Vừa trong mơ, huyền ảo; vừa thực tế, đầy xúc cảm.
Đây là một cuốn sách kể về hành trình làm lành những vết thương sâu lắng trong thế giới của những đứa trẻ bất hạnh.
I. Tóm tắt
Cô Thành Trong Gương là một câu chuyện thần thoại hiện đại nhưng đầy chân thực. Truyện kể về Kokoro – một học sinh tiểu học phải đương đầu với những khó khăn nghiêm trọng và không thể đi học.
Một ngày nọ, khi đang ở nhà xem ti vi, Kokoro nhìn thấy chiếc gương trong nhà bắt đầu tỏa sáng, phát ra một ánh sáng rực rỡ và lấp lánh. Cô chạm vào chiếc gương và bất ngờ bị hút vào một thế giới khác bên trong gương, nơi cô gặp Ngài Sói – một cô bé nhỏ tuổi bí ẩn.
Tuy nhiên, lần đầu gặp gỡ, Kokoro sợ hãi và bỏ chạy, thoát ra khỏi chiếc gương trở về thế giới thực của cô. Nhưng cô bé vẫn lo lắng rằng: “Nếu cô bé sói đó với tay ra và bắt mình thì sao nhỉ?”
Mặc dù đã quay trở lại thế giới thực, những vấn đề và rắc rối tiếp tục đến với Kokoro, vì vậy cô quyết định quay lại và bước vào chiếc gương lần nữa.
Lần này, cô gặp sáu đứa trẻ khác, từ các độ tuổi khác nhau. Tất cả họ đã có mặt, vì vậy Ngài Sói xuất hiện và giải thích nhiệm vụ của bảy đứa trẻ trong lâu đài cô độc. Chúng phải tìm ra chìa khóa để mở cửa phòng điều ước, nhưng chỉ có một trong bảy người mới có thể thực hiện điều ước. Chìa khóa có thể ở bất cứ đâu trong Cô Thành.
Bảy đứa trẻ phải dựa vào dấu hiệu xung quanh lâu đài, lời gợi ý của Ngài Sói và sự kết nối, hợp tác với nhau. Đặc biệt, lâu đài chỉ mở cửa từ tháng 5 đến hết tháng 3 năm sau, vì vậy nếu không tìm được chìa khóa, cửa lâu đài sẽ đóng lại và mọi người sẽ không thể quay trở lại thế giới trong gương hay thực hiện bất kỳ điều ước nào. Ngoài ra, tất cả phải quay trở lại thế giới thực trước 5 giờ chiều theo giờ Nhật Bản, nếu không sẽ bị trừng phạt rất nghiêm trọng – “bị sói ăn thịt”.
Từ đó, bảy đứa trẻ mang theo bảy vấn đề cá nhân khiến chúng không muốn đến trường, chỉ muốn chạy vào thế giới trong gương để trốn, để gặp được những người bạn có thể đồng cảm, để tìm chìa khóa và để chữa lành.
Cuối cùng, sau một hành trình dài và đầy gian nan, tháng 3 đã đến. Lúc đó, trong lòng mỗi đứa trẻ, chúng tìm chìa khóa cho những mục đích riêng của mình. Và một trong số các đứa trẻ đang gặp khó khăn, cô bé đó không muốn quay trở lại thế giới ngoài gương vì nó quá tàn nhẫn với cô. Cô muốn ở lại, vượt qua giờ cấm 5 giờ chiều, bất chấp những lời cảnh báo từ trước.
Đúng như đã cảnh báo từ ban đầu, con sói sẽ xuất hiện và 'ăn thịt' bất kể đứa trẻ nào ở lại sau 5 giờ chiều. Cũng vào lúc đó, Kokoro nhận ra tình hình nguy cấp và cố gắng liên kết tất cả các sự việc lại để tìm ra chìa khóa. Vậy... điều cô bé ước muốn là gì? Điều ước cho bản thân hay cho người khác?
Và sự thật đằng sau bảy đứa trẻ là gì? Họ đến từ đâu? Và những gì còn đọng lại trong tâm trí bảy đứa trẻ khi họ bước ra khỏi thế giới trong gương, thế giới nơi họ có thể thoát khỏi những nỗi đau bên ngoài?
Cô Thành Trong Gương sẽ cung cấp lời giải đáp rõ ràng nhất cho bạn và cũng là một hành trình thêm sức mạnh, thêm dũng khí nhờ vào bảy bạn nhỏ dễ thương và rất dũng cảm.
II. Đánh Giá
1. Một câu chuyện cổ tích hiện thực... cho mọi độ tuổi
Tại sao lại là truyện cổ tích?
