Thầy trò Đường Tăng phải trải qua 81 kiếp nạn mới có thể đến Tây Thiên, vậy Tây Thiên thực sự nằm ở đâu?
Tây Du Ký phiên bản 1986 được xem là một trong những bộ phim truyền hình nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Dù được phát sóng nhiều lần, cuộc hành trình của thầy trò Đường Tăng vẫn cuốn hút khán giả. Đặc biệt, đối với thế hệ 8X và 9X châu Á, trong đó có Việt Nam, bộ phim kinh điển này đã để lại không ít kỷ niệm trong tuổi thơ.
Tác phẩm gốc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân đã ra đời từ những năm 1590 và được coi là một kiệt tác quan trọng trong văn học Trung Hoa. Tiểu thuyết kể về hành trình gian nan của thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Sa Tăng và Trư Bát Giới vượt qua nhiều kiếp nạn để đến Tây Thiên (hay Tây Trúc) thỉnh kinh.
Theo các chuyên gia hiện đại, Tây Trúc trong Tây Du Ký thực chất là một thành phố nhỏ ở Pakistan.
Cách Islamabad, thủ đô Pakistan khoảng 50 km về phía tây bắc, có một thành phố bình dị mang tên Taxila. Vào mùa xuân năm 647 sau Công nguyên, nhà sư vĩ đại Huyền Trang đã lên đường sang phía Tây để thu thập kinh Phật, và Taxila là điểm dừng chân cuối cùng của ông.
Để đến được Taxila, nhà sư Huyền Trang đã phải vượt qua nhiều vùng đất như Tân Cương, Afghanistan, Nepal, Ấn Độ và nhiều nơi khác. Ông đã dành hàng chục năm ở Taxila trước khi trở về Trung Quốc, mang theo kho tàng tri thức quý giá với 600 quyển sách viết bằng ngôn ngữ Phạn.
Hơn 1.400 năm trước, xuất phát từ Trường An ở Trung Quốc, cả hai nhánh phía nam và phía bắc của Con đường Tơ lụa đã hội tụ tại Taxila. Đây chính là điểm dừng chân quan trọng của các đoàn lữ hành phương Đông trên Con đường Tơ lụa, từ đây hướng Tây sẽ đưa chúng ta vào khu vực Trung Á và Châu Âu.
Đối với các đoàn lữ hành xuất phát từ châu Âu hoặc Trung Á đi về phía Đông, Taxila là điểm dừng chân đầu tiên để tiến vào Trung Hoa. Qua nhiều thế kỷ, thành phố này đã trở thành “cánh cửa chung” cho người phương Đông vào phương Tây, nổi bật trên Con đường Tơ lụa suốt gần ba nghìn năm qua.
Vào năm 1980, thành phố cổ Taxila đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Nơi đây có một viện bảo tàng trưng bày và bảo quản những di vật khảo cổ của một thời kỳ hoàng kim của Phật giáo.
Nguồn: Sohu