Bạn đã từng tự hỏi tại sao có những người xung quanh kể chuyện rất cuốn hút không? Cùng một câu chuyện, nhưng khi bạn hoặc ai đó khác kể, kết quả lại hoàn toàn khác - nhạt nhẽo và không lôi cuốn. Ngày nay, người ta thường gọi những người như vậy là “thiếu chất”. Họ “thiếu chất” vì không giỏi diễn đạt, không thu hút người nghe. Trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc, chúng ta luôn phải sử dụng ngôn ngữ để trao đổi thông tin, thể hiện cảm xúc và thuyết phục. Nếu khả năng diễn đạt của bạn không tốt, liệu bạn có đang đánh mất lợi thế của bản thân không? Đặc biệt, trong thời đại hội nhập như hiện nay, kỹ năng này trở nên vô cùng quan trọng. Nhưng đừng lo lắng, vì bây giờ đã có cuốn sách sẵn sàng hỗ trợ bạn trong mọi “cuộc chơi của ngôn ngữ”. Đó chính là “Bí Quyết Diễn Thuyết Thành Công” với những phương pháp hữu ích - vũ khí giúp bạn tự tin hơn khi bước vào trận chiến.
Giới Thiệu Tác Giả
Bí Quyết Diễn Thuyết Thành Công là tác phẩm của Jerry Weissman. Ông là huấn luyện viên hàng đầu thế giới về thuyết trình trong lĩnh vực kinh doanh, cũng là người sáng lập và điều hành công ty Power Presentations. Weissman đã hỗ trợ các CEO trong hơn 500 dự án IPO, giúp các doanh nghiệp thu về hàng trăm tỷ đô la Mỹ. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng khác về diễn thuyết như: The Power Presenter, Presentations In Action, In The Line Of Fire và Presenting To Win – Bí Quyết Diễn Thuyết Thành Công. Hãy cùng khám phá những “bí quyết thu hút, dẫn dắt và cuốn hút khán giả thông qua nghệ thuật kể chuyện” của Weissman nhé!
Khi không hiểu rõ đối tượng nghe, bạn sẽ không thể thực hiện một bài thuyết trình tốt.
Ở những trang đầu của cuốn sách, Weissman đã chỉ ra những sai lầm phổ biến trong các bài thuyết trình mà đa số chúng ta thường mắc phải.
1. Thiếu luận điểm rõ ràng.
2. Không nhắm đến lợi ích của khán giả.
3. Thiếu sự liên kết.
4. Đi quá chi tiết.
5. Quá dài dòng.
Vậy để tránh những sai lầm trên, bí quyết đó là tập trung, lọc bớt thông tin và chỉ cung cấp cho khán giả những gì họ cần, và chỉ những gì họ cần thôi.
Mọi cuộc giao tiếp đều nhằm mục đích dẫn dắt khán giả từ Điểm A (điểm xuất phát), đến Điểm B (mục tiêu của bạn).
Chúng ta cần hướng dẫn khán giả, từ việc không hiểu biết đến hiểu biết, từ sự hoài nghi đến sự tin tưởng và từ sự phản đối đến hành động. Để làm điều này, chúng ta cần xác định mục tiêu rõ ràng từ đầu, hiểu rõ nhu cầu của họ và tập trung vào việc đáp ứng những nhu cầu đó bằng cách giới thiệu các lợi ích mà họ sẽ nhận được.
Vậy làm thế nào để hiểu rõ nhu cầu của họ? Trong quá trình thuyết trình, đừng bao giờ quên sử dụng WIIFY – What’s In it For You (Điều đó có lợi gì cho bạn?). Bạn phải thấu hiểu là điều bạn nói có lợi ích gì cho khán giả, họ sẽ nhận được gì khi họ đầu tư vào dự án hoặc sử dụng sản phẩm của bạn. Hãy kích hoạt tư duy về nhu cầu của họ và luôn đề cập đến chúng khi bạn thuyết trình. Mỗi phần của bài thuyết trình, hãy liên kết với một WIIFY. Đây là công cụ mạnh mẽ giúp bạn nhớ rằng khán giả của bạn là ai và họ cần gì.
