Đó là cách mà đạo diễn người Mỹ nhìn nhận về thế giới – một thế giới không hoàn hảo và đau đớn – trong đó, những nhân vật chính thường là những người yếu thế
“tính cách cá nhân”Với cách kể chuyện lạnh lùng, cảm thụ và có phần thờ ơ, Darren Aronofsky tái xuất màn ảnh rộng với dự án The Whale (2022) – một tác phẩm dựa trên vở kịch cùng tên của nhà biên kịch Samuel D. Hunter viết vào năm 2012. The Whale kể về khó khăn trong cuộc sống của giáo sư Charlie – người mắc bệnh béo phì luôn ẩn mình trong nhà – và nỗ lực hàn gắn với con gái mình mà ông đã bỏ rơi suốt chín năm, Ellie. Cùng với sự chăm sóc của người bạn thân Liz – người đã nhiều lần khuyên Charlie đến bệnh viện nhưng luôn bị từ chối vì không có tiền trả bảo hiểm – Charlie luôn đối mặt với những thách thức hàng ngày. Ông không thể tự di chuyển nếu không có chiếc xe lăn, không thể tự nhặt chiếc chìa khóa rơi xuống đất, thậm chí việc đứng dậy cũng là một nỗ lực lớn lao. Bộ phim mô tả những ngày cuối cùng của Charlie, về sự tự ti về ngoại hình và sức khỏe, cũng như ước muốn hàn gắn mối quan hệ với con gái đang trong độ tuổi nổi loạn của mình. The Whale có một cốt truyện đơn giản, thậm chí có phần tẻ nhạt khi tóm tắt. Nhưng điều hấp dẫn không nằm ở nội dung của bộ phim mà ở góc nhìn và quan điểm về một phần nhỏ trong xã hội – những người mắc bệnh béo phì. Cùng với đó là quan điểm về giới tính, tôn giáo và mối quan hệ trong gia đình. Nhìn lại những vấn đề xã hội, khi phong trào LGBT đang được chấp nhận dần dần thì vẫn còn những lời chỉ trích gay gắt; hay những vụ án bạo hành, bỏ rơi, thiếu sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái. Tất cả những vấn đề đó đều được Darren Aronofsky đưa vào tác phẩm. Tương tự như Noah (2014), khi nhìn nhận về đức tin và thái độ của con người đối với nó, The Whale (2022) không mang lại câu trả lời, ngược lại tạo ra những câu hỏi để chúng ta tự đặt ra.