Nhà Nhân Loại Học Marget Mead đã từng nói: “Đừng Nghi Ngờ Khả Năng Thay Đổi Thế Giới Của Một Nhóm Người Có Suy Nghĩ, Có Quyết Tâm. Thực Tế, Họ Là Người Duy Nhất Có Thể Thay Đổi Thế Giới.” Nhưng Bạn Không Thể Làm Một Mình Được. Chúng Ta Đang Sống Chung Trên Một Thế Giới. Hãy Để Mạng Lưới Của Bạn Đóng Góp Phần Của Họ.
Câu Chuyện Của Những Người Khác Biệt, Những Bí Mật Dẫn Tới Thành Công Nhờ Xây Dựng Mối Quan Hệ, Cách Những Người Thành Đạt Luôn Vững Vàng Với Vị Trí Của Mình,… Những Điều Đó Được Hai Tác Giả Keith Ferrazzi Và Tahl Raz Tiết Lộ Trong Quyển Sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình.
1.
Tác Giả
Keith Ferrazzi Sinh Ra Trong Một Gia Đình Có Cha Là Công Nhân Nhà Máy Thép Và Mẹ Là Lao Công. Tuy Vậy Ông Đã Biết Tận Dụng Khả Năng Kết Nối Xuất Sắc Của Mình Để Dọn Đường Vào Đến Yale, Nhận Bằng MBA Tại Harvard Và Là Nhà Sáng Lập Và CEO Tại Ferrazzi Greenlight, Một Công Ty Tư Vấn Tiếp Thị Bán Hàng, Từng Đóng Góp Bài Viết Cho Tạp Chí Inc., Wall Street Journal, Harvard Business Review. Trước Đó, Ferrazzi Đã Từng Là Giám Đốc Tiếp Thị Tại Deloitte Consulting Và Tập Đoàn Starwood Hotels & Resorts, CEO Tại YaYa Media. Hiện Nay Ông Đang Sống Tại Los Angeles Và New York.
Tahl Raz Là Biên Tập Viên Tại Tạp Chí Fortune Small Business. Ông Là Người Viết Bài Cho Inc., Jerusalem Post, San Francisco Chronicle, GQ. Raz Hiện Đang Sống Tại Thành Phố New York.
2.
Công Thức Bốn Bước Tạo Nên Giá Trị Của Sự Kết Nối
Quyển Sách Gồm 31 Chương Thuộc 4 Phần Chính Lồng Ghép Vào Đó Là Tiểu Sử Những Người Nổi Tiếng Thành Công Nhờ Cách Xây Dựng Mạng Lưới Quan Hệ Thông Minh Và Một Vài Câu Chuyện Về Cách Nắm Bắt Cơ Hội Để Thành Công Của Những Người Phụ Nữ Rất Đỗi Bình Thường.
Phần 1: Xác Định Quan Điểm
Ở Phần Này, Tác Giả Hướng Dẫn Các Bước Để Tìm Ra Sứ Mệnh Của Bản Thân, Cách Thức Để Xây Dựng Các Mối Quan Hệ Tích Cực Trước Khi Cần Đến, Cũng Như Cách Để Giúp Đỡ Người Khác Dựa Trên Nền Tảng Của Sự Rộng Lượng. Một Chút Táo Bạo Cũng Nên Được Rèn Giũa Để Tạo Nên Bước Đột Phá Cho Cuộc Đời Bạn Chăng? Cùng Với Những Ví Dụ Từ Kinh Nghiệm Sống Của Chính Mình Và Những Người Xung Quanh, Tác Giả Phân Tích Chi Tiết Từng Chương Một Cách Tổng Quát Nhất.