Sử dụng các công cụ này một cách hiệu quả và đúng mục tiêu, khán giả của bạn sẽ trải qua những trạng thái phấn khích tuyệt vời với chuỗi Aha! suốt bài thuyết trình.
Hãy để trí não của bạn nhảy múa theo những phương pháp của Weissman.
Sau khi đã hiểu rõ về nhu cầu của khán giả, bước tiếp theo bạn cần thực hiện là xây dựng một bài thuyết trình hoàn hảo. Để tạo ra một bài diễn thuyết cuốn hút, bạn cần tạo ra một câu chuyện riêng theo cách của bạn.
Trước hết, hãy tận dụng tất cả những tế bào não của bạn để tìm ra những ý tưởng mới, sáng tạo. Không cần phải tuân theo một trình tự logic cụ thể, chỉ cần để tâm trí bạn bay bổng và bạn sẽ có những ý tưởng đầy táo bạo, lôi cuốn. Đó là quá trình “bão não” (brainstorm).
Sau khi đã brainstorm để có các ý tưởng cho bài thuyết trình, bây giờ là lúc bạn cần sắp xếp chúng theo một trình tự logic để tạo ra một mạch thuyết trình liền mạch. Điều quan trọng nhất khi thuyết trình là không làm cho khán giả phải suy nghĩ quá nhiều, vì vậy bạn cần có một cấu trúc rõ ràng giúp bài thuyết trình của bạn thu hút hơn bao giờ hết.
Để giúp bạn, Weissman đã giới thiệu 16 mẫu cấu trúc mạch thuyết trình. Những mẫu cấu trúc này đều có điểm chung và bạn cần phải chọn ra một hoặc hai mẫu cấu trúc để áp dụng cho toàn bộ bài thuyết trình theo hướng dẫn. Điều quan trọng không phải là bạn sử dụng mẫu cấu trúc nào, mà là bạn cần phải tuân thủ một cấu trúc duy nhất cho toàn bộ bài thuyết trình.
Hãy tạo cho bài thuyết trình của bạn một 'trang phục' đẹp nhất có thể.
Sau khi đã có một bắt đầu ấn tượng và một cấu trúc phù hợp nhất cho toàn bộ bài thuyết trình, bạn cũng không thể bỏ qua việc chuẩn bị một 'trang phục' đẹp cho chúng, phải không? “Trang phục” ấy chính là các slide của bài thuyết trình. Trong quá trình thuyết trình, Slide là một công cụ không thể thiếu đối với các diễn giả. Vậy làm thế nào để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất để hỗ trợ cho bài thuyết trình của bạn?
Hãy bắt đầu từ một sai lầm phổ biến mà nhiều người thường mắc, đó là cung cấp quá nhiều thông tin trong một slide. Và khi bạn thuyết trình, bạn chỉ đơn giản là đọc các slide đó, và thậm chí nếu có chỉnh sửa thì cũng chỉ là sửa chút ít. Điều này khiến cho bài thuyết trình trở nên nhàm chán và khó chịu cho khán giả. Họ sẽ cảm thấy như là “Tôi có thể tự đọc được!”. Đừng quên rằng các slide và đồ họa được sử dụng để hỗ trợ diễn giả, chúng không phải là người chính. Một slide thiết kế đơn giản sẽ ngay lập tức tạo ra một hiệu ứng trực quan tích cực cho phần trình bày của diễn giả.
Để làm được điều đó, bạn không thể bỏ qua lời khuyên của Weissman về cách sử dụng con số, chữ viết và đồ họa trong slide của bạn. Trước hết là cách trình bày văn bản trên slide, từ font chữ, kiểu chữ, màu sắc đến bố cục đều được hướng dẫn một cách rõ ràng và cụ thể. Sau đó là cách loại bỏ từ ngữ, số liệu không cần thiết và chú thích dư thừa. Cuối cùng, nhìn tổng quan bài thuyết trình của bạn và chỉ nhấn mạnh vào các tiêu đề để chỉ ra các phần thiếu liên kết và logic. Khi đó, bạn đã có một “trang phục” đẹp cho bài thuyết trình của mình rồi.
Bằng cách kết hợp nội dung thuyết trình được cấu trúc mạch lạc với ba phần mở, thân, kết rõ ràng cùng bố cục slide hoàn hảo, bạn sẽ biết cách thể hiện toàn bộ bài thuyết trình của mình.
