“Chúng ta là người tạo ra số phận của mình. Không ai có thể thực sự làm gì cho ta được. Tất cả chúng ta mỗi giây phút đều có cơ hội để gieo trồng hay gây nhân cho chính mình do đó nhân tốt hay xấu đều do ta tạo nên.”
Muôn Kiếp Nhân Sinh là một bức tranh lớn với vô vàn mảnh ghép cuộc đời, là một cuốn phim đồ sộ, sống động về những kiếp sống huyền bí, trải dài từ nền văn minh Atlantis hùng mạnh đến vương quốc Ai Cập cổ đại của các Pharaoh quyền uy, đến Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày nay. Sách cũng lí giải vì sao cùng sinh ra trong 1 gia đình, cùng lớn lên trong 1 môi trường nhưng mỗi chúng ta lại có những tính cách khác nhau. Đó là vì chúng ta có những tiền kiếp khác nhau. Chúng ta có thể sinh ra trong nhiều hình hài khác nhau nhưng chúng ta đều mong muốn học được bài học của Vũ trụ khi tới cuộc sống này. Mọi việc xảy ra ở kiếp này đều là kết quả của những hành động xảy ra ở nhiều kiếp trước. Con người có thể vì sân si hiện tại mà đánh mất sự tu tâm tích đức của nhiều kiếp trước.
“Muôn kiếp nhân sinh” mang lại kiến thức mới mẻ, vô tận của nhân loại lần đầu được hé mở, cùng những phân tích uyên bác, tiên đoán bất ngờ về hiện tại và tương lai thế giới của những bậc hiền triết thông thái. Đời người tưởng chừng rất dài nhưng lại trôi qua rất nhanh, sinh vượng suy tử, mong manh như sóng nước. Luật nhân quả cực kỳ chính xác, chi tiết, phức tạp được thu thập qua nhiều đời, nhiều kiếp, liên hệ tương hỗ đan xen chặt chữ lẫn nhau, không ai có thể tính được tích đức này có thể trừ được nghiệp kia không, không ai có thể biết được khi nào nhân sẽ trổ quả. Nhưng, một khi đã gây ra nhân thì chắc chắn sẽ gặt quả - luật Nhân quả của vũ trụ trước giờ không bao giờ sai.
Luật Luân Hồi và Nhân Quả
Tác Giả
“Muôn kiếp nhân sinh” là tác phẩm của Giáo sư John Vũ, bắt đầu từ năm 2017 và hoàn thành vào đầu năm 2020, ghi lại những câu chuyện, trải nghiệm tiền kiếp kỳ lạ từ nhiều kiếp sống của người bạn tâm giao lâu năm, ông Thomas – một nhà kinh doanh tài chính nổi tiếng ở New York.
Dịch giả Nguyên Phong, tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông rời Việt Nam để du học ở Hoa Kỳ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán. Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnegie Mellon và Đại học Seattle. Ông còn giảng dạy tại một số trường đại học quốc tế tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ về lĩnh vực công nghệ phần mềm.
Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là dịch giả nổi tiếng của nhiều sách về văn hóa và tâm linh phương Đông, chuyển thể từ nhiều tác phẩm của các học giả phương Tây sau quá trình tìm hiểu và khám phá các giá trị tinh thần từ phương Đông. Trong số đó, có thể kể đến: Hành Trình về phương Đông, Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Huyền thuật và đạo sĩ Tây Tạng, Minh Triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết…
Đam mê thiền học, nghiên cứu sâu sắc các vấn đề tâm linh dưới góc nhìn của khoa học, những tác phẩm của ông, phần lớn là phóng tác, giúp người đọc tiếp cận các tác phẩm gốc thuận lợi hơn, lý giải được những vấn đề còn nhiều ẩn số bằng cái nhìn minh triết.
Tác phẩm
Luật quan trọng đầu tiên áp dụng trong thế giới loài người là luật luân hồi. Luật này nói rằng khi sinh lực chuyển hóa thành cá nhân riêng biệt, nó sẽ phải tái sinh nhiều lần qua những kiếp sống khác nhau để học tất cả những bài học có thể học được.