Phần 2: Rèn Luyện Các Kỹ Năng Cần Thiết
11 Kỹ Năng Thiết Yếu Để Xây Dựng Nên Một Mạng Lưới Quan Hệ Rộng Rãi Và Vững Chắc. Làm Thế Nào Khi Bạn Bị Từ Chối? Bí Quyết Nào Để Duy Trì Được Một Mối Quan Hệ? Cách Vượt Qua Người Giữ Cửa, Cách Biến Mình Thành Viên Tướng Của Cuộc Hội Thảo Hay Chỉ Đơn Giản Là Gây Ấn Tượng Với Những Người Xung Quanh. Rất Nhiều Lời Khuyên Quý Báu Được Tác Giả Chia Sẻ Sẽ Là Hành Trang Vô Giá Để Chính Bạn Của Tương Lai Không Phải Vấp Ngã Ở Những Trường Hợp Tương Tự.
Phần 3: Biến Nối Kết Thành Bạn Đồng Hành
Thành Công Là Bạn Đồng Hành Của Con Người? Có Thể, Khi Những Nhu Cầu Cần Thiết Để Tồn Tại, Nhu Cầu An Toàn Và Nhu Cầu Tình Cảm: Sức Khỏe, Của Cải, Con Cái Đã Được Lấp Đầy. Cách Để “Pinging” Mọi Lúc, Mọi Nơi Với Những Người “Siêu” Nối Kết Và Tìm Cột Neo Trong Bàn Tiệc Của Mình Như Thế Nào Là Hiệu Quả?
Phần 4: Trao Đổi – Cho Và Nhận
Làm Thế Nào Để Khẳng Định Giá Trị Bản Thân, Để Chứng Minh Bạn Là Một Người Đáng Để Người Khác Làm Quen? Câu Chuyện Tìm Người Đỡ Đầu Cho Bạn Và Học Cách Khiêm Tốn Giữa Thời Đại Nối Kết. Và Tại Sao Cân Bằng Lại Là Một Khái Niệm Nhảm Nhí? Những Câu Hỏi Đó Sẽ Được Làm Rõ Ở Phần Này.
3.
Câu Chuyện Phi Thường Từ Những Con Người Bình Thường.
Có Bao Giờ Bạn Tự Hỏi Mình Sẽ Ra Sao Và Làm Gì Vào Năm 44 Tuổi Chưa? Virginia Từ Một Người Phụ Nữ Làm Việc Cả Ngày Ở Tiệm Cắt Tóc Trở Thành Một Kỹ Sư Dân Dụng Kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Hoạch Định Ở Độ Tuổi Ấy. Tôi Tin Là Chỉ Cần Khát Khao Thay Đổi Chưa Bị Dập Tắt Trong Bạn, Không Bao Giờ Là Quá Muộn Để Bắt Đầu Việc Gì Cả. Một Mục Tiêu Rõ Ràng, Bản Kế Hoạch Hợp Lý, Lòng Quyết Tâm Và Một Vài Người Bạn Sẵn Sàng Giúp Đỡ Bạn,… Là Quá Đủ Cho Những Dự Định Của Bạn Rồi Đấy.
Hay Một Chút Táo Bạo Của “Người Đàn Bà Mạnh Mẽ” DeAnne Rosenberg. Không Nhận Được Câu Trả Lời Từ A.M.A Sau Khi Tự Ứng Tuyển Vào Công Việc Trình Bày Thuyết Phục Trước Công Chúng, Bà Gửi Bức Thư Khác Đến Ông Chủ Tịch Nói Với Ông Ta Nếu Không Chấp Nhận Thì Phải Thôi Trả Lời Vớ Vẩn. Hai Ngày Sau, Chính Vị Chủ Tịch Gọi Cho Bà, Thông Báo Rằng Họ Đã Sắp Xếp Cho Bà Diễn Thuyết. Tự Tin, Kiên Định, Một Chút Khuynh Hướng Táo Bạo Sẽ Giúp Chúng Ta Đạt Được Điều Mình Mong Muốn.
4.
