Sự Hiểu Sâu Và Nghĩ Thấu
là một tài liệu căn bản về tư duy phản biện với những gợi ý quý báu nhằm giúp người đọc vượt qua lớp vỏ của sự ngụy biện và hiểu rõ nguyên nhân thực sự của mọi lập luận mà người khác đưa ra. Sách này dành cho hai nhóm độc giả: những người quan tâm đến kỹ năng tư duy sâu sắc - có thể tự mình đọc và hiểu; và những người sử dụng sách này như một tài liệu hướng dẫn sơ bộ trong lĩnh vực tư duy phản biện ở trình độ đại học.
Với mục tiêu cung cấp cho độc giả các công cụ áp dụng trong đời thực, tác giả đã loại bỏ những ký hiệu hoặc đề tài không thực sự hữu ích. Tuy nhiên, sách vẫn dành một Chương 3 để giới thiệu về các loại luận cứ tiêu chuẩn như: modus ponens (khẳng định tiền đề) hay modus tollens (phụ định hệ quả).
Chương 1: “Ah”
Tác giả sử dụng từ “Ah” ở đây để mô tả phản ứng của người nghe khi nhận được một tuyên bố mà không có bối cảnh, không biết tại sao họ nên quan tâm đến nó hoặc suy luận điều gì từ thông tin đó. Đó là cách độc giả phản ứng với những tuyên bố không hấp dẫn.
Trong phần này, tác giả đưa ra ví dụ về một tuyên bố chính trị để hướng dẫn người đọc cách xử lý thông tin để hiểu sâu hơn về tuyên bố đó. Chúng ta bắt đầu bằng cách xác định xem thông tin là đúng hay sai bằng cách so sánh số liệu với các tuyên bố khác; phân tích bối cảnh khi công bố và hiểu rõ hơn về ngữ cảnh của nó.
Tác giả đưa ra những ví dụ thực tế trong chính trị và cuộc sống hàng ngày để nhấn mạnh quan điểm sai lầm mà người đọc thường gặp phải khi đưa ra lập luận - quan điểm “Người rơm”. Quan điểm này thể hiện rõ khi một người nói về một quan điểm có độ tương đồng với vấn đề đang xem xét, nhưng thực ra yếu về lý lẽ hơn rất nhiều so với quan điểm đang bị phê phán.
Chương 2,3,4 - Các loại lập luận
Lập luận bao gồm các tuyên bố - một loại câu có nội dung cung cấp thông tin cho người nghe/ đọc. Tuyên bố có thể phổ biến, mang tính chuyên môn hoặc đặc biệt quan trọng. Một số tuyên bố có sự chắc chắn tuyệt đối, trong khi một số khác lại sai lầm tuyệt đối. Ngoài ra, với một số tuyên bố khác, giá trị lý lẽ vẫn gây tranh cãi - một số người chấp nhận là đúng, nhưng không phải tất cả mọi người.
Hai loại lập luận cơ bản: lập luận suy diễn và lập luận quy nạp. Lập luận suy diễn là khi người lập luận đảm bảo rằng kết luận là một tuyên bố chắc chắn đúng, dựa trên thông tin từ các cơ sở của lập luận. Trong khi lập luận quy nạp, kết luận chỉ là một tuyên bố có khả năng cao là đúng nhưng không chắc chắn. Tác giả đưa ra các phương pháp để người đọc có thể phân biệt các dạng lập luận dựa trên cơ sở nội dung, từ khóa và manh mối. Các phương pháp này cũng được áp dụng khi xác định cơ sở và lập luận.
Chương 3, tác giả giải thích sâu về lý luận diễn dịch trình bày dưới các dạng lập luận tiêu chuẩn, như modus ponens (khẳng định tiền đề), modus tollens (phủ định hệ quả), giả định luận và các loại tương tự. Tác giả cũng trình bày một số hình thức ngụy biện như khẳng định hệ quả và phủ định tiền đề. Các ví dụ trong chương này cho thấy kết luận có thể được rút ra từ cơ sở của lập luận, bằng cách sử dụng các quy luật hàm ý và quy luật thay đổi cụ thể.
Nếu chương 3 tập trung vào lý luận diễn dịch, thì lý luận quy nạp được tập trung phân tích trong chương 4. Tác giả bắt đầu chương này bằng cách nhắc lại kiến thức căn bản về lập luận quy nạp đã được giới thiệu ở chương 2-3. Vì lập luận quy nạp thường không chắc chắn, nên ở chương này, tác giả đi sâu vào việc giải thích mức độ mạnh yếu của lập luận quy nạp.
Chương 5,6,7 - Các loại ngụy biện
Trong chương 5, tác giả tập trung vào việc phân biệt 7 loại “ngụy biện liên quan”: ngụy biện lợi dụng vũ lực (Appeal to force); ngụy biện lợi dụng lòng thương hại (Appeal to pity); ngụy biện lợi dụng mong muốn của số đông (Appeal to the people); ngụy biện công kích cá nhân (Ad hominem); ngụy biện di truyền; ngụy biện người rơm (ngụy biện rơm); ngụy biện thủ tiêu ngoại lệ (Accident fallacy); và ngụy biện cá trích (Red herring). Đối với mỗi loại ngụy biện, tác giả đều giải thích rõ hành động, lý do thực hiện ngụy biện của đối phương cũng như ví dụ và cách phân biệt các loại ngụy biến dễ bị hiểu lầm.