LUẬT QUAN TRỌNG THỨ HAI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON NGƯỜI LÀ LUẬT NHÂN QUẢ. THEO LUẬT NÀY THÌ MỌI TƯ TƯỞNG, LỜI NÓI HAY HÀNH ĐỘNG PHÁT XUẤT TỪ CON NGƯỜI ĐỀU SINH RA KẾT QUẢ TƯƠNG ỨNG RÕ RỆT, VÀ KẾT QUẢ NÀY PHẢI ĐƯỢC GIẢI QUYẾT ÍT LÂU SAU ĐÓ HAY QUA NHIỀU KIẾP SỐNG ĐỂ HỌC HỎI, RÚT KINH NGHIỆM.
Những câu chuyện cực kỳ lôi cuốn trong sách không chỉ cho ta hiểu thêm về những quá khứ huy hoàng giờ chỉ còn là cát bụi, mà còn để chứng thực một điều rất quan trọng: Luật Nhân quả và Luân hồi là có thật.
Thực ra, điều này không mới mẻ với tôn giáo, nhất là Phật giáo. Lục đạo luân hồi giảng rằng linh hồn con người sẽ không chết đi khi thể xác này chết đi, mà tuỳ theo duyên nghiệp, phúc đức, cùng những mối liên kết rất vi tế rất sâu xa, mà chuyển sinh theo 6 ngả. Thân người có hạn, mà sinh mệnh quá nhiều, vậy nên “nhân thân nan đắc” – thân người khó được, là điều Phật đã giảng. Cơ hội để được chuyển sinh làm người quá khó, bởi con người sống là tạo nghiệp, nên đa số chuyển sinh thành súc vật, sâu bọ, ngạ quỷ, thậm chí thực vật, trải qua hàng ngàn, hàng chục ngàn, thậm chí hàng triệu đời như thế, mới lại có cơ hội được làm người.
Vì sao nói làm người là khổ? Vì sao Thần Phật, hay những bậc thánh nhân lại muốn “độ nhân”? Chính là vì con người cứ luẩn quẩn trong cái vòng luân hồi này, không thoát ra được. Đời người trôi qua trong nháy mắt, biết bao danh lợi, tiền tài địa vị cố gắng phấn đấu, những người mà ta thương, rồi cũng phải bỏ lại. Kiếp sau là quên hết. Chỉ có vượt thoát ra khỏi vòng luân hồi, tới một cảnh giới cao hơn, thì mới hết khổ, mới là đại tự tại. Đó chính là ý nghĩa của việc tu hành, hay tu luyện. Chỉ có thân người mới tu luyện được, vậy nên được thân người là quá trân quý.
Hành trình tu luyện, do đó chính là hành trình trở về vĩ đại nhất của mỗi sinh mệnh trong kiếp người, đó cũng là hành trình gian khổ nhất, nên ít người muốn theo và có thể theo. Trong hành trình đó, “kẻ thù” chỉ có 1 – đó chính là bản thân mình.
Kể cả không thể, hay không muốn tu luyện, thì khi người ta hiểu rõ về luật nhân quả, luân hồi, rằng làm điều xấu ác sẽ phải nhận quả báo nặng nề, người ta cũng có thể kiềm chế cái tâm và hành động của mình. Ai cũng hiểu như vậy, thế giới này sẽ tốt đẹp hơn biết bao.
