Ngày mai lại là một hành trình mới. Đây là câu kết của quyển sách 'Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ' của Cảnh Thiên. Đúng vậy, chúng ta của hôm nay và ngày mai sẽ khác nhau. Nếu hôm nay bạn thấy mình không có gì thay đổi và cuộc sống vẫn nhàm chán, thì bạn đang sống thật vô tâm.
Cơ thể của bạn, nơi chứa đựng tâm hồn bạn, có thể đã bị bạn bỏ quên. Mỗi ngày nó vẫn thay đổi; nếu bạn sống tích cực, cơ thể sẽ khỏe mạnh, nhưng nếu sống tiêu cực, hậu quả sẽ sớm hiện rõ. Quyển sách mang lại động lực sống với nhiều câu chuyện mà tác giả đã trải qua. Tuổi trẻ đối mặt với nhiều thử thách, đôi khi mệt mỏi và bế tắc khi thấy người khác thành công. Nhưng hãy nhớ rằng, ai cũng phải trải qua thất bại trước khi đạt được thành công. Vì vậy, hãy kiên trì và nỗ lực theo đuổi những điều bạn yêu thích.
Đừng để thời gian trôi qua vô nghĩa. Đọc quyển sách này, bạn sẽ biết đến định luật 10.000 giờ. Dành 3 giờ mỗi ngày luyện tập và duy trì trong 10 năm, bạn sẽ trở nên phi thường nếu có quyết tâm. 'Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ' sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn định hướng cuộc sống. Cuối cùng, tôi muốn nhắc đến câu nói hay trong sách: Không phải mọi nỗ lực đều đem lại kết quả, nhưng mỗi kết quả đều đòi hỏi nỗ lực.
Trên đời này, chẳng có trở ngại nào là không thể vượt qua.
Khi hiểu rằng nhiều việc rồi sẽ qua đi, ta cần có thái độ sống đúng đắn. Nếu vẫn coi giả là thật, ta sẽ không đạt được gì và còn đánh mất chính mình. Quá khứ có nhiều điều không thể đạt được, chúng ta cần học cách buông bỏ, không cố chấp. Cuộc đời, ngoài chuyện sống chết, tất cả đều là chuyện nhỏ, đừng dùng những chuyện nhỏ để dằn vặt bản thân. Hiểu được điều này, bạn sẽ thấy thế nào là 'sinh ở cửa tử' - dù khó khăn nhưng vẫn có niềm vui.
Trong cuộc sống, nhiều người không tránh khỏi cảm giác thất bại và khó thích nghi với hoàn cảnh. Tôi thường nghe những lời than vãn như 'Đi làm mà nặng nề như đi thăm mộ', 'Ước gì cha mình là Mã Vân',... Đặc biệt là các bạn trẻ ở đô thị loại một, ngày nào cũng dậy lúc 6 giờ sáng, 7-8 giờ tối mới về nhà, ăn cơm xong đã hơn 10 giờ. Cuối tuần chỉ muốn nằm trong chăn ấm, ngủ thỏa thích. Bận rộn đến mức không sống thực thụ, chỉ sinh tồn. Nhiều người tự hỏi: Mình vất vả thế này có đáng không? Sao người khác sống thoải mái? Có nên đổi việc nhẹ nhàng hơn không? Mỗi cá nhân mạnh mẽ đều từng trải qua giai đoạn không ai giúp đỡ, không ai động viên, nên họ quyết tâm nằm gai nếm mật, để cuối cùng trải nghiệm một thế giới mới.
Trong mắt nhiều người, những ai có bằng cấp, lương cao, chức vụ cao, nền tảng tốt mới được coi là thành công, còn những người làm công việc bình thường, lương thấp, sống tạm bợ, dù chưa đến mức thất bại, nhưng vẫn cách xa đích thành công.
Vài năm trước, một tin tức trên chương trình thời sự cho biết một sinh viên xuất sắc của Đại học Bắc Kinh sau khi tốt nghiệp đã chọn nghề đồ tể (mổ heo). Tin này nhanh chóng lan truyền và gây bão dư luận, tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trên khắp các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc.
'Tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh! Vậy mà lại đi làm đồ tể, thật là mất mặt!'