Nghệ Thuật Nói Chuyện Xã Giao
Nói Chuyện Tương Tác Trực Tiếp Là Cách Nhanh Nhất Để Tiếp Cận Một Người Hay Một Nhóm Bạn Mới Bởi Vì Ngôn Ngữ Là Phương Pháp Hiệu Quả Nhất Để Trao Đổi Với Nhau. Nhưng Không Phải Ai Cũng Sẵn Sàng Cho Việc Này, Nhiều Người Ngần Ngại Nó Và Ưa Chuộng Dùng Mail Và Check Tin Nhắn - Những Công Cụ Thay Con Người Kết Nối Với Nhau, Tiết Kiệm Thời Gian Hơn Mà Công Nghệ 4.0 Mang Lại; Họ Tự Ti Vì Khả Năng Ăn Nói Kém Thu Hút Hay Rơi Vào Tình Trạng “Không Biết Nói Gì” Khi Giao Tiếp Với Người Chưa Gặp Bao Giờ. Nhưng Giao Tiếp Là Một Kỹ Năng Cần Có Quyết Tâm Rèn Luyện, Cố Gắng Mới Thành Được. Nhiều Người Tự Hỏi Làm Thế Nào Để Bắt Đầu Câu Chuyện?
1. Tìm Hiểu Quyền Năng Của Những Yếu Tố Phi Ngôn Ngữ
Hãy Nở Nụ Cười Ấm Áp Để Cho Thấy “Bạn Là Người Dễ Gần”.
Giữ Ánh Mắt Vừa Phải Với Người Đối Diện.
Thư Giãn Và Đừng Khoanh Tay. Khoanh Tay Làm Cho Đối Phương Cảm Giác Bạn Đang Phòng Thủ, Trông Bạn Có Vẻ Khó Gần Và Hơi “Kiêu”.
Hãy Học Cách Chạm Vào Người Khác. Chạm Nhẹ Là Một Cử Điệu Thể Hiện Sự Thân Thiện Chừng Mực. Chạm Khuỷu Tay, Chẳng Hạn, Nó Không Quá Gần Ngực – Nơi Chúng Ta Luôn Cố Bảo Vệ, Nhưng Lại Thân Tình Hơn Cái Bắt Tay.
2. Hãy Thành Thật
Mọi Thứ Tình Cảm, Ấn Tượng Đầu Tiên Luôn Đến Từ Sự Chân Thành. Vì Vậy Hãy Là Chính Mình và Thành Thật, Sẽ Tốt Hơn Tầm Thường và Giả Dối – Điều Làm Giảm Đi Giá Trị Bản Thân.
3. Xây Dựng Đề Tài Chung
Tìm Hiểu Sở Thích, Mối Quan Tâm Của Đối Phương Trước Nếu Bạn Có Thời Gian Chuẩn Bị. Còn Nếu Không Có, Không Sao Cả, Thử Chia Sẻ Những Đam Mê Của Mình và Các Bạn Sẽ Tìm Thấy Điểm Chung Trong Cuộc Trò Chuyện Của Mình. Cùng Chung Sở Thích Là Viên Gạch Nền Cho Bất Cứ Mối Quan Hệ Nào.
4. Kết Thúc Khéo Léo và Hẹn Gặp Lại
Hẹn Gặp Lại – Một Kết Thúc Mở Cho Cuộc Trò Chuyện Hoặc Giới Thiệu Đối Phương Với Một Người Khác, Khi Đó Cuộc Nói Chuyện Được Mở Rộng và Sự Kết Nối Được Tiếp Diễn Lâu Bền Hơn.
5. Học cách lắng nghe
Lắng nghe một cách chân thật câu chuyện của người khác cũng là một cách thể hiện sự quan tâm. Bạn có thể gật đầu nhẹ để thể hiện sự thông cảm, cười khi họ kể chuyện tiếu lâm, hay những cử chỉ nhẹ để phản hồi lại câu chuyện của họ. Và cũng đừng quên ghi nhớ tên đối phương nhé. Điều đó làm họ cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngay cả Carnegie – người đầu tiên giới thiệu khái niệm nói chuyện xã giao như một kỹ năng nghề nghiệp cũng phải vận dụng công cụ nói chuyện xã giao như một phương pháp tiến thân.
5.