Muôn kiếp nhân sinhsinh – lão – bệnh – tử
Phần mở đầu: Đài Bắc - Nhân duyên
Phần một: Colorado - Cuộc gặp tiền định
Phần hai: Atlantis - Tiền kiếp dậy sóng
Phần ba: Karma - Nghiệp quả báo ứng
Bài toán thứ tư: Ai Cập - Thần thức vượt thời không
Bài toán thứ năm: Pharaoh - Quyền năng và lòng trắc ẩn
Bài toán thứ sáu: Luân hồi văn minh - Sự thay đổi là không tránh khỏi
Bài toán thứ bảy: Xây - trụ - hủy - diệt - Vòng xoay vũ trụ
Trước đây, Thomas - nhân vật chính trong Muôn kiếp nhân sinh, kể về kiếp trước của mình, sống tại lục địa Atlantis, nơi con người là á thần và thậm chí cả việc lai tạo với loài thú dã. Tuy nhiên, con người ở Atlantis thiếu tình thương và đồng cảm, sống trong tham vọng và dục vọng. Cuối cùng, Atlantis bị tiêu diệt bởi trận động đất và con người phải đi tìm sự sống mới ở nơi khác, bắt đầu từ đầu với tôn giáo và trí tuệ của mình. Ai Cập được những người sống sót của Atlantis chọn lựa, nhưng lại mắc phải những lỗi lầm giống như Atlantis, như tham chiến, xây đền, lăng mộ, sử dụng tôn giáo và mê tín để kiểm soát Pharaoh và cướp bóc của cải và sức lực của dân. Tuy nhiên, một số cá nhân ở Ai Cập đã rút ra bài học từ lịch sử và tiến bộ hơn con người Atlantis với can đảm, đồng cảm và tình yêu thương. Đó không phải là cái kết cho một câu chuyện kéo dài qua hàng nghìn kiếp. Con người hiện đại vẫn mắc phải những sai lầm từ quá khứ hàng ngàn năm trước.
Nội dung
Cuốn sách bắt đầu bằng cuộc trò chuyện giữa hòa thượng Thánh Nghiêm và phi hành gia Edgar Mitchell, Thomas cùng với giáo sư Yeh - đại diện cho phái khoa học. Theo hòa thượng, khoa học giống như cuộc sống, luôn chuyển động và thay đổi. Thế giới quan của chúng ta luôn biến đổi, những lý thuyết trước đây được coi là đúng sẽ bị phủ nhận. Ví dụ, trước đây chúng ta nghĩ phân tử là vật thể nhỏ nhất, nhưng sau đó chúng ta phát hiện ra nguyên tử nhỏ hơn. Hiện nay, chúng ta biết rằng nguyên tử cũng không phải là vật thể nhỏ nhất, vì còn có các hạt lượng tử nhỏ hơn nhiều.
Nhìn từ góc độ triết học, vận động bao gồm mọi sự thay đổi và mọi quá trình trong vũ trụ, từ việc thay đổi vị trí đến tư duy. Từ cuộc gặp gỡ tại Đài Bắc năm 2008, bộ phim về tiền kiếp của con người được tái hiện trên từng trang của 'Muôn kiếp nhân sinh'.
Thomas, nhân vật chính của cuốn sách, kể về kiếp trước của mình ở Atlantis, nơi con người là á thần và được lai tạo với loài thú. Mặc dù Atlantis được biết đến với nền văn minh tiên tiến, nhưng con người ở đây lại thiếu tình thương và đồng cảm.
Trong việc tìm kiếm năng lực siêu nhiên, Thomas đã mắc phải dục vọng, tham lam và ích kỷ, dẫn đến việc tham gia vào những nghi lễ man rợ. Sau đó, ông nhận ra bài học về tình thương và trách nhiệm.
Mặc dù Atlantis phát triển mạnh mẽ, nhưng con người lại suy thoái về bản chất. Cuối cùng, Atlantis bị chôn vùi bởi trận động đất. Một số người may mắn thoát chết đã tìm đến Ai Cập để xây dựng lại nền văn minh mới, nhưng Ai Cập lại đi vào vết xe đổ của Atlantis với sự đổ nát và nghèo đói.
Nguyên Phong – John Vu, một nhà khoa học máy tính, đã lồng ghép hình ảnh sinh vật nửa người nửa thú ở Atlantis với trào lưu Cyborg - con người kết nối với công nghệ để tăng cường tuổi thọ và kĩ năng vật lý. Ông ám chỉ rằng sự phụ thuộc vào internet và các thiết bị điện tử đang biến con người trở thành sinh vật mất sự tự chủ trong hành vi và suy nghĩ.