Giờ là lúc bạn cần thổi hồn vào bài thuyết trình của mình!
Khung xương cho bài thuyết trình đã được chuẩn bị hoàn chỉnh, bây giờ bạn cần học cách biến nó thành một bài hoàn chỉnh, bạn cần thổi hồi vào nó. Hãy xem Weissman đã làm gì nhé? Ông ấy đã đưa ra hai loại kết nối chính đó là kết nối nội bộ và kết nối bên ngoài. Kết nối nội bộ giúp kết nối từng “cây cây” luận điểm trong bài thuyết trình của bạn thành một “rừng cây” hoàn chỉnh, còn kết nối bên ngoài giúp kết nối phần thuyết trình (bao gồm cả diễn giả là bạn) với khán giả. Chúng ta có 12 kết nối nội bộ và 7 phương pháp kết nối bên ngoài.
Ngoài ra, để có một bài thuyết trình tốt, bạn cũng cần phải luyện nói hàng ngày. Luyện nói bằng một kỹ thuật đặc biệt, không có một bài thuyết trình nào hấp dẫn hay thu hút nếu bạn không chuẩn bị kỹ càng. Đừng “tùy tiện”, mọi từ ngữ được sử dụng cần phải chau chuốt và suy nghĩ kỹ càng. Nhưng nếu bạn không biết làm thế nào, đừng lo lắng, ông ấy cũng đưa ra các phương án giải quyết cho vấn đề này một cách cụ thể và rõ ràng. Hãy lưu ý, đừng bỏ lỡ bất kỳ giải pháp nào.
Tương tự như các thiết kế đồ họa, các từ, cụm từ, câu cũng có thể tạo ra tác động hai chiều, hoặc bạn thuyết phục được khán giả, hoặc không. Hãy nghiên cứu, lựa chọn kỹ lưỡng các từ ngữ và luyện tập với những từ ngữ tốt nhất; bạn sẽ có được một bài thuyết trình mạch lạc, sống động và thu hút.
Dù làm gì đi chăng nữa, đừng quên khán giả của bạn. Trước ngày thuyết trình, hãy dành thời gian để tìm hiểu kỹ về những người sẽ ngồi lắng nghe bạn nói, hãy nhớ tên một số nhân vật quan trọng, cập nhật tin tức về xu hướng trong ngành của họ... Khi đến ngày thuyết trình, hãy cố gắng quen biết với khán giả trước khi bắt đầu, lắng nghe câu chuyện của họ để tìm cách liên kết trực tiếp khi bạn diễn thuyết.
Tùy chỉnh bài thuyết trình là một nghệ thuật, và mọi nghệ thuật đều đòi hỏi sự luyện tập đều đặn. Hãy thử làm điều này trong lần thuyết trình tới, và luyện tập mỗi khi bạn phải thuyết trình trong tương lai. Thời gian bạn bỏ ra để làm cho bài thuyết trình trở nên đặc biệt sẽ được đền đáp bằng sự phản hồi tích cực từ khán giả và rất nhiều khoảnh khắc Aha! đáng giá.Tổng quan về cuốn sách.
Cuốn sách này chỉ cho bạn tất cả các bước để xây dựng một bài thuyết trình có kết quả tốt nhất, từ cách xử lý Slide, đồ họa, cấu trúc cho đến lời nói của cả một bài thuyết trình. Các phương pháp được trình bày rất chi tiết, dễ hiểu và gần gũi với mọi người. Ở phần cuối của cuốn sách, tác giả không quên tổng hợp tất cả các công cụ cần thiết để thực hành và các danh mục cần chuẩn bị cho bài thuyết trình. Tôi nghĩ rằng, cuốn sách này là cần thiết đối với mọi người, bất kể bạn là ai hoặc đang làm gì. Hãy 'tậu' nó, đọc và áp dụng theo cách của riêng bạn. Nhưng tôi tin chắc rằng, bạn sẽ không hối tiếc khi đọc xong cuốn sách này đâu.
Đánh giá chi tiết bởi: Ngân Hà - MyBook.
Hình ảnh được cung cấp bởi: Thái Ngân