
- Màn hình kích thước 14 inch FullHD 1920 x 1080 IPS
- Độ sáng lên tới 300 nit
- Phổ màu 72% NTSC
- 2 cổng USB-C DP1.2 Alt Mode
- Trọng lượng chỉ 570 gram
- Độ dày chỉ 4.4mm

Đây là chiếc màn hình Lenovo ThinkVision M14 mình sử dụng để mở rộng không gian làm việc trên Macbook Pro. Phần viền màn hình 2 bên và phía trên không quá dày, giúp trải nghiệm sử dụng khi đặt 2 màn hình cạnh nhau không bị cản trở. Mình đã thử sử dụng nó khi ngồi cà phê ngoài trời, dù trời nắng không quá gay gắt, nội dung vẫn hiển thị rõ ràng với màu sắc và độ sáng tốt.

Ban đầu mình nghĩ rằng lớp mate sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc và độ sáng, nhưng mình đã nhận ra rằng màu sắc khi mirror từ Macbook không khác biệt nhiều, độ sáng cũng không bị ảnh hưởng, trừ khi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Lớp phủ Mate không chỉ giúp chống chói mà còn làm khó khăn hơn cho những người nhìn từ góc khác. Duy chỉ có phần viền dưới màn hình nằm trên bàn, có một khe nhỏ dẫn đến việc có thể bị bụi nhỏ tích tụ sau thời gian sử dụng. Nếu hãng có thể làm một miếng kính phủ lên thì sẽ giải quyết được vấn đề này và làm cho sản phẩm trở nên sang trọng hơn.

Phần chân đế có thể gập lại gần màn hình 90 độ, mở ra được tới 85 độ, tạo ra nhiều góc độ linh hoạt cho người dùng. Bản lề cứng cáp và chắc chắn. Dưới đó là một phần chân đế đề ngẩng ra -5 độ nếu cần.

Ở một cạnh là cổng USB-C, nút điều chỉnh độ sáng và nút bật tắt ánh sáng xanh.

Cạnh kia có một cổng USB-C khác, nút bật tắt màn hình và cả khóa Kensington.

Một trong những tính năng mình rất ưa thích của chiếc màn hình này chính là tính năng PD, cho phép sạc pass through. Với tính năng này, một tình huống mà tôi thường tưởng tượng là cắm nguồn sạc qua cổng USB-C một bên của màn hình, còn bên kia cắm vào máy tính hoặc điện thoại. Khi đó, nội dung sẽ được trình chiếu lên màn hình, đồng thời máy tính hoặc điện thoại cũng sẽ được sạc. Thậm chí với tính năng DeX của Samsung Note 10, chỉ cần cắm cáp USB-C vào và điều khiển trên màn hình bằng cách sử dụng 'touch pad' trên màn hình của Note 10, thật là tiện lợi.