Con người đang mạo hiểm khi tiến vào trí tuệ nhân tạo và máy học, theo Nguyên Phong - John Vũ, máy học và trí tuệ nhân tạo đã biết cách tự lừa để chiến thắng trong một ván cờ. Điều này không phải là điều mà người ta mong đợi. Qua bối cảnh chính trị và sự sụp đổ của Atlantis, ta thấy sự đáng sợ khi con người tự đặt mình vào tình huống tự diệt bằng chính sự tiến bộ của mình.
Thành - Trụ - Hoại - Diệt
Thành - Trụ - Hoại - Diệt
“Mọi hành động đều có hậu quả tương ứng với động lực của nó.”Giá trị
Thành - Trụ - Hủy - Diệt
Sinh - Lão - Bệnh - Tử
Diệt
Con người cần học rất nhiều và mỗi người có bài học riêng, ta cần học và trải nghiệm để nhận ra bài học cho các kiếp sau. Có người phải trải qua nhiều kiếp mới học được, có người học ngay. Thường thì người ta phải chịu đau khổ mới học được bài học mới, và nếu không nhận ra điều đó, đau khổ sẽ càng tăng lên cho đến khi nhận ra.
'Muôn kiếp nhân sinh'Luật Nhân quả
'Con người thường có thói quen thích lệ thuộc, muốn tìm sự trợ giúp từ bên ngoài, nhưng đôi khi họ đã có đủ sức mạnh và lý lẽ để giải quyết vấn đề.'
'Muôn kiếp nhân sinh' khẳng định Luật Luân hồi tồn tại, con người sẽ được tái sinh ở thế giới khác và sống ở trình độ cao hơn nếu rút ra được bài học. Những người chưa học được phải trải qua nhiều kiếp ở thế giới này để học những gì chưa học được, vòng luân hồi sẽ không bao giờ kết thúc, những người lạc lõng phải trải qua đau khổ để chờ ngày tái sinh. Lấy yêu thương làm gốc ở những giai đoạn quan trọng trong đời sẽ đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tác giả chỉ ra cách phát triển lòng yêu thương qua thiền định để tâm được bình an, tự tại, kiềm chế thói quen xấu, xóa bỏ bản ngã. Hướng từ tâm, biết rõ nguồn gốc thiêng liêng của chính mình, mọi câu hỏi sẽ được giải đáp.
Bài học đúc kết
1. Đức hi sinh
Đầu tiên, phải tập tính hy sinh, làm những điều người khác không làm. Nếu mọi người ham muốn thứ gì, phải đi ngược lại, từ bỏ ham muốn đó. Nếu mọi người chỉ làm điều có lợi cho bản thân, phải làm ngược lại, chỉ làm điều có lợi cho người khác. Phải cho người khác những điều tốt nhất, làm những điều không ai muốn làm, và chỉ nhận những gì không ai muốn nhận. Đó là bước đầu trong việc rèn luyện kỷ luật hy sinh, nhẫn nại, để kiểm soát nội tâm. Liệu bạn có làm được như vậy không?
2. Lòng biết ơn
Nếu họ tạo ra quy tắc mỗi ngày chờ đợi một niềm vui bất ngờ, họ sẽ cảm nhận được niềm vui đó. Nếu họ tự nhắc nhở mình rằng thật may mắn khi hít thở không khí trong lành vào buổi sáng sớm, hoặc khi đặt chân lên những chiếc lá khô vàng hoặc mặt cỏ đẫm sương, họ sẽ tìm thấy nguồn vui bất ngờ.
Bài học về sức khỏe
Dù thành công hay thất bại, giàu có hay nghèo đói, xã hội hiện nay có rất nhiều người mắc các vấn đề tâm lý như lo lắng, sợ hãi, buồn rầu, chán nản, và số lượng này càng ngày càng tăng. Người mắc các bệnh nan y cũng ngày càng nhiều hơn. Số người chết vì đau tim, đột quỵ cũng ngày càng tăng. Đối mặt với cái chết, họ mới nhận ra rằng tiền bạc, của cải, danh vọng không thể giữ họ sống mãi và khi chết họ không mang được gì. Đây là bài học mà họ phải học trong kiếp này.