Vì tác phẩm đã mở ra trước mắt người đọc một thế giới đầy màu sắc kỳ ảo và mới mẻ. Tác giả đã khơi gợi nhiều câu chuyện cổ ngày xưa, tô vẽ và làm mới chúng trong tác phẩm của mình, biến chúng thành những dấu ấn quan trọng cho hành trình tìm chiếc chìa khóa và phòng điều ước bí mật.
Không những thế, ngòi bút của nhà văn còn đã khắc hoạ lên một lâu đài nguy nga và tráng lệ như tòa thành mà người đọc có thể nhớ đến trong những bộ phim công chúa của Disney. Trong cô thành ấy, từng phòng được xây dựng theo sở thích của từng đứa trẻ: Kokoro có một thư viện hay Fuuka có một chiếc đàn piano. Hay phòng bếp được trang hoàng như trong một cung điện hoàng gia với đầy đủ các dụng cụ nấu ăn...
Kokoro nhìn thấy Tojo và cảm thấy tuyệt vọng. Nó đã tưởng tượng ra nhiều khả năng tồi tệ. Những cảnh mà tâm trí cho rằng có thể đã xảy ra liên tục hiện lên, không thể ngăn cản được.
Tao không thích thái độ của nó. Hãy đối xử với nó thôi.
Moe à, nhà cậu gần nhà nó đúng không? Cho mình biết địa chỉ đi.
Được, để mình chỉ đường...
[…]
Kokoro nằm bên cạnh chiếc ghế sô pha trong phòng khách, ép chặt người xuống sàn, kìm nén cả tiếng thở, cố gắng không để đám người ở bên kia khung cửa sổ kéo rèm nhìn thấy. Bên ngoài là một khu vườn cỏ dày đặc, bao quanh bởi hàng rào nhỏ. Kokoro run rẩy, nín thở, chờ cho bọn chúng đi khỏi. Nó không biết phải làm sao. Sâu thẳm trong lòng nó liên tục kêu gọi: Mẹ ơi, mẹ!
Nhà là nơi duy nhất mà Kokoro cảm thấy yên tâm. Dù có chuyện gì xảy ra ở trường, khi trở về nhà, nó vẫn cảm nhận mình không xứng đáng bị đối xử như thế.
Nhà là nơi mình có thể ở cùng cha mẹ, là nơi của gia đình, vậy mà sao hai đứa lại tới đây, bây giờ cơ chứ? Mình chỉ học cùng trường với chúng thôi mà, có phải bạn đâu! Kokoro không thể hiểu nổi...
Có thể là việc chuyển đến một đất nước mới, vấn đề với gia đình,… Dường như mọi thứ đều làm tan nát tâm hồn của những đứa trẻ, những điều này sẽ được tác giả đưa vào câu truyện và thêu dệt lại để người đọc ở mọi độ tuổi nhận ra nhiều điều khác nhau.
Những đứa trẻ có thể hiểu rằng nếu chúng có ý định bắt nạt bạn bè, thì người bạn ấy sẽ bị nhấn chìm như thế nào trong thế giới thực tại, vì không có cái gương kỳ ảo để bước vào và trốn chạy.
Nhưng nó cũng truyền động lực cho những bạn nhỏ hay những người lớn đang lơ lửng giữa biển cả đen tối để họ dũng cảm bơi về bờ. Bởi vì không có điều ước nào có thể xóa bỏ nỗi đau của chính mình, Kokoro đã ước một điều khác. Nhưng cô bé hiểu rằng cô không thể trốn chạy được mà phải đương đầu với kẻ bắt nạt mình.
2. Nhân vật ấn tượng của tôi
Mẹ của Kokoro
Cũng giống như hầu hết các bà mẹ khác, khi thấy con gái kêu đau bụng và không muốn đi học, bà nghĩ rằng cô bé có ý chống đối, ghét trường và ghét lớp.
Ban đầu, bà có chút bực mình. Bởi vì bà vừa là mẹ, vừa là người phụ nữ đi làm, làm việc từ sáng đến tối, nên khi thấy con gái mình có biểu hiện chống đối như vậy, bà cũng dễ cáu giận là điều bình thường.
Tuy nhiên, người mẹ ấy vẫn luôn yêu thương Kokoro, từng ngày từng ngày, bà học cách hiểu con gái qua việc tham khảo cô giáo của Kokoro. Mặc dù vẫn còn thiếu thốn, vẫn có lúc để cảm xúc vô tình lấn át, nhưng bà không bỏ cuộc.