'Mất bao năm học hành, sao không chọn nghề nào tốt hơn cơ chứ?...'
'Haizz, đúng là lãng phí nhân tài!'
Cậu ấy đã mở gần 100 cửa hàng thịt lợn, doanh thu mỗi năm khoảng 200 triệu tệ, được gọi là 'Ông vua thịt lợn' của Quảng Châu. Kết quả này khiến những ai từng nghi ngờ và chế giễu phải ngỡ ngàng. Bán thịt lợn cũng có thể trở thành sự nghiệp đáng tự hào, thật khó tin. Chúng ta thường nghĩ rằng vào được những trường đại học danh giá sẽ mang lại hào quang và cơ hội trở thành người nổi tiếng hoặc lãnh đạo. Vì thế, khi sinh viên tài giỏi của Đại học Bắc Kinh chọn nghề 'bán thịt lợn', chắc chắn sẽ gây hoài nghi. Vậy cậu ấy đã phản ứng thế nào trước những ánh mắt dò xét này?
Bỏ ngoài tai những lời xì xào, cậu ấy nỗ lực làm tốt công việc của mình, dùng hành động để đánh bại sự hoài nghi. Nghề nghiệp không phân biệt sang hèn, cũng không dựa trên bằng cấp cao thấp mà phân định công việc. Sự khác biệt giữa người với người chỉ là thành công hay thất bại. Nếu cậu sinh viên Đại học Bắc Kinh kia từ bỏ vì áp lực hoặc sự nghi ngờ của người khác, liệu cậu ấy có thành công như hiện tại? Có biết bao người kiên định giữa cơn bão hoài nghi, nỗ lực đến cùng và đạt đến đỉnh cao danh vọng.
Chúng ta đều biết Woolworth là chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới, nhưng ít ai biết rằng vào những năm 20 của thế kỷ XX, Woolworth cũng đã từng đối mặt với vô vàn khó khăn. Năm 1924, Woolworth vay 300 đô-la Úc từ bạn mình để mở cửa hàng sáng tạo đầu tiên với mọi sản phẩm đều có giá 5 xu. Lợi nhuận ban đầu rất ổn định, nhưng sau khi mở thêm bốn cửa hàng nữa, công việc kinh doanh nhanh chóng ảm đạm. Tính toán kỹ lưỡng, ông phát hiện ra rằng ba trong số bốn cửa hàng đều thua lỗ. Woolworth bình tĩnh phân tích nguyên nhân thất bại: thiếu kinh nghiệm mở chi nhánh, nguồn lực phân tán và quy trình quản lý còn nhiều sơ hở. Sau đó, ông áp dụng kế hoạch 'đánh đâu chắc đó'.
Trong hơn 10 năm sau, mặc dù chỉ mở thêm 12 chi nhánh, nhưng chi nhánh nào cũng có lợi nhuận và trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất trong ngành. Câu chuyện của Woolworth là một ví dụ điển hình về việc bước quá nhanh sẽ dễ vấp ngã. Vì vậy, câu chuyện này cảnh tỉnh chúng ta rằng: khi nhìn thấy mặt tốt, cũng cần nhìn thấy mặt không tốt, để trên con đường phía trước, chúng ta có thể kiên trì tiến từng bước vững chắc.
Có người từng nói: 'Chúng ta của hiện tại là sự chắp vá của quá khứ', những thành công, thất bại, giọt nước mắt hay nụ cười của bạn đều là một phần không ngừng diễn tiến. Chàng sinh viên Đại học Bắc Kinh bán thịt lợn và Woolworth đều đã trải qua quãng thời gian từ 'vấp ngã' đến 'thành công'. Còn bạn, liệu bạn đã biết con đường tiếp theo của mình ra sao chưa?
Lời kết: Chúng ta còn trẻ, có hoài bão, có đam mê, vậy tại sao không thử một lần mạo hiểm, vượt qua mọi giới hạn để tạo dấu ấn trong cuộc đời. Một ngày nào đó, mọi nỗ lực của chúng ta sẽ được đền đáp xứng đáng.
Thiết kế ảnh bởi: Thanh Ngân - MyBook