Sự thật về bệnh viện & ngành công nghiệp thực phẩm
Chữa trị bệnh trở thành một ngành kinh doanh khổng lồ với những viện nghiên cứu và bệnh viện lớn. Khi bị bệnh, ai cũng phải chi trả cho việc chữa trị, và chi phí càng cao với bệnh nặng. Ngành công nghiệp thực phẩm và chữa trị bệnh có liên quan mật thiết và có khả năng sinh lời lớn. Khắp nơi trên thế giới có rất nhiều quảng cáo khuyến khích ăn thức ăn độc hại và dùng thuốc chữa bệnh, và hành động này tiếp tục trong kiếp sau. Ông bà có biết điều gì sẽ xảy ra không?
Bài học về làm người
Khi một người trở thành nhiều loài động vật khác nhau sau khi chết, sự thông minh của họ sẽ bị chia nhỏ ra thành nhiều phần, và hiểu biết của họ cũng giảm đi theo. Họ phải trải qua nhiều kiếp sống để học hỏi trước khi có thể trở lại làm người. Sự hiểu biết giảm dần qua mỗi kiếp sống, khiến cho sinh vật trở nên ngu dốt hơn. Họ trải qua hàng trăm nghìn kiếp sống khác nhau, từ việc làm động vật này đến động vật khác, không dễ dàng để trở lại cuộc sống của con người. Sự hiểu biết đã bị chia nhỏ thành hàng trăm, hàng ngàn mảnh, làm sao có thể hợp lại được nữa? Ví dụ, những người tham lam thường trở thành loài giòi bọ, sống bám trên những nơi bẩn thỉu. Sự hiểu biết của họ đã bị chia ra thành hàng triệu phần, liệu những con giòi bọ ngu ngốc này còn hiểu được gì không?
6. Ý nghĩa thực sự của thiền là gì?
Thiền là thuật ngữ trong Phật giáo để chỉ phương pháp nhìn nhận sâu sắc vào bản chất nội tâm của con người. Mặc dù các tôn giáo khác cũng có các phương pháp tương tự, nhưng mục đích của chúng lại khác biệt. Ví dụ, trong Ấn giáo, thiền là cách để hòa nhập Tiểu Ngã (self) vào Đại Ngã (universal self). Trái lại, trong Thiên Chúa giáo, hay còn gọi là mặc niệm, thiền là để tìm về với Thượng Đế. Ngoài ra, còn có rất nhiều phương pháp khác nhau của các pháp sư hoặc phù thủy nhằm mục đích luyện công hay để linh hồn nhập vào một hình thức sai khiến khác nhau.
7. Chúng ta đang ở giai đoạn nào của lịch sử?
Theo truyền thống Phật giáo, một đại chu kỳ (mahakalpa) kéo dài khoảng 4.320.000 năm. Mỗi đại chu kỳ này được chia thành bốn tiểu chu kỳ (yuga): chu kỳ Satya Yuga kéo dài 1.728.000 năm, chu kỳ Tretya Yuga kéo dài khoảng 1.296.000 năm, chu kỳ Dwapara Yuga kéo dài khoảng 864.000 năm và chu kỳ Kali Yuga kéo dài 432.000 năm.
8. Bài học từ nỗi đau
Không có bài học nào có thể hiệu quả hơn việc trải qua những đau khổ. Khi sung sướng, ít người suy nghĩ, nhưng khi gặp khó khăn, họ mới tìm cách hiểu lý do. Khi khỏe mạnh, ít ai quan tâm đến sức khỏe, chỉ khi bị bệnh họ mới nhận ra.
9. Ý nghĩa của cuộc sống
Cuộc sống có thăng trầm, có khi có tiền có sự nghiệp, có khi không, có khi giàu sang, có khi nghèo đói, khổ sở. Nếu sống mà không có mục tiêu rõ ràng, không có lòng trung tín và sự chuyên nghiệp từ khi bắt đầu công việc, thì bất kỳ công việc nào, hướng đi nào, ta dễ bị mê muội, bị chi phối bởi lòng tham, rồi mất mục tiêu, mất phương hướng, không biết con đường mình phải đi, sống ngày càng mơ hồ, phải chịu hậu quả của việc làm của mình. Những bài học này đã được truyền lại từ người xưa, để lại những tư liệu hữu ích. Nếu ta không biết làm thế nào để khôi phục những giá trị đạo đức này, thì sẽ khó tránh khỏi những hậu quả lớn trong tương lai.
10. Lý do của luân hồi
Cuộc sống là trường học và con người phải học những bài học cần thiết. Có người học nhanh, có người học chậm, do đó họ phải trải qua nhiều kiếp sống trong chu kỳ đó để học những bài học cần thiết.
11. Tại sao trẻ em thiếu tình thương thường mắc bệnh?
Những đứa trẻ thường mắc bệnh, phát triển chậm thường là do thiếu tình thương và chăm sóc. Đứa trẻ không có cha mẹ sẽ phát triển không bình thường, phải đối mặt và tự mình vượt qua những khó khăn, biến cố trong cuộc đời mình, và thường phát triển những tính cách đặc biệt. Khi lớn lên, dù có cuộc sống khá giả, nhưng chúng cũng dễ mắc bệnh tâm thần do những trải nghiệm khi còn nhỏ. Nếu gặp phải cuộc sống khó khăn, chúng dễ trở thành những người phạm tội trong xã hội.
“Không chờ đợi để tin, hãy gieo hạt Nhân chắc chắn sẽ có Quả.”
Kết luận
Trong đạo Thiên Chúa giáo, “Kính Chúa và thương người” là hai điều quan trọng nhất vượt trên mọi điều răn.
Trong Phật giáo, sự yêu thương là tâm đức vô lượng, lan tỏa đến tất cả chúng sinh mà không phân biệt người này người kia.
Vậy tại sao lại là sự yêu thương chứ không phải điều khác?
Nếu yêu thương làm trung tâm, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn trong mọi hoàn cảnh. Việc nuôi dưỡng tình yêu thương ở những giai đoạn quyết định trong vòng luân hồi của Muôn Kiếp Nhân Sinh đã chứng minh giá trị của điều này. Tình yêu thương vượt trội trước quyền lực, văn minh, địa vị xã hội và trí tuệ. Họ đã hiểu rõ tầm quan trọng của tình yêu thương. Đó là bước khởi đầu để phát triển trí tuệ, khi có trí tuệ sẽ hiểu biết và sự hiểu biết sẽ kết nối con người với Thượng Đế, Chúa, Phật, Đại Ngã tùy thuộc vào quan điểm tôn giáo. Để khởi đầu lòng từ bi, Muôn Kiếp Nhân Sinh chỉ ra một cách thông qua thiền định. Thiền định tạo ra suy nghĩ đúng, suy nghĩ đúng dẫn đến hành động đúng và tình yêu thương là hành động đúng. Trên thực tế, thiền định là cách đơn giản nhất để phát triển trí tuệ và vượt qua bản ngã.
Sự thiền định sâu sắc giúp bạn hiểu rõ mọi sự, mọi vật như chúng thật sự là và vượt qua bề ngoài để nhìn rõ bên trong. Trong thiền định, con người định hướng năng lượng của mình lên trên để kiểm soát tâm trí thay vì để dục vọng chi phối.
Cuốn sách “Muôn Kiếp Nhân Sinh” của tác giả Nguyên Phong ra đời đúng vào thời điểm mà thế giới và con người đang chìm trong hỗn loạn. Hãy đọc cuốn sách này để chậm lại một chút, suy ngẫm và hiểu rõ hơn về những hành động của bạn, giá trị của tình yêu thương để bạn có thể thay đổi cuộc sống của mình. Ai biết đâu, đó có thể là động lực mạnh mẽ để thay đổi số phận của bạn.