/ Tengo /
“ Một phần nhỏ trong bức tranh tổng thể lớn. Không phải là một phần nhỏ cố định ở một vị trí cụ thể, mà là một phần nhỏ mà luôn thay đổi, biến đổi theo thời gian, không chỗ nào có thể chứa đựng anh”...
Vị trí của Tengo trong tiềm thức về nghệ thuật (văn chương). Khi Tengo viết Nhộng không khí, anh mang đến một cảm xúc mới lạ, một tâm hồn độc đáo. Bức tranh tổng thể có thể thực chất là tác phẩm Nhộng không khí sau khi hoàn thành, Tengo tham gia vào vị trí kỹ thuật cho một tác phẩm vinh dự, nhưng vẫn giữ vững tư duy của tác phẩm vào tiềm thức của mình. Điều này khiến anh cảm thấy cô đơn trong một tác phẩm do chính mình tái tạo.
Sự ổn định: Tengo hiểu về sự ổn định của bản thân trong văn chương nghệ thuật, trong tác phẩm Nhộng không khí. Sự ổn định ở đây có thể hiểu là sự cố định vị trí một người có khả năng sáng tác từ đầu đến cuối, từ ý tưởng sáng tạo tới sự ổn định trong quá trình hoàn thiện. Tuy nhiên, khi xem xét về quá trình viết của Tengo, chúng ta thấy anh ta chỉ có sự ổn định tạm thời khi tái tạo hình thức cho Fukaeri, có thể thấy: Tengo tái tạo hình thức trên cơ sở hình thức đã có của Fukaeri (ngắn gọn, súc tích, biểu đạt vừa đủ,...). Vì vậy, nói rằng Tengo ổn định là chưa chính xác!
“Không chỗ nào có thể chứa đựng anh”: nếu nhìn nhận ý niệm này về nhân vật, đó là sự thật hoàn toàn. Nói như Fukaeri, Tengo không phải là một nhà toán học hoặc một nhà văn. Công việc của Tengo lúc nào cũng đều lặng lẽ, mặc dù anh làm việc rất chăm chỉ, nhưng không bao giờ xác định cho mình một vị trí cụ thể - không có vị trí dành cho anh. Hơn nữa, khi tái tạo tiểu thuyết Nhộng không khí, Tengo chỉ là người thêm từ cho tác phẩm. Nếu tham gia vào viết thực sự, Tengo khó lòng có một “vị trí riêng của mình”, vì anh không ham muốn một vị trí. Điều này chưa kể đến một vấn đề, vấn đề Tengo viết tác phẩm của chính mình không có đủ “tình cảm”. Anh gặp khó khăn trong việc hoàn thiện tổng thể của bản thân cũng như tác phẩm của mình.
/ Aomame /
“Mặt trăng lớn tỏa sáng giữa bầu trời, phát ra một ánh trắng kỳ bí, như được sinh ra từ một núi lửa tối tăm… Bên cạnh đó là một mặt trăng nhỏ màu xanh lá cây, như một đứa trẻ vụng về, nhút nhát che khuất bên mặt trăng to lớn.”
Có thể: mặt trăng lớn là biểu tượng của con người. Chúng ta thường hiện thân dưới một vẻ ngoài ổn định, tự tin về mặt lý trí và tình cảm, nhưng thực chất lại ẩn chứa sự dối trá, phản bội bản thân mình. Nói một cách khác, chúng ta phản bội mặt trăng nhỏ bên trong.
Mặt trăng nhỏ, thường biểu hiện sự thiếu thốn, nỗi đau trong mỗi con người. Đó là phần yếu đuối, mất mát mà chúng ta cố gắng che dấu. Mỗi người đều có một mặt trăng nhỏ của riêng mình, như một lớp sương, một lớp rêu xanh phủ lên tâm hồn, một lớp vỏ bọc mỏng manh trước ánh sáng của cuộc sống. Bằng cách đặt mặt trăng nhỏ bên cạnh mặt trăng lớn, chúng ta có thể so sánh, suy ngẫm và chấp nhận bản thân.
Aomame nhìn mặt trăng và hỏi: “Gần đây, có ai ôm em ngủ không?
Em có bạn bè không?”
Có khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi không?
- “Mặt trăng im lặng”
Có thể: tất cả những câu hỏi Aomame đặt ra là để tự hỏi bản thân. Đối diện với một mặt trăng xanh méo và che phủ bởi lớp rêu xanh mờ mịt. Sự im lặng không phải là không trả lời, mà là cuộc sống hiện tại của Aomame đủ để cô tự nhận thức, không cần phải lên tiếng phơi bày tất cả.
Đánh giá chi tiết bởi: ThNgân - MyBook
Hình ảnh: ThNgân