Đừng tiếc lời cảm ơn
Hãy cảm ơn người đỡ đầu bạn. Hãy cảm ơn người mang bạn đến cuộc vui. Tìm người đỡ đầu, tìm người để đỡ đầu lại quay về tìm người đỡ đầu. Những người thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng hiểu được rằng họ không thể xuất sắc nếu không có được một người huấn luyện viên giỏi đứng sau. Vì vậy hãy dành sự tôn trọng cho người đỡ đầu và đừng tiếc thời gian cho mối quan hệ này. Đây là một mạng lưới chắc chắn giữa những người liên tục cho và nhận.
6.
Pinging. Pinging và pinging
Woody Allen đã từng phát biểu, 80% thành công là chỉ cần biết xuất hiện đúng lúc, thì 80% việc xây dựng và duy trì mối quan hệ là chỉ cần giữ liên lạc.
Bạn đã bao nhiêu lần phải tự hỏi “Cái mặt của anh ta trông quen quen…” hay “Tôi đã gặp cô ta ở đâu rồi, nhưng không nhớ nổi tên.” Tất cả chúng ta đều đã từng rơi phải tình huống như vậy. Đây là những dấu hiệu của mạng lưới của bạn đang bị héo mòn.
Vậy nên hãy cứu vớt sự héo mòn đó và duy trì mối quan hệ của mình bằng cách pinging. Pinging không mất thời gian như bạn nghĩ đâu. Một cuộc hẹn ở quán café vào một cuối tuần nhàn rỗi, hay mời họ dùng một bữa tối thì sao? Nếu quá bận, bạn có thể pinging bằng một chiếc điện thoại trong lúc ngồi xe trên đường về nhà, trong lúc ngồi đợi xe buýt. Giữ liên lạc giúp cho mối quan hệ của bạn không đi vào ngõ cụt hay trở nên lạnh lẽo và mạng lưới của bạn cũng không vì thế bị thu hẹp lại. Pinging thật sự là công cụ hữu hiệu trong cuộc sống đặc biệt là trong kinh doanh.
7.
Kết nối với người siêu nối kết
Người siêu nối kết thường có mạng lưới rộng, biết nhiều người và là chuyên gia về quan hệ công chúng và vận động hành lang. Hãy tìm đến họ và biến họ thành phần của mạng lưới của bạn.
8.
Biến mình thành viên tướng hay biến mất giữa một cộng đồng?
Những viên tướng thực thụ tự tạo lịch trình, tạo không gian thoải mái để kết nối với người khác. Đừng tránh xa mạng lưới của bạn.
Nhưng nếu tự mình chọn cách tránh xa mọi cuộc chơi, tự chôn mình ở một góc tối và bấm điện thoại hay quay trở về nhà và tự cho là mình không cần những người đó, họ thật ồn ào và phiền toái, mình muốn đi ngủ! Bạn đã vuột mất cơ hội được mở rộng mạng lưới của mình rồi. Lâu dần, điều đó làm bạn bị quên lãng. “Vô hình” là một trạng thái còn tệ hơn thất bại. Bạn có buồn không khi chẳng ai nhớ nổi tên bạn dù đã từng ngồi cạnh nhau trong một cuộc họp?
Lời kết
Quyển sách thật sự thú vị và hướng dẫn xây dựng mạng lưới quan hệ sâu sắc và tin cậy.
Quyển sách thật sự rất thú vị. Bạn sẽ tìm thấy chính bạn từng mắc kẹt đâu đó trong câu chuyện của tác giả nhưng loay hoay không biết cách gỡ rối như thế nào. Theo như cách James H. Quigley nhận xét “Một quyển sách kinh doanh được viết hay như một quyển truyện…”, tác giả Keith Ferrazzi và Tahl Raz sẽ hướng dẫn bạn đặt từng viên gạch để xây dựng nên một mạng lưới quan hệ sâu sắc và tin cậy mà không phải những mối quan hệ sáo rỗng để mỗi khi nhấc điện thoại nhờ giúp đỡ mọi người đều sẵn sàng – đó chính là sự thành công.
Tác giả: Thùy Dương - MyBook