Dàn ý thuyết minh truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân nằm trong chương trình Sách bài tập Ngữ văn 11. Kết nối tri thức, trang 7.
Dàn ý thuyết minh truyện ngắn Chữ người tử tù mang đến mẫu dàn ý chi tiết và đầy đủ nhất, giúp củng cố kiến thức và trau dồi ngôn ngữ cho học sinh biết cách làm bài văn thuyết minh về tác phẩm văn học. Đồng thời, xem thêm: dàn ý thuyết minh về bài thơ Sở kiến hành, dàn ý thuyết minh về tác phẩm văn học.
Dàn ý thuyết minh về truyện ngắn Chữ người tử tù - Văn 11
1. Mở đầu:
Giới thiệu tổng quan về Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù.
2. Phần chính:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả: quê hương, đặc điểm cá nhân, các tác phẩm tiêu biểu trước và sau Cách mạng tháng Tám.
- Tổng quan về tác phẩm Chữ người tử tù: thể loại, nguồn gốc; tóm tắt nội dung truyện một cách súc tích (về cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa giữa người tử tù Huấn Cao và quản ngục,...).
- Thuyết minh về giá trị ý nghĩa và nghệ thuật của tác phẩm:
+ Về triết lý: thể hiện quan điểm tiến bộ, sâu sắc của Nguyễn Tuân về nghệ thuật và người nghệ sĩ; cảm hứng khẳng định, ca ngợi sức mạnh kỳ diệu của cái đẹp kết tinh từ tài hoa, thiên lương và khí phách; thái độ phủ định, phê phán thực tại...
+ Về mặt nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, sáng tạo nhiều chi tiết đặc sắc; nghệ thuật xây dựng bối cảnh và nhân vật; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, bút pháp lãng mạn,...
3. Tổng kết:
Khẳng định vai trò và đóng góp của truyện ngắn cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX.