“Đọc sách mang lại cho chúng ta nhiều kiến thức, thông tin”, “Đọc sách giúp chúng ta nâng cao khả năng văn chương”, “cung cấp nhiều mẹo bổ ích”...
Nếu chúng ta nói về tầm quan trọng của việc đọc sách, hầu hết mọi người sẽ hiểu được điều này, tuy nhiên, có một số người sẽ phản đối: “Không cần phải đọc sách, đặc biệt là ở thời đại 4.0 này, ta có thể tìm kiếm mọi thứ chỉ với vài dòng gõ”. Vì vậy, những người không có thói quen đọc sách chắc chắn không thể nhận biết được lợi ích thực sự của việc này.
Theo bạn, những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống là gì? Sức khỏe, tiền bạc, thời gian, mối quan hệ, phát triển cá nhân hay tự thể hiện,...
Đọc sách mang lại cho chúng ta tất cả những điều đó. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta khi đọc sách đều quên mất những điều được đề cập trong cuốn sách đó, mọi khái niệm hay chi tiết đều trở nên mờ nhạt, đã đọc lâu rồi nên chẳng còn nhớ gì về chúng. Nói một cách khác, dù chúng ta đã bỏ ra thời gian đọc nhưng lại không nhớ gì về nó, mọi nỗ lực đều trở thành vô ích.
Để đọc mà không rơi vào tình trạng nhớ trước quên sau, sau khi đọc xong không nhớ được nội dung sách, chúng ta mỗi người đều cần có bí quyết. Và cuốn sách “Đọc nhiều nhớ được bao nhiêu” chính là chìa khóa giúp bạn đạt được điều đó.
Khi cầm cuốn sách trong tay, bạn thường làm gì trước tiên? Đọc từ phần mục lục - hiểu về cấu trúc sách và những điểm chính tác giả muốn truyền đạt. Mục lục được đặt ở đầu sách, giúp bạn tổng quan về nội dung, chương sách và kết luận của tác giả. 8 chương sách không quá dài hoặc ngắn, đủ để bạn học được những kiến thức mà tác giả chia sẻ về cách đọc sách để ghi nhớ lâu.
Tác giả bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi: Tại sao đọc sách là quan trọng? và liệt kê tám lợi ích của việc đọc sách. Đọc sách ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cung cấp giá trị tinh thần và học hỏi từ kinh nghiệm được chia sẻ. Sách chứa đựng trải nghiệm của hàng nghìn người, từ đó giúp ta tiết kiệm thời gian và tránh những sai lầm trên con đường phát triển bản thân. Đọc sách giúp giảm căng thẳng, linh hoạt tư duy và tăng cường khả năng nhớ thông tin.
Chương thứ 2 của sách nói về ba kỹ năng cơ bản để đọc sách mà tác giả cho là quan trọng nhất. Sách cũng so sánh việc đọc sách với tra cứu thông tin trên internet, nhấn mạnh sự khác biệt giữa thông tin và kiến thức. Học cách phân biệt giữa hai khái niệm này giúp ta áp dụng hiệu quả kĩ thuật đọc sách để ghi nhớ lâu. Tác giả cũng giới thiệu cách kích thích các hóc-môn tăng cường trí nhớ và áp dụng thuật đọc sách vào các khoảng thời gian trống trong ngày.
Tác giả khuyên đọc sách cần chú trọng vào chất lượng, đảm bảo tri thức được tiếp thu một cách chắc chắn. Đọc sách không chỉ là việc lướt qua từng trang, mà còn là quá trình nảy sinh ý tưởng, thảo luận và học hỏi từ cuốn sách. Đọc sách không chỉ để thông tin “nhảy vào não” mà còn để kiến thức “thấm vào lòng”.
Trong chương thứ 3, tác giả tiếp tục giới thiệu về các kỹ thuật đọc sách giúp ghi nhớ lâu như sử dụng bút dạ quang đánh dấu, đọc ba dòng hay cách tiếp cận sách qua TV, ... Ông nhấn mạnh vào việc ôn lại kiến thức trong thời gian rảnh rỗi. Hiểu rõ những kỹ thuật này không chỉ giúp ghi nhớ dễ dàng hơn mà còn giúp nâng cao chất lượng đọc sách.
Trong chương 4, Kabasawa chia sẻ sáu phương pháp đọc sách siêu hiệu quả của bác sĩ tâm thần. Ông giải thích cách áp dụng những kỹ thuật này một cách chi tiết và dễ hiểu, giúp độc giả hiểu rõ hơn về cách đọc sách có ích. Kabasawa cũng nói về việc đọc sách trước khi ngủ và giải thích về vai trò của giấc ngủ trong việc ghi nhớ thông tin.
Trong chương 6, độc giả sẽ được giới thiệu với sách điện tử và cách tận dụng nó hiệu quả nhất. Tác giả Kabasawa cung cấp thông tin về lợi ích và nhược điểm của sách điện tử, cũng như các phương pháp đọc sách điện tử khác nhau. Việc sử dụng sách điện tử và sách giấy song song có thể tăng cường khả năng ghi nhớ và tiết kiệm thời gian.
Ảnh: Ngọc Trâm - MyBook