
Tuy nhiên, với những định kiến cũ về bàn phím cơ gaming là không mang lại cảm giác gõ tốt, không xứng đáng với giá tiền và chỉ là một phụ kiện làm đẹp, bàn phím HE mới đã vượt qua được những hạn chế đó và trở thành lựa chọn hàng đầu cho các game thủ và người dùng văn phòng, đặc biệt là những người có ngân sách hạn chế nhưng vẫn cần một bàn phím có thể gõ tốt và chơi game mượt mà.
Arbiter Polar 65 - Bàn phím HE với switch nam châm và Rapid Trigger


Công nghệ switch nam châm - cảm biến Hall
Khác với bàn phím cơ truyền thống hay gần đây là bàn phím cơ gaming, Polar 65 sử dụng hệ thống switch nam châm và cảm biến Hall để nhận tín hiệu thay cho lá đồng truyền thống. Kết hợp với firmware, hệ thống switch nam châm trên các bàn phím HE như Polar 65 có khả năng điều chỉnh điểm nhận phím độc lập từng phím và hỗ trợ Rapid Trigger - tính năng giúp bàn phím HE tách mình khỏi phân khúc bàn phím cơ gaming “màu mè” trước đây.
Giải thích đơn giản về cách hoạt động như sau:
- Trong mỗi switch có 1 viên nam châm gắn trên stem di chuyển lên xuống khi thả/nhấn phím.
- Cảm biến Hall trên mạch sẽ đọc giá trị của nam châm khi di chuyển. Từ đó nhận biết được vị trí nhấn phím hiện tại.
- Kết hợp cùng giá trị cài đặt trên firmware, MCU sẽ quyết định phím đó là nhận hay không nhận.
Rapid Trigger
Đây là tính năng chính mà mọi hãng thiết kế bàn phím HE hướng đến game thủ và được quảng cáo chính. Trong phần giới thiệu về switch nam châm, tôi đã nói sơ qua về cách hoạt động của tính năng này, ở đây tôi sẽ giải thích chi tiết hơn về lợi ích của Rapid Trigger.
Trong các tựa game đang cạnh tranh mạnh hiện nay có hai thể loại chính là MOBA và FPS. Mình ít chơi MOBA nên sẽ nói qua sơ về tính năng giúp phím nhận và spam phím nhanh hơn. Với game FPS, câu chuyện sẽ có chút khác biệt.
- Trong các tựa game yêu cầu kỹ thuật counter-strafe như Counter-Strike 2, Rapid Trigger cần kết hợp điểm nhận phím hợp lý để dừng nhân vật nhanh hơn, tạo ưu thế trong các pha giao tranh hoặc nhá từ góc tường.
- Với tựa game yêu cầu thả phím di chuyển nhanh nhất có thể như Valorant, Rapid Trigger giúp ngắt phím sớm hơn khi bắt đầu thả tay. Điều này giúp nhân vật dừng lại nhanh hơn để thực hiện các phát bắn chính xác hơn hoặc di chuyển mượt mà hơn.
Về Arbiter Polar 65
Những điểm ưa thích của mình trên Polar 65
Thiết kế của bàn phím

- Cấu trúc của Arbiter Polar 65 bao gồm khung vỏ bằng nhôm, đáy trong suốt từ polycarbonate, đệm silicone tiêu âm cho độ nhẹ nhàng, và đệm silicone lót giữa PCB và plate nhôm. Thanh spacebar được thiết kế dạng PCB-mount giúp tăng độ ổn định cao hơn.
Chất lượng âm thanh khi gõ phím
Mình viết bài này bằng chiếc bàn phím Polar 65 của mình. Theo cảm nhận của mình, cảm giác khi gõ không thực sự xuất sắc như các bàn phím cơ custom cao cấp, nhưng vẫn đủ để hài lòng với một chiếc bàn phím được thiết kế để chơi game.Bạn không nên mong đợi âm thanh nảy hay nổ như trên các bàn phím cơ custom cao cấp với Polar 65, nhưng nó mang đến chất âm lịch sự và không quá ồn khi chơi game.- Hạn chế tiếng ồn từ bàn phím để không ảnh hưởng đến mic khi voice chat.
- Không quá ồn, không gây phiền hà cho những người xung quanh khi sử dụng.
Phản ứng khi gõ phím
Switch nam châm trên Polar 65 được Gateron gia công nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng gõ phím. Với nhiều dòng switch nổi tiếng trước đây, Gateron biết công thức làm cho switch gõ mượt, êm và dễ dàng những đầu ngón tay của bạn.

Công nghệ
Công nghệ nổi bật nhất trên Polar 65 là Rapid Trigger và nó hỗ trợ rất nhiều khi chơi game. Nhờ vào switch nam châm có khả năng theo dõi liên tục vị trí nhấn xuống của từng phím, tính năng Rapid Trigger giúp reset phím nhanh khi bạn thả tay và nhận ngay lập tức khi bạn nhấn xuống, không phụ thuộc vào điểm nhận phím cố định như switch cơ.
Webdriver

- Phần mềm chạy trên nền web sẽ hạn chế bloatware, giúp giảm thiểu tài nguyên máy tính để chạy các phần mềm ẩn, từ đó tăng hiệu năng chơi game tổng thể.
- Mọi tinh chỉnh được lưu trực tiếp lên bàn phím, giúp bạn dễ dàng hiệu chỉnh ngay cả khi sử dụng máy tính khác.
Những điều mình chưa thích
Chỉ có tùy chọn kết nối qua cáp
Ở thời điểm hiện tại, không thể tham vọng hơn khi mong muốn một chiếc bàn phím chơi game có kết nối không dây như các mẫu chuột chơi game cao cấp. Hiện tại, Arbiter Polar 65 chỉ có duy nhất kết nối qua cáp USB Type-C bằng cáp đi kèm hoặc bạn có thể mua một sợi cáp xinh đẹp hơn để trang trí góc làm việc/chơi game của bạn.
Thiếu khả năng nâng cấp
Dù Arbiter Polar 65 không được thiết kế như một bàn phím cơ custom, việc sử dụng switch nam châm làm cho bàn phím này không tương thích với các loại switch cơ khác, do đó có ít sự lựa chọn về loại switch và cảm giác nhấn. Hiện tại, switch nam châm chỉ có loại linear trong khi các switch cơ thông thường có đủ các loại clicky, tactile, linear và nhiều biến thể khác của ba loại cơ bản.
Phần mềm đủ dùng nhưng chưa hoàn hảo
Không yêu cầu quá cao nhưng đối với một bàn phím chơi game, phần mềm là rất quan trọng để điều chỉnh mọi thứ sao cho phù hợp nhất với bạn. Phần mềm của Arbiter có đầy đủ các cài đặt cơ bản nhưng thiếu một chi tiết quan trọng: điều chỉnh sâu downstroke (hành trình xuống) cho Rapid Trigger.
- Upstroke: hành trình phím cần di chuyển lên tối thiểu để reset phím.
- Downstroke: hành trình phím cần di chuyển xuống tối thiểu để nhận lại phím sau upstroke.
Tổng kết: nằm cân bằng giữa hai thế giới Gaming - Làm việc

Với một thương hiệu mới xuất hiện từ cuối năm 2023 như Arbiter, theo mình sản phẩm hiện ở mức hoàn thiện tương đối về phần cứng. Bàn phím HE như Polar 65 sẽ yêu cầu cao về phần mềm cũng như tối ưu firmware tốt nên hi vọng trong tương lai, Arbiter sẽ tối ưu tốt hơn phần mềm và firmware sản phẩm của mình và giúp dần hoàn thiện sản phẩm của mình hơn.