Nhiều phương pháp quản lý nhân sự trong doanh nghiệp bị 'lãng phí, tốn tiền, tốn thời gian' do những quan điểm sai lầm về tâm lý và hành vi con người.
Quản lý con người luôn là một thách thức lớn với mọi công ty, tổ chức. Trên thế giới có nhiều phương pháp và mô hình quản lý con người để mang lại hiệu quả, mô hình Vitality Curve 10-70-20 của GE với CEO Jack Welch là một ví dụ điển hình. Việt Nam đã trễ hậu so với thế giới trong nhiều khía cạnh, trong đó có quản lý nói chung và quản lý con người nói riêng. Vậy liệu doanh nghiệp Việt có nên áp dụng các mô hình quản trị nhân sự quốc tế?
Những điều cần xem xét trước khi thực hiện bất kể phương pháp mới nào từ bài học trên:
Về văn hóa doanh nghiệp, cần phải xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, niềm tin, cách giao tiếp, cách làm của doanh nghiệp mình đã rõ ràng và giúp mọi người hiểu rõ mục tiêu cần đạt được. Quy định và hệ thống làm việc của chúng ta có phản ánh đúng với những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết quản lý doanh nghiệp hay không? Mối quan hệ giữa các hệ thống và tổng thể như thế nào?
Về hệ thống ra quyết định, cần lưu ý liệu các quyết định đã được đánh giá như thế nào theo hệ thống? Các quyết định có tính hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề hiện tại và xây dựng nền tảng cho tương lai hay không? Các quyết định có minh bạch và giúp tổ chức hiểu rõ và thực hiện tốt hơn, có động lực hơn không?
Về hệ thống đánh giá năng lực và đào tạo đổi mới sáng tạo, năng lực tương lai, cần xem xét liệu doanh nghiệp của bạn đã giúp mọi người trong đội ngũ thực sự hiểu mình đang ở đâu trên con đường phát triển nghề nghiệp và cần làm gì để tiến bộ hơn chưa? Mọi người có được thưởng và động viên đúng những gì họ thực hiện, công bằng và minh bạch với toàn thể không? Doanh nghiệp của bạn đã tìm kiếm những phương pháp cải tiến công việc hiệu quả hơn và đào tạo mọi người liên tục để nâng cấp năng lực của toàn tổ chức chưa? Bạn đã có hệ thống đào tạo chuẩn bị cho tương lai thay vì chỉ lấp những khoảng trống trong hiện tại chưa?