Bất Kỳ hoạt động nào tạo ra nội dung đều tạo ra trải nghiệm, dù đó chỉ là viết email, sản xuất một video viral, đào tạo nhân viên, xây dựng một chiến dịch quảng cáo trên Facebook hoặc thậm chí chỉ là việc tạo ra một hoá đơn. Mọi hoạt động đều cần có nội dung hấp dẫn, và tất nhiên sẽ tạo ra các trải nghiệm. Và có một lý lẽ rõ ràng, nếu bạn càng chủ đích khi tạo ra trải nghiệm, bạn sẽ kết nối tốt hơn với khán giả của mình. Vậy làm thế nào để cải thiện trải nghiệm của khách hàng đối với nội dung của bạn? Câu trả lời nằm trong cuốn sách Content Marketing Trong Thời Đại Cải Tiến Trải Nghiệm Khách Hàng (F#CK CONTENT MARKETING: Tập Trung vào Trải Nghiệm Nội Dung để Thúc Đẩy Yêu Cầu, Doanh Thu & Mối Quan Hệ) của Randy Frisch.
Nếu bạn để ý, bạn sẽ nhận thấy có một điều khá là ngược lại ngay từ tên tiếng Anh của cuốn sách này: Một cuốn sách có vẻ như có nội dung liên quan đến content marketing nhưng lại mở đầu bằng 3 từ “F#CK CONTENT MARKETING”.
Đừng để tựa đề của cuốn sách này làm bạn hiểu lầm. Chúng tôi yêu thích content marketing – và chúng tôi càng yêu quý hơn nữa những chuyên gia content marketing.
Bạn cần hiểu rõ 3 điểm sau, bởi vì chúng sẽ xuất hiện liên tục trong nội dung của cuốn sách của Randy:
1. Đây không phải là một cuốn sách về content marketing.
2. Đây không phải là cuốn sách về cách tạo ra một nội dung hay hoặc cách tạo ra bất kỳ nội dung nào.
3. Đây không phải là cuốn sách dành cho các chuyên viên content marketing.
Nội dung của cuốn sách này là gì? Và ai là đối tượng mục tiêu của nó?
Câu trả lời là: Mọi người.
Chỉ cần bạn quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về trải nghiệm nội dung và lợi ích của nó trong marketing thì bạn chính là đối tượng mục tiêu của cuốn sách này. Lý do là vì mọi hoạt động đều cần có nội dung hay bất chấp bộ phận hoặc vị trí công việc của bạn, và bất cứ nơi nào có nội dung, nơi đó có trải nghiệm. Nếu bạn quan tâm đến việc tạo ra trải nghiệm cho khán giả của mình thì bạn sẽ có khả năng kết nối tốt hơn với họ.
Bây giờ bạn đã sẵn sàng bắt đầu hành trình trải nghiệm nội dung cùng Randy Frisch và Content marketing trong thời đại trải nghiệm khách hàng.
Tập Trung vào Trải Nghiệm Nội Dung
Bạn đã từng nghe về hai tên sau chưa?
1. Netflix
2. Spotify
Không chỉ dừng lại ở việc “đã từng nghe”, có thể bạn đã và đang sử dụng chúng. Netflix và Spotify nổi tiếng mà. Nhưng điều quan trọng là, dù bạn tìm kiếm gì trên Netflix hoặc gõ tên anh Đen Vâu trên Spotify, một điều chắc chắn là: Bạn sẽ không bị choáng ngợp bởi sự đa dạng của các lựa chọn trên các nền tảng đó. Tại sao vậy?
Bởi vì các nền tảng này giúp bạn dễ dàng tìm thấy những gì bạn cần, thậm chí còn giới thiệu nội dung và sản phẩm dựa trên sở thích và thói quen trong quá khứ của bạn.
Netflix và Spotify tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa cho người dùng trên nền tảng của họ, điều này luôn là điều mà người tiêu dùng khát khao. Không có gì ngạc nhiên khi người dùng đánh giá Netflix và Spotify là hai trong số những nền tảng có trải nghiệm tuyệt vời nhất trên toàn cầu.
Chúng ta luôn mong muốn trải nghiệm cá nhân hóa. Khi nói về cá nhân hóa, hãy nhớ rằng đó không chỉ là về sở thích của bạn mà còn về sở thích của khách hàng. Cá nhân hóa bắt đầu khi bạn không chỉ quan tâm đến bản thân mình mà còn tập trung vào việc thiết kế một hành trình xoay quanh sở thích của khán giả. Đó là yếu tố khiến cho khán giả cảm thấy gắn bó với bạn.
Điều mà các thương hiệu đang tìm kiếm là sự gắn bó khi khách hàng có một trải nghiệm cá nhân hoá tuyệt vời với thương hiệu – điều mà bạn cũng đã trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày.
Chiến lược marketing của bạn cần phải thích nghi với cá nhân hoá. Nếu không thể truyền đạt đúng nội dung trên trang web, trong email hoặc bất kỳ nơi nào khách hàng có thể tìm thấy và kết nối với bạn, bạn sẽ nhanh chóng mất niềm tin từ họ. Để đạt và duy trì niềm tin từ khách hàng, bạn cần cung cấp nội dung chính xác, phù hợp và được cá nhân hoá cho họ. Thực tế, mọi doanh nghiệp đều muốn làm điều đó, nhưng vấn đề là hiện tại họ đang có một số thói quen xấu trong cách tiếp cận nội dung. Nếu không sửa đổi kịp thời, chắc chắn doanh nghiệp sẽ lạc hướng.
4 thói quen xấu mà nhiều doanh nghiệp mắc phải khi tiếp cận nội dung:
#1: Luôn nghĩ rằng cần phải sản xuất ngày càng nhiều nội dung cho khán giả của mình
#2: Chỉ sắp xếp nội dung theo hình thức mà không có sự cá nhân hoá
#3: Bỏ qua trải nghiệm người dùng khi đánh giá chất lượng
#4: Đẩy trách nhiệm lên trải nghiệm, không khai thác triệt để lợi ích của trải nghiệm
Để đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng, doanh nghiệp của bạn cần phải “giống với Google” hơn. Khi bạn cung cấp nội dung đầu tiên cho khách hàng, nó phải là nội dung liên quan nhất mà họ có thể thấy, để họ không cần phải đoán, loại bỏ rác, hoặc rời đi để tìm câu trả lời ở nơi khác. Nói cách khác, hãy tập trung vào trải nghiệm nội dung.
Trải nghiệm nội dung là gì? Một trải nghiệm nội dung tốt là như thế nào?
Một định nghĩa cơ bản về trải nghiệm nội dung là môi trường mà nội dung của bạn tồn tại, cấu trúc của nó và cách nó tạo ra sự kết nối với khách hàng tương lai và hiện tại của bạn.
Bề ngoài, thiết kế và thẩm mỹ trực quan đều ảnh hưởng đến trải nghiệm. Sự giao thoa giữa cái nhìn và cảm nhận là quan trọng trong trải nghiệm của người dùng. Đây là lý do tại sao 10 giây đầu tiên của một trang web rất quan trọng đối với quyết định của người dùng.
Một trải nghiệm nội dung tốt không khác gì so với một trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt. Giống như dịch vụ khách hàng, mọi người có thể khen ngợi hoặc phàn nàn về trải nghiệm nội dung của họ. Nếu bạn xây dựng được cảm giác tích cực, uy tín và tối ưu hóa nội dung để nó trở nên hấp dẫn hơn, sáng sủa hơn, bạn sẽ có khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Một trải nghiệm nội dung tốt đòi hỏi sự kết nối. Nhiều doanh nghiệp không xem xét mục tiêu cuối cùng khi nói về nội dung. Họ hạnh phúc khi có thể gây kết nối với nội dung, trong khi mục tiêu thực sự là dẫn dắt người đó đến nội dung tiếp theo và thực hiện hành động (CTA) hoặc một giao dịch mua sắm nào đó. Sự nhất quán sẽ tạo ra sự tin tưởng nhiều hơn, từ đó dần dần tạo ra sự kết nối theo thời gian.
Hạt nhân của chiến dịch - 4 chiến lược tiếp cận thị trường
Bất kể chiến lược tiếp cận thị trường của bạn là gì, ngay cả khi bạn cảm thấy không cần thiết phải ưu tiên nội dung, bạn không thể thực hiện chúng theo cách bạn muốn nếu không chấp nhận rằng nội dung là trung tâm của chiến dịch. Rất khó để thực hiện bất kỳ chiến lược hoặc tiếp cận thị trường nào mà không cung cấp nội dung. Nội dung là trung tâm của chiến dịch.
Có 4 chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả.
Đầu tiên là Inbound. Inbound marketing là hình thức tiếp cận dựa trên giá trị. Nếu bạn cung cấp nội dung có ích và liên quan, người ta sẽ tin tưởng bạn hơn khi bạn tương tác với họ qua các kênh khác nhau. Nội dung đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Inbound. Inbound marketing hiệu quả là dẫn dắt người ta đến nội dung tiếp theo và đề xuất điều gì đó phù hợp với ngữ cảnh. Nếu trải nghiệm tốt hơn, một người sẽ chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn khi họ muốn tìm hiểu thêm.
Thứ hai là Marketing mục tiêu. Marketing mục tiêu tập trung vào việc tăng cường nhận thức và sự quan tâm đến một sản phẩm hoặc dịch vụ ngay khi khách hàng thể hiện sự quan tâm. Điều này là để thu hút khách hàng tiềm năng và đưa họ vào ống dẫn. So với Inbound, marketing mục tiêu thường là một chiến lược tích hợp hơn và thường triển khai sau khi đã thu hút khách hàng tiềm năng.
