Xung Đột Trong Beef Như Một “Quả Bom Nổ Chậm” Đang Ngày Càng Khiến Con Người Ta Muốn Phát Điên Lên Và Sẵn Sàng “Bùm” Trong Mọi Khoảnh Khắc.
Sau Thành Công Vang Dội Tại Đấu Trường Oscar Với Siêu Phẩm Everything Everywhere All At Once, Hãng Phim A24 Đã Có Màn Ra Mắt Mới Với Beef (Bất Hoà) – TV Series Hợp Tác Cùng Netflix. Không Trái Với Kỳ Vọng Của Người Hâm Mộ, Beef Tiếp Tục Là Tác Phẩm Chứng Minh Phong Độ Vững Chãi Của A24.
Beef (Bất Hoà) Bao Gồm 10 Tập Với Thường Lượng Từ 30-35 Phút, Xoay Quanh Cuộc Xung Đột Của 2 Con Người Hoàn Toàn Xa Lạ Nhưng Vô Tình Gắn Kết Với Nhau Theo Cách Chẳng Giống Ai. Từ Một Sự Cố Nhỏ Mà Bất Cứ Người Nào Khi Tham Gia Giao Thông Cũng Từng Gặp Qua Ít Nhất 1 Lần Trong Đời, Danny Cho (Steven Yeun) Và Amy Lau (Ali Wong) Va Vào Nhau Và Bắt Đầu Lên Kế Hoạch Cho Cơn Thịnh Nộ Của Mình.
Nhưng sự thật, cô luôn che giấu tất cả cảm xúc, mong muốn của mình dưới nụ cười. Họ có 2 cuộc sống độc lập và dường như không liên quan gì đến nhau, nhưng lại bị hút vào nhau bởi một tai nạn giao thông hoặc có thể gọi là bởi một bi kịch tiềm ẩn đang dần phá hủy họ.
Từ những sự kiện nhỏ trong cuộc sống nhưng bất ngờ leo thang thành những hành động trả thù độc đáo, Danny và Amy dần trở thành kẻ thù của nhau suốt đời. Loạt phim khám phá các chủ đề như trả thù, áp lực cuộc sống và nỗi sợ hãi hiện sinh của những người trưởng thành đang đấu tranh với cuộc sống hàng ngày. Beef không chỉ là một tác phẩm hài kịch mà nó còn là một phản ánh của sự bất an tinh thần khi sống trong một thế giới đầy rối loạn. Bộ phim này đánh dấu sự trở lại tài năng và sáng tạo của Lee Sung Jin sau các tác phẩm Dave (2020) và Undone (2019.)
Beef sử dụng các sự kiện nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày để truyền đạt những bài học lớn mà không phải ai cũng dám đối mặt và sửa chữa. Không cần sử dụng đạo cụ lớn lao hay rao giảng đạo lý, tác phẩm này bóc trần mọi khía cạnh của tâm lý, mọi cảm xúc thất bại, thất vọng, từng nguyên nhân dẫn họ vào hố sâu của sự bất định một cách rõ ràng, chắc chắn dù cho Beef ban đầu có vẻ như một “nồi lẩu đa dạng”.
Cuộc xung đột dữ dội giữa Danny và Amy được coi là yếu tố kích thích để cứu rỗi tâm hồn đang dần mục nát của họ. Cả hai sử dụng cảm giác chiến thắng nhỏ nhặt trong việc trả thù nhau để tạo ra những thành tựu đáng tự hào trong bản thân, giải phóng cho những áp lực, định kiến và sự giả dối mà họ đang phải chịu đựng.
Không chỉ khai thác về Danny và Amy, Beef (Bất Hoà) còn khéo léo mô tả những khía cạnh tổn thương, tối tăm của từng nhân vật phụ. Dù chỉ là nhân vật phụ nhưng không hề thiếu sót, thậm chí còn tự nhiên, thuyết phục đến mức khán giả có thể dễ dàng cảm nhận được. Mâu thuẫn trong gia đình theo chuẩn mực châu Á cũng được thể hiện rất tinh tế. Sự kỳ vọng từ phụ huynh, gánh nặng của cuộc sống về cơm áo gạo tiền đôi khi vô tình tạo ra những vết nứt trong tâm trí của trẻ con và gây ra ám ảnh dai dẳng cho đến khi họ trưởng thành.
Vẫn theo phong cách độc đáo của hãng A24, Beef tạo dấu ấn riêng qua những cuộc đối thoại có phần điên rồ. Trái với Everything Everywhere All At Once, nơi 2 hòn đá yên bình cũng có thể trò chuyện và di chuyển, ở Beef, 2 con quạ trò chuyện trên cây cũng đầy ấn tượng. Không chỉ thế, hình tượng “ông kẹ” trừng phạt trẻ con mà cha mẹ thường dùng cũng được thể hiện đáng sợ, cũng như màn “hoán đổi thân xác” của Danny và Amy khi bị ngộ độc cũng kỳ dị không kém. Từ đó, rõ ràng hơn những ranh giới mỏng manh và lạc lõng giữa sự sống và cái chết, tạo điều kiện cho những cuộc đối thoại đầy tính hiện sinh giữa 2 con người từng là kẻ thù của nhau.
Mối quan hệ giữa 2 nhân vật chính phát triển mạnh mẽ như 2 cục nam châm. Trong những màn đối đầu dữ dội, họ như 2 thái cực trái dấu hút nhau để xé toạc. Tuy nhiên, khi đồng hành, cả 2 đều là những tâm hồn tổn thương, lỗi lầm. Họ còn là gương phản chiếu hoàn hảo của nhau, phản ánh mọi mớ hỗn độn của đối phương một cách sâu sắc đến mức “đổi xác” ngay lập tức. Sự đồng điệu này chỉ càng tốt hơn khi họ là 2 đường thẳng song song soi rọi lẫn nhau.
Bên cạnh những thông điệp sâu sắc mà bộ phim truyền tải, Beef còn ấn tượng với sự sáng tạo độc đáo của cặp đôi Steven Yeun và Ali Wong. Sau thành công trong The Walking Dead, Minari, Nope,… Steven lại một lần nữa gây ấn tượng với vai Danny Cho – một người đàn ông bất lực với cuộc sống của mình. Còn với Ali Wong, cô hoàn toàn thể hiện được vai diễn phức tạp, nặng nề về mặt tâm lý và có những biến động cảm xúc một cách xuất sắc.
Là “sân chơi” cho cộng đồng người gốc Á, ngoài hai diễn viên chính còn có sự xuất hiện của nhiều gương mặt gốc Hàn, gốc Nhật và cả gốc Việt. Nhờ vậy, tác phẩm trở nên gần gũi, chân thật hơn với cộng đồng người gốc Á khi họ xa quê hương để đi kiếm sống.
Sau khi xem Beef (Bất Hoà), bạn sẽ khó lòng rời mắt khỏi câu chuyện lộn xộn, nhỏ nhặt nhưng mang đậm triết lý về cuộc sống và con người trong xã hội. Bộ phim mang lại một trải nghiệm điện ảnh thú vị, cuốn hút và gợi lại dòng cảm xúc khó tả cho người xem qua màn ảnh nhỏ.