Trái ngược với đó, những loại ngụy biện quy nạp yếu là trọng tâm của chương 6. Những loại ngụy biện yếu bao gồm: ngụy biện sử dụng thẩm quyền sai (Appeal to unqualified authority); ngụy biện loại suy yếu (Weak analogy); ngụy biện lợi dụng thiếu hiểu biết (Argument from ignorance); ngụy biện khái quát vội vã (Hasty generalization); ngụy biện trượt dốc (Slippery slope); ngụy biện nhân quả sai (False cause); ngụy biện của con bạc (The gambler’s fallacy).
Không giống như hai chương trước, chương 7 xem xét ba loại ngụy biện khác nhau - ngụy biện giả định, ngụy biện mập mờ và ngụy biện tương đồng ngữ pháp. Ngụy biện giả định (Fallacies of presumption) bao gồm 4 dạng ngụy biện: ngụy biện tránh né câu hỏi - tránh né vấn đề; ngụy biện lấp liếm bằng chứng (Suppressed evidence); ngụy biện song đề sai (False dilemma) và ngụy biện câu hỏi phức (Complex question). Ngược lại, ngụy biện mập mờ được chia ra làm 2 dạng: ngụy biện xáo trộn nghĩa từ (Equivocation) và ngụy biện xáo trộn ý câu (Amphiboly). Loại ngụy biện tương đồng ngữ pháp được phân biệt rõ ràng thành 2 loại: ngụy biện tương đồng ngữ pháp thành phần - Composite và ngụy biện tương đồng ngữ pháp phân chia - Division.
Chương 8 - Giải thích
Trong sáu phần trước, tác giả đã thảo luận về các loại luận điểm. Bây giờ, tác giả sẽ chia sẻ về cách giải thích. Mặc dù nhiều lúc cuộc sống là sự tranh luận, nhưng chúng ta vẫn luôn tìm kiếm lời giải thích, hiểu nguyên nhân.
Nhằm mục đích giúp người đọc áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày, tác giả sẽ xem xét các yếu tố của việc giải thích. Tác giả bắt đầu bằng yếu tố quan trọng nhất, nếu không đạt được yếu tố này, không cần phải xem xét các tiêu chí tiếp theo - mức độ chấp nhận giải thích. Những yếu tố khác cũng được tác giả trình bày lần lượt theo mức độ quan trọng khi xem xét giải thích: mức độ hợp lý; có chứng cứ để xác định mức độ đúng/sai; các yếu tố nguyên nhân cùng tồn tại; mức tương thích với ngữ cảnh; và vấn đề được giải thích.
Chương 9 - Khả năng xác suất
Các công thức và lý thuyết về xác suất trong những cuốn sách khác thường ít hữu ích trong cuộc sống hàng ngày mà độc giả quan tâm, trừ khi tham gia vào các trò chơi may rủi. Vì vậy, trong chương này, tác giả sẽ tập trung vào cách mà tỷ lệ xác suất liên quan đến quyết định của người đọc trong cuộc sống thường nhật.
Những ví dụ thực tế trong chương này đã làm cho cuốn sách trở nên độc đáo so với những cuốn sách khác về tư duy phản biện. Nó giải thích nhiều quyết định mà người đọc đã, đang và sẽ gặp phải như: khi nào nên nghỉ hưu? Ngoài ra, lý thuyết cược Pascal và những vấn đề tiềm ẩn được tác giả trình bày cụ thể trong chương này.
Chương 10 - Sử dụng và lạm dụng con số
Khi sử dụng ví dụ từ chiến dịch quảng cáo của nhãn hiệu xà phòng Ivory - sản phẩm có độ tinh khiết 99,44%, tác giả đã phân tích rõ ràng vấn đề lạm dụng những con số vô nghĩa. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là độ tinh khiết gì được đề cập? 0,56% còn lại là thứ gì không tinh khiết? Và liệu số liệu đó có ý nghĩa gì với sản phẩm không khi những nhãn hiệu cạnh tranh đều đạt mức 99,5%?
Tác giả đã lấy ví dụ về tiền lương giảm đi 18% và tăng lên 20% để chỉ ra sự đánh lừa trong việc sử dụng tỷ lệ phần trăm. Phần lớn độc giả tin rằng họ sẽ có mức lương cao hơn sau khi tăng lương 20%, nhưng thực tế không như vậy. Việc lợi dụng tỷ lệ phần trăm đã khiến nhiều quyết định sai lầm của độc giả.
Tầm quan trọng của tính công bằng và tính lễ độ trong lý luận được tác giả nhấn mạnh trong Chương 11.
Mục tiêu của tranh luận là tìm ra sự thật. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của bạn là chiến thắng bằng mọi giá, khả năng cao sẽ không thành công trong việc tìm kiếm sự thật. Tác giả phân tích những cách thức người ta thường sử dụng để chèo lái sự thật khi tranh luận và cảnh báo độc giả cần tránh xa những thủ đoạn không công bằng.
Cuốn sách kết thúc với chia sẻ của tác giả: Mục tiêu cuối cùng của việc tư duy phản biện không phải là để chiến thắng trong các cuộc tranh luận hay để chứng minh bạn thông minh ra sao. Chia sẻ này cũng là bài học mà tác giả hy vọng độc giả có thể rút ra được sau khi đọc cuốn sách.
Mục tiêu của việc hiểu sâu nghĩ thấu không phải là để nhục mạ người khác bằng cách liên tục chỉ ra những lỗi ngụy biện mà họ mắc phải, mà là để phát triển tư duy phản biện và tránh xa những thủ đoạn không công bằng.