Chiến lược thứ ba là ABM. ABM (Account-Based Marketing) là hình thức tiếp cận tập trung vào từng khách hàng cụ thể. Ngày nay, ABM tập trung nhiều hơn vào các mối quan hệ trong đó các nhà tiếp thị triển khai hàng loạt các chiến lược ABM nhằm thu hút khách hàng mục tiêu thông qua các nội dung được cá nhân hoá.
Cuối cùng là Hỗ trợ bán hàng. Đây không phải là thời đại mà các nhà tiếp thị giải quyết vấn đề liên quan đến tiếp thị và sales giải quyết vấn đề liên quan đến bán hàng. Thuật ngữ “Smarketing” được sinh ra để nhận ra mối quan hệ cơ bản giữa hai bộ phận này.
Đó là 4 phương pháp tiếp cận phổ biến nhưng không nên bỏ qua tầm quan trọng của việc tập trung vào trải nghiệm nội dung ở mọi giai đoạn, từ mọi phòng ban. Nội dung là chìa khóa để thu hút, giữ chân và chuyển đổi khách hàng. Một trải nghiệm tốt sẽ đảm bảo rằng họ sẽ đi theo một hành trình đã được định sẵn.
Cá nhân hoá trải nghiệm nội dung trên quy mô lớn
Khi đã tin tưởng vào trải nghiệm nội dung, làm thế nào để thực hiện nó hàng ngày, nhiều lần mỗi ngày, trong một tổ chức toàn cầu?
“Khung trải nghiệm nội dung” là một cách lý tưởng để bạn triển khai điều này. Đây là một quy trình gồm 5 bước.
Bước 2 là Sắp xếp. Bằng cách ưu tiên việc sắp xếp nội dung, các thành viên khác trong nhóm tiếp thị và bán hàng có thể dễ dàng tìm và chia sẻ nội dung của bạn. Điều này rất hữu ích khi lập kế hoạch chăm sóc khách hàng, triển khai tiếp cận bán hàng hoặc theo dõi người mua tiềm năng. Nếu biết cách sắp xếp, tất cả nội dung không được sử dụng của bạn sẽ hoạt động hiệu quả trở lại.
Bước 3 là Cá nhân hoá. Bằng cách tạo ra những trải nghiệm tích cực, bạn có thể xây dựng sự uy tín với khán giả của mình, và khi bạn có được sự tin tưởng đó, khán giả sẽ phá vỡ bức tường riêng tư và bắt đầu tương tác với bạn thường xuyên hơn.
Bước 4 là Phân phối. Ngày nay, người tiêu dùng không tập trung vào một nơi duy nhất để ra quyết định của họ. Họ duyệt qua nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội, các trang web đánh giá, các kênh thương mại điện tử,..., và các nhà tiếp thị phải tiếp cận họ ở mọi điểm tiếp xúc.
Bước 5 là Tạo kết quả. Bằng cách tập trung vào các khía cạnh hướng đến kết quả, doanh nghiệp của bạn sẽ có thể thu thập thông tin giúp tạo ra trải nghiệm nội dung tốt hơn, từ đó dễ dàng lập bản đồ các giai đoạn khác nhau của hành trình mua sắm. Bí quyết là hiểu rõ người mua của bạn và hành trình bạn tạo ra từ bên trong ra bên ngoài. Bằng cách tập trung vào môi trường, cấu trúc của nội dung và cách thu hút khán giả của bạn, bạn sẽ bắt đầu thấy nội dung thực sự phát huy tiềm năng và hoàn thành nhiệm vụ của nó một cách đầy đủ.
Kết
Các thương hiệu lớn như Netflix hay Spotify đã lâu đã nhận thức được giá trị của trải nghiệm và đã thành công trong việc cá nhân hoá trải nghiệm của người dùng trên nền tảng của họ. Họ đã tạo ra những trải nghiệm độc đáo mà người dùng thích thú và vì vậy đã trở thành hai trong số những nền tảng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nhưng họ đã thực hiện điều này như thế nào? Cuốn sách Content Marketing trong kỷ nguyên trải nghiệm khách hàng của Randy Frisch sẽ giải đáp điều này một cách chi tiết.
Randy Frisch là ai?
Randy Frisch là Giám đốc Marketing và là người đồng sáng lập của Uberflip - một nền tảng trải nghiệm nội dung giúp các chuyên gia tiếp thị tạo ra trải nghiệm nội dung ở mọi giai đoạn của hành trình mua hàng. Cuốn sách Content Marketing trong kỷ nguyên trải nghiệm khách hàng là một sản phẩm tâm huyết mà Randy muốn chia sẻ với những ai quan tâm đến trải nghiệm nội dung và mong muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khán giả mục tiêu của mình.
Tác giả: DO
Hình ảnh: DO