Cuối cùng, bà cũng đã có thể bình tĩnh lắng nghe chuyện của con gái mình, bà đã học cách từ bỏ vai người lớn để hiểu tâm hồn nhỏ bé đang phải chịu đựng những gì.
“Chắc chắn mẹ sẽ giận thôi, Kokoro đã nghĩ như vậy, nhưng thực tế lại khác. Khi nghe một nửa câu chuyện, đôi mắt bà ướt nhẹ. Khi nhìn thấy nước mắt của mẹ, Kokoro bối rối, không còn muốn khóc nữa. Xin lỗi con nhé, mẹ nói.
“Mẹ... đã không nhận ra lâu như thế. Xin lỗi con nhé.'
Bà ôm Kokoro vào lòng, nắm tay con chặt lại. Những giọt nước mắt của bà rơi xuống bàn tay Kokoro. Cùng nhau chiến đấu nhé, mẹ nói. Giọng bà run lên.
“Có lẽ cuộc chiến này sẽ kéo dài, nhưng... hãy cùng mẹ chiến đấu nhé. Từ bây giờ, mẹ sẽ cố gắng bên con, Kokoro.'
Đặc biệt hơn nữa, đó là cách mà người mẹ đứng về phía con gái một cách rất lý trí và quyết định.
'Thưa thầy,' mẹ xen vào. Bà nhìn thầy giáo và lặng lẽ nói. 'Tôi nghĩ rằng thầy nên thử nghe Kokoro kể chuyện đã, giống như lúc thầy nghe câu chuyện của cô bé Sanada vậy.'
Thầy nhìn lên nhìn mẹ như bị gọi giật, sau đó mấp máy môi định đáp lại gì đó, nhưng mẹ đã cướp lời trước.
'Đủ rồi,' bà nói. “Hôm nay tạm dừng ở đây... Lần sau nếu được, thầy có thể cho tôi cơ hội thảo luận với giáo viên chủ nhiệm hay hiệu trưởng không?”
Tác giả thực sự rất tài năng khi mô tả sự thay đổi tâm lý của mẹ Kokoro theo thời gian, giúp chúng ta thấy rõ sự thay đổi từng chút một trong bà. Tâm lý của mẹ Kokoro không thay đổi 180 độ, từ người thường cáu giận khi nói về vấn đề riêng tư của con cho đến người biết dành thời gian lắng nghe Kokoro. Đó là những nỗ lực hằng ngày của bà, là tình yêu mẹ dành cho con không lường trước được, khi bà phải cân bằng công việc và gia đình cùng việc đối thoại với vấn đề của con gái. Bắt đầu như một đứa trẻ chập chững bước đi và kết thúc như một người chạy marathon vươn tới đích.
III. Lời kết
Cô Thành Trong Gương – Một hành trình từ thế giới thực vào thế giới mộng của cả nhân vật và bạn đọc, khiến họ trốn vào tuổi thơ để tìm niềm hy vọng và tiếp tục câu chuyện cho tương lai.
Nếu hầu hết các nhân vật nhỏ trong câu chuyện có một cô giáo Kitajima để an ủi, động viên, thì đối với tôi, tác phẩm Cô Thành Trong Gương cũng là một cô Kitajima dành cho độc giả.
'Vì Kokoro phải chiến đấu mỗi ngày thôi.'
Kokoro im lặng, nín thở. Cô Kitajima không cố mỉm cười quá nhiều hay giả vờ đồng cảm. Nói cách khác, cô không có vẻ như là một trong những 'người lớn tốt' mà Kokoro thường gặp. 'Chiến đấu' - Kokoro không hiểu cô Kitajima đang sử dụng từ này với ý nghĩa gì. Tuy nhiên, trong khoảnh khắc nghe thấy, Kokoro cảm thấy như một phần tâm hồn mềm mại nhất của mình được thả lỏng. Nhưng không phải vì đau đớn, mà là vì niềm vui. 'Chiến đấu à?' “Ừ... Cô cảm thấy rằng em đã chiến đấu rất nhiều từ trước đến nay, và có thể sẽ cố gắng hơn nữa trong tương lai.'
[...]
''Em giỏi lắm. Em đã phải chịu đựng rất nhiều.' Khoảnh khắc tai Kokoro nghe thấy những lời này... Nó thấy mũi mình cay cay. Ơ kìa, cuối cùng nó chỉ có thể nghĩ được vậy. Nó cố nén lại, nhưng không kịp. 'V... vâng... ' Kokoro gật đầu và cùng lúc đó, những giọt nước mắt lăn xuống trên gương mặt cúi gằm…
Tóm tắt bởi: Uông Thị Lan Anh - Bookademy
Hình ảnh: Uông Thị Lan Anh