực có thể tăng cảm tình một chút nhưng 3 tố chất tiêu cực có thể làm giảm nhiều hơn 3 chút cảm tình.
Trong một nghiên cứu khác của Jonason và Norman (2012) về chiến lược “làm giá” - một chiến lược giả vờ ít quan tâm hơn thực sự để tăng giá trị bản thân trong các cuộc hẹn, cả nam và nữ đã được yêu cầu đánh giá mức độ họ thường xuyên thực hiện các hành vi như: tự tin, giao tiếp với người khác, từ chối quan hệ tình dục, châm biếm một cách thân thiện,… trong các cuộc hẹn của họ. Kết quả cho thấy rằng phụ nữ thường thực hiện nhiều hành vi 'làm giá' hơn nam giới. Phụ nữ cũng thường ít liên lạc trước, giao tiếp hạn chế và bận rộn hơn nam giới (Jonason và Norman, 2012).
Ngoài ra, so với nam giới, nữ giới cũng được cho là kén chọn hơn trong môi trường có nhiều đối tác hơn (Fisman và cộng sự, 2006). Trong các thí nghiệm khi phụ nữ và nam giới gặp gỡ ít hơn 15 đối tác, cả nam và nữ đều đồng ý tiếp tục tìm hiểu với khoảng một nửa số đối tác họ gặp. Nhưng khi phạm vi này mở rộng, trong khi mức độ lựa chọn của nam giới không thay đổi, phụ nữ trở nên chọn lọc hơn đáng kể - chỉ đồng ý tiếp tục gặp gỡ với khoảng một phần ba số đối tác. Cụ thể, nếu số lượng đối tác hẹn hò tiềm năng tăng gấp đôi từ 10 lên 20, tỷ lệ phụ nữ đồng ý tiếp tục gặp gỡ sẽ giảm 13% (Fisman và cộng sự, 2006).
Dựa vào các nghiên cứu này, chúng ta có một số tóm tắt sau: (1) So với nam giới, phụ nữ quan tâm đến nhiều yếu tố có thể gây chia rẽ mối quan hệ, bất kể đó là hẹn hò ngắn hạn hay mối quan hệ đã cam kết. (2) Ngoài ra, so với yếu tố tích cực ở nam giới, các yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục hoặc dừng lại của phụ nữ nhiều hơn. (3) Phụ nữ thực hiện nhiều hành vi 'làm giá' hơn so với nam giới. (4) Khi số lượng đối tác tiềm năng tăng lên, phụ nữ cũng giảm tỷ lệ tiếp tục hẹn hò với đối tác, trong khi nam giới không thay đổi gì.
Tại sao lại có điều này?
Về phía phụ nữ: