“Chúng ta, phụ nữ, có khả năng phi thường trong việc tự đánh giá cơ thể, chúng ta luyện tập nó rất ‘chăm chỉ’. Chúng ta nhìn ngắm những người xung quanh, chúng ta tự so sánh. Chúng ta có giống nhau không? Cô ấy có xuất sắc hơn tôi? Tôi có thua kém cô ấy? Phụ nữ thường thể hiện một sự đồng lòng cao độ trong nghi lễ đánh giá này. Không ai trong số chúng ta có thể tránh khỏi điều này”
. Điều này không chỉ là trải lòng của riêng Emilie Pine mà còn là những quan niệm sâu sắc luôn hiện hữu trong lòng phụ nữ, một nửa thế giới, đặc biệt là những người trẻ. Nhưng bạn ơi, đã đến lúc bạn cần sống cho chính bản thân bạn, không phải ai khác. Chúng ta không phải là những người bình thường, chúng ta là một phần của xã hội và chúng ta đáng được tôn trọng. Hãy lắng nghe những lời chân thành từ Emilie trong cuốn tự truyện “Những Ghi Chú Tự Nhắc Bản Thân” để hiểu sâu hơn về chính mình!
Không Có Hồi Kết – “Tôi Sẽ Luôn Ấn Tượng với Cha Mình!”
5 Tuổi – Cha Mẹ Ly Hôn. Emilie Pine và Em Gái Sống Cùng Cha. Cha Cô Là Một Nhà Văn, Nhưng Cũng Là Một Nghiện Rượu. Ông Ấy Không Bao Giờ Ngần Ngại Biểu Đạt Niềm Vui Từ Việc Từ Chối Trách Nhiệm Chăm Sóc Con Cái Của Mình. Sống Với Một Người Cha Hằng Ngày Chỉ Bắt Gặp Ông Ở Trong Trạng Thái Say Rượu Thực Sự Là Một Nỗi Khổ Lớn. Hai Đứa Trẻ Vẫn Còn Nhỏ Nhưng Họ Đủ Tưởng Tượng Ra Rằng, “Tốt Hơn Hết Là Đừng Đòi Hỏi Bất Kỳ Thứ Gì Từ Bố. […] Giống Như Mọi Đứa Trẻ Có Cha Mẹ Nghiện Rượu Nặng, Chị Em Tôi Đã Phát Triển Một Nhận Thức Sâu Sắc Về Tính Cảnh Giác. Chúng Tôi Học Hỏi Qua Kinh Nghiệm, Chứ Không Phải Thông Qua Niềm Tin”. Ông Ấy Có Một Phong Cách Làm Cha Khác Thường, Ông Ấy Thích Sự Ngược Đời, Ông Ấy Dạy Cô Con Gái Đọc Ngược Bảng Chữ Cái, Ông Ấy Không Chuẩn Bị Đồ Ăn Trong Những Buổi Dã Ngoại Mà Khuyên Con Gái Tự Đi Xin Bố Mẹ Của Bạn, Ông Ấy Để Lại Hai Chị Em Trong Quán Bar Và Rồi Bỏ Đi Một Mình. Bất Lực Trong Việc Ngăn Chặn Cha Không Được Phép Uống Rượu Nữa, Bao Nhiêu Tổn Thương, Mệt Mỏi Đè Nặng Lên Trái Tim Của Hai Chị Em. Từng Nghĩ Đến Việc Bỏ Mặc Cha, Thậm Chí Từng Bỏ Đi, Nhưng Một Sợi Dây Vô Hình Níu Chân Emilie Trở Lại. Đó Là Tình Cha Thương. Cha Dù Có Như Thế Nào Đi Nữa Vẫn Luôn Là Cha. Việc Nghiện Rượu Đã Khiến Bố Cô Nhận Hậu Quả Rất Nặng Nề: Nhiều Tổn Thương Đến Các Cơ Quan Nội Tạng: Gan Xơ, Tĩnh Mạch Thực Quản Vỡ, Cổ Bướu,…
Lúc Này Đây, Bỏ Mặc Cha À? Cô Lưỡng Lự Giữa Sự Đồng Cảm Cho Người Cha Đang Đau Khổ Vì Bệnh Tình, Và Sự Nỗ Lực Bảo Vệ Tâm Trạng Của Chính Mình Khi Phải Đối Mặt Với Người Cha Mắc Chứng Nghiện Rượu. Emilie Tự Nhắc Mình Phủ Nhận Sự Đồng Cảm Dành Cho Ông. Nhưng Sâu Thẳm Trong Tim, Cô Hiểu Rằng Chính Cô Mới Đang Tự Gây Tổn Thương Cho Bản Thân Mình. Hai Chị Em Đã Vượt Qua Những Cung Đường Xa Để Về Chăm Sóc, Phụng Dưỡng Cha Trong Những Ngày Ông Ở Bệnh Viện. Những Tháng Ngày Ông Bệnh Nhất, Khi Cái Chết Rất Gần, Ông Luôn Có Con Gái Bên Cạnh, Dù Sau Này Ông Không Còn Nhớ Gì Hết. Bố Cô Giờ Đây Đã Từ Bỏ Nghiện Rượu, Ông Tự Khẳng Định Cuộc Sống Của Mình: “Tôi Muốn Sống Lại Một Lần Nữa”. Sức Khỏe Của Ông Đã Cải Thiện Rất Nhiều, Nhưng Ông Vẫn Như Thế – Một Người Đàn Ông Ích Kỷ Tự Cho Mình Là Trung Tâm, Cố Chấp Và Hoàn Toàn Không Biết Ăn Năn. Nhưng Trên Tất Cả, Ông Vẫn Là Người Cha Mà Hai Chị Em Luôn Tôn Trọng. Và “Dù Có Chuyện Gì Đi Nữa, Mình Cũng Không Thể Bỏ Rơi Ông Ấy!”
Những Đứa Trẻ - Tình Yêu Ngọt Ngào
Nhìn Thấy Con Cái Lớn Lên Luôn Là Niềm Hạnh Phúc Lớn Nhất Của Các Bậc Làm Cha, Làm Mẹ. Nhưng Sẽ Ra Sao Nếu Hai Người Không Thể Có Con? Sẽ Ra Sao Nếu Người Phụ Nữ Biết Mình Không Thể Làm Mẹ? Emilie Chính Là Một Trong Những Trường Hợp Như Thế. Làm Đủ Mọi Xét Nghiệm, Tìm Đủ Mọi Cách, Thất Vọng Rồi Lại Hy Vọng,… Nhưng Mọi Thứ Dường Như Tuyệt Vọng, Bất Lực Trước Khát Khao Cháy Bỏng Được Làm Mẹ Của Cô. Đó Không Chỉ Là Sự Cùng Quẫn Của Khát Khao Có Một Đứa Con, Nó Còn Khiến Cô Cảm Thấy Như Mình Đã Bị Tước Bỏ Quyền Biết Những Gì Đang Diễn Ra Bên Trong Cơ Thể Mình. Mọi Cố Gắng Đều Vô Nghĩa, Tất Cả Quá Đỗi Khắc Nghiệt Với Vợ Chồng Cô. Sau Một Lần “Nhỡ Sảy Thai”, Cô Mất Đi Khả Năng Làm Mẹ. Ám Ảnh Này Luôn Đè Nặng Trên Tâm Trí Cô: “Nó Quá Khắc Nghiệt, Nó Quá Khó Khăn Và Nó Làm Tôi Hổ Thẹn. […] Cả Hai Chúng Tôi Đều Muốn Có Một Đứa Con, Cả Hai Chúng Tôi Đều Cố Gắng Rất Nhiều Và Cảm Thấy Tim Mình Tan Nát Vì Việc Sảy Thai. Và Bây Giờ Chúng Tôi Phải Đối Mặt Với Những Thứ Khác Nữa: Thực Tại, Cảm Xúc Và Khả Năng Có Thể Sẽ Vĩnh Viễn Không Bao Giờ Được Cùng Nhau Trở Thành Cha Mẹ”. Những Giằng Xé, Những Hỗn Độn Liên Tục Ám Ảnh Cô Suốt Một Năm Trời. Và Rồi, Khi Đã Ở Cuối Ngưỡng 30 Tuổi, Khi Mọi Thứ Đã Dần Bình Thường Trở Lại, Cô Hiểu Được Rằng, Mình Không Thể Nào Tiếp Tục Lảng Tránh Nguy Cơ Của Việc Đánh Mất Tất Cả Những Gì Mình Đang Có Chỉ Bằng Việc Cố Gắng Theo Đuổi Những Gì Mình Có Thể Có.
Việc Dừng Cố Gắng Để Có Một Đứa Con Là Một Sự Ủy Quyền Khó Tin. Nhưng Trên Tất Cả, Nó Khiến Hai Người Cảm Thấy Nhẹ Nhõm. Có Những Lúc, Chính Chúng Ta Tự Ép Mình Rơi Vào Những Mớ Rắc Rối, Tự Giày Vò Bản Thân, Tự Khiến Mình Lo Sợ, Hoảng Loạn, Hoang Mang,… Hãy Quan Tâm Chính Mình, Hãy Để Cơ Thể Được Thư Giãn! Sẽ Rất Khó Khăn Khi Một Người Phụ Nữ Ở Cuối Ngưỡng 30 Tuổi Phải Đối Mặt Với Câu Hỏi Rằng Liệu Có Ý Định Sinh Một Đứa Con Hay Không? Câu Trả Lời Chắc Chắn Chẳng Hề Dễ Dàng. Nhưng Cho Dù Có Xảy Ra Chuyện Gì Đi Chăng Nữa, Hãy Dùng Lí Trí Để Suy Nghĩ, Để Truy Cập Và Phân Tích Thông Tin, Để Được Trao Quyền Kiểm Soát Cơ Thể Của Chính Mình.
Cuối Cùng Thì Tôi Vẫn Chẳng Có Em Bé Nào Cho Mình Cả. Nhưng Tôi Chọn Hạnh Phúc. Niềm Hạnh Phúc Của Sự Không Hoàn Hảo, Niềm Hạnh Phúc Không Phải Là Thiếu Vắng Nỗi Đau. Tự Bản Thân Nó Luôn Bao Hàm Một Nỗi Đau. Tôi Cảm Thấy Mình Mạnh Mẽ Hơn Khi Suy Nghĩ Như Vậy.
Thực Sự Khó Khăn Khi Phải Diễn Giải Thế Nào Là Một Tình Yêu Tuyệt Diệu Hay Một Cuộc Sống Tuyệt Diệu Bằng Giấy Trắng Mực Đen. Có Thể, Ngay Trong Chính Những Khoảnh Khắc Thường Ngày, Sự Sâu Sắc Và Bền Bỉ Của Tình Yêu Được Bộc Lộ. Mặc Dù Bạn Không Có Được Niềm Vui Của Con Trẻ, Nhưng Có Nhiều Cách Để Bạn Sống Một Cuộc Đời Vui Vẻ Như Đứa Trẻ Con. Có Vô Vàn Cách Để Chúng Ta Tận Hưởng Cuộc Sống Không Có Con Cái. Hãy Làm Như Emilie, Nhìn Ra Xung Quanh Và Tìm Kiếm Sự Cân Bằng Cho Mình, Cũng Như Thưởng Thức Cuộc Sống Ở Góc Độ Như-Tôi-Là.
Nói Hay Không Nói – Hạnh Phúc Thực Sự Giản Đơn Nhưng Chỉ Khi Mất Đi Con Người Ta Mới Thấu Hiểu!
Khi Bố Mẹ Bạn Không Nói Chuyện Với Nhau Thì Sẽ Như Thế Nào? Trong Bữa Cơm Gia Đình, Không Một Lời Nào Cất Lên, Chỉ Có Những Chiếc Đũa Đưa Ra Để Gắp Thức Ăn, Những Con Người Lẳng Lặng Và Cơm. Tôi Đã Từng Trải Qua Một Vài Lần Như Vậy Khi Bố Mẹ Đôi Lúc Cãi Cọ, Giận Nhau Vì Chuyện Gì Đó Tôi Chẳng Hay Biết. Đối Với Tôi, Chỉ Thế Thôi Cũng Đủ Kinh Khủng Lắm Rồi. Nhưng May Thay, Chúng Tôi Vẫn Ngồi Lại Cùng Tìm Cách Giải Quyết và Mọi Chuyện Được Hóa Giải Vài Ngày Sau Đó. Nhưng Chắc Chắn Sẽ Có Những Trường Hợp Không Suôn Sẻ Như Vậy. Không Phải Đơn Giản Là Việc Một Ngày Họ Gặp Phải Tâm Trạng Xấu Mà Ngưng Nói Chuyện Với Nhau Đâu. Mà Từ Đó Trở Đi, Họ Không Bao Giờ Liên Lạc Với Nhau Nữa! Mọi Chuyện Khi Ấy Sẽ Như Thế Nào? Gia Đình Chính Nhà Văn Emilie Là Một Trường Hợp Như Vậy. 5 Tuổi, Một Cái Tuổi Còn Quá Nhỏ Để Hiểu Thế Nào Là Những Mất Mát Khi Không Nhận Được Đầy Đủ Tình Yêu Thương Của Cha Và Mẹ. 10 Tuổi Thì Sao? Liệu Có Khá Hơn Chăng Khi Bố Mình Gọi Điện và Nói Ông Ấy Muốn Tự Tử, Chẳng Biết Làm Gì Khác Ngoài Việc Đáp Lại: “Nhưng Bố Ơi, Con Yêu Bố Mà.” Những Nỗi Đau Ấy Dường Như Quá Lớn Đối Với Một Đứa Trẻ. Luật Pháp Ai – Len Trước Đây Không Cho Phép Người Ta Ly Hôn Bởi Vậy Mà Ngay Cả Khi Ly Thân, Cha Mẹ Của Emilie Vẫn Chịu Sự Ràng Buộc, Kết Nối và Vẫn Ở Trong Cuộc Hôn Nhân.
Nhưng Sau Khi Im Lặng Cả Một Thời Gian Dài Như Vậy, Họ Lại Có Thể Trùng Phùng. Nhưng Quá Khứ Đau Thương Của Những Đứa Trẻ Như Emilie Làm Sao Có Thể Xóa Nhòa? Làm Sao Sự Im Lặng Trong Ngần Ấy Năm Trời Chỉ Đơn Giản Là Chấm Dứt? Làm Thế Nào Mà Tất Cả Những Tổn Thương, Nỗi Đau Và Sự Cay Đắng Ấy Có Thể Giải Quyết Đơn Thuần Bằng Cách Không-Làm-Gì-Cả? Không Một Lời Xin Lỗi Nào Cho Sự Việc Đó! Chẳng Thể Chỉ Ra Những Chấn Thương Tâm Lí Cụ Thể Nào, Cô Chỉ Có Thể Giả Định Rằng Mình Đã Phải Gánh Chịu Những “Nỗi Buồn Bé Mọn” Hơi Lớn Hơn Những Gì Mà Một Đứa Trẻ Có Thể Đảm Đương, và Cũng Chẳng Thể Làm Gì Khác Ngoài Việc Gắn Chặt Chúng Xuống Trang Giấy Để Chúng Bớt Náo Động và Thôi Làm Phiền Tâm Trí Cô.
Máu Và Tội Ác – Cách Mà Người Phụ Nữ Đổ Máu Trên Trang Giấy Trắng Đời Họ.
Phụ Nữ Chúng Ta Thường Rất Hay Đánh Giá Mình So Với Những Người Phụ Nữ Khác. Chúng Ta Lấy Mình Làm Điểm Tựa Để So Sánh. Và Rồi Tự Cho Mình Là Xấu Xí, Là Không Hoàn Hảo, Là Hoàn Toàn Tầm Thường. Tôi Không Giỏi Giang Như Người Này, Tôi Không Được Xinh Đẹp Như Người Kia. Họ Nhìn Người Phụ Nữ Khác Và Phán Xét Chính Mình. Nhưng Đã Đến Lúc, Bạn Cần Dừng Việc Đánh Giá Vô Nghĩa Này Lại. Hãy Mạnh Mẽ Đứng Lên Nói Rằng: “Tôi Là Một Người Phụ Nữ Và Tôi Hoàn Chỉnh”. Tại Sao Chúng Ta Lại Phải Mất Công Đi So Sánh Mình Với Người Khác Để Rồi Tự Ti, Để Rồi Ngó Lơ Cơ Thể Mình Đến Vậy? Với Tư Cách Là Người Phụ Nữ, Cơ Thể Của Chúng Ta Được Cấu Tạo Để Song Hành Với “Sự Đau Đớn”. Sự Đau Đớn Là Một Cái Gì Đó Mặc Định Chúng Ta Nên Im Lặng Về Nó. Cơn Đau Của Chúng Ta Không Được Xem Trọng. Đừng Tự Đối Xử Với Cơ Thể Mình Như Thế. Hãy Dành Một Sự Công Nhận Cho Chính Mình: “Chúng Ta Là Ai Và Chúng Ta Đã Làm Được Những Gì”. Mất Mát, Đau Buồn. Bệnh Tật, Sự Phục Hồi Và Phát Triển. Tuổi Tác Và Sự Biến Đổi. Bao Nhiêu Niềm Vui, Bao Nhiêu Hạnh Phúc. Cơ Thể Ta Đã Cùng Ta Trải Qua Tất Cả. Hãy Luôn Tự Hào Về Chính Mình.
Một Thứ Gì Đó Ở Trong Tôi – Tôi-Ngày-Xưa Hay Tôi-Bây-Giờ?
Một Người Như Emilie Sẽ Có Một Tuổi Thơ Êm Ấm Và Hạnh Phúc Chăng? Không Hẳn Là Vậy Đâu! Sự Thiếu Thốn Tình Cảm Ấy Khiến Cô Luôn Mong Đợi Thứ Gì Đó Ở Ngoài. Trong Suốt Tám Năm Tuổi Trẻ, Cô Đã Làm Những Việc Mà Đến Giờ Nghĩ Lại, Cô Không Nghĩ Rằng Mình Đã Từng Có Một Đời Sống Phóng Túng Như Vậy. 10 Tuổi, Cô Bắt Đầu Nhịn Ăn, Cô Tập Tành Hút Thuốc, Dùng Chất Kích Thích Và Uống Nhiều Rượu Một Cách Khó Tin. 15 Tuổi, Cô Trở Thành Một “Đứa Trẻ Hư” Điển Hình Khi Tên Mình Xuất Hiện Trong Danh Sách Khách Mời Của Hàng Chục Club, Quán Bar Khác Nhau Mỗi Dịp Cuối Tuần; Cô Thường Xuyên Bỏ Học, Chơi Bời Tới Bến Tại Các Hộp Đêm; Cô Bị Hãm Hiếp,… Nhưng Có Một Thứ Gì Đó Luôn Thống Trị Suy Nghĩ Cô, Emilie Đã Không Lên Tiếng. Bao Sự Việc Liên Tiếp Xảy Ra Chỉ Để Chứng Tỏ Sự “Cool” Ngầu Của Một Người Con Gái Thiếu Thốn Cảm Xúc, Thiếu Tình Yêu, Sự Thấu Hiểu Và Cả Sự Tử Tế Từ Cả Gia Đình, Cộng Đồng Và Xã Hội. Cái Giá Phải Trả Cho Những Năm Tháng Ấy Là Sự Hoảng Loạn, Là Việc Phải Chuyển Trường Tới Cả Chục Lần, Là Sự Cô Độc, Chán Nản, Buồn Bã Và Cả Vô Giá Trị.
Vượt qua tuổi 18, Emilie quyết định từ bỏ các loại chất kích thích, tập trung hơn vào việc học. Dưới sự khuyến khích của giáo viên yêu thích, cô quyết định tiến xa hơn trong học vấn và quan tâm sâu hơn đến cuộc sống của mình. Và khi chúng ta nắm quyển sách này trong tay, đó chính là câu trả lời cho những tháng ngày đó.
Tuổi trẻ thường tự cho mình là độc nhất, biết tất cả, nhưng thực tế thì lại ngây thơ và không hiểu biết. Chúng ta cần sự giúp đỡ ở thời điểm này. Chúng ta cần sự bảo vệ, không phải sự loại bỏ - tức là bỏ mặc mọi chuyện. Nhưng ít ai nhận ra điều này. Chúng ta che dấu dưới bóng của tuổi trẻ, của sự vô tư. Đến khi tỉnh giấc, ta không thể tin được đã trải qua những năm tháng đó như thế nào. Có lẽ, chúng ta vẫn đang học cách chăm sóc bản thân, để thấy mình đáng sống, để thế giới biết rằng 'tôi vẫn ổn'.
Hiện tại, tôi rất ước mình đã ăn uống đủ, không lãng phí thời gian và không bao giờ thử những thói quen xấu như hút thuốc, dùng chất kích thích hay uống rượu quá mức, hoặc sống một cách không kiểm soát. Tôi ước mình không mất đi sự thuần khiết ở tuổi 13. Nhưng dưới tất cả những ước mơ đó, tôi tự hỏi - nếu tôi không trải qua những điều đó, liệu tôi có hạnh phúc hơn, ổn định hơn hay an toàn hơn không? Tôi không biết cách trả lời câu hỏi này.
Có điều gì trong bài kiểm tra - làm thế nào để tôi có thể giữ giá trị của mình mà không để người khác định giá?
Như phụ nữ, chúng ta thường được dạy rằng im lặng là tốt nhất - vì chúng ta không đủ xuất sắc để được nghe. Ngay cả trong xã hội ngày nay, mặc dù vấn đề bình đẳng giới đã được cải thiện nhiều, phụ nữ vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi. Và phần lớn, chúng ta tự đặt mình vào vị trí câm lặng, để riêng cho phụ nữ! Với đàn ông, phụ nữ thường chỉ là để ngắm nhìn chứ không phải để nghe. Thái độ và quan điểm này đã thấm sâu vào tâm trí của cả hai giới trong xã hội. Ít người như Emilie dám ủng hộ quyền phụ nữ. Nhưng lời họ nói thường bị coi nhẹ, bị bỏ qua. Và họ thậm chí còn cho phép điều đó xảy ra - bỏ qua chính mình, mệt mỏi với bản thân.Hình mẫu hoàn hảo mà bạn muốn noi theo là gì? Không có gì ngạc nhiên khi hầu hết phụ nữ chọn mẹ là hình mẫu. Họ đều muốn có sự dũng cảm, đức hạnh và sự hy sinh - những phẩm chất tuyệt vời mà họ muốn sở hữu. Chúng ta không phải muốn giúp đỡ phụ nữ phá bỏ rào cản trên con đường sự nghiệp sao? Vậy tại sao lại muốn trở thành những người phụ nữ giống như mẹ? Chúng ta đầu tư vào công việc, sau đó quay lại chăm sóc con cái, chúng ta cố gắng để mọi người thấy rằng chúng ta vẫn đứng vững. Nhưng sự thật, bên trong, tâm hồn chúng ta đang vỡ vụn, chúng ta bỏ bê chính bản thân. Bao nhiêu lần bạn tự tin bước qua khó khăn và chiến thắng. Nhưng giống như Emilie, bạn biết rằng đó chỉ là một dấu mốc trong những khó khăn tiếp theo! Bây giờ, bạn cần sống là chính mình, bạn có thể nói với bản thân: 'Tôi có thể hạnh phúc rồi'. Hãy làm cho cuộc sống của bạn ý nghĩa nhất!
Kết luận:
Đừng bao giờ quên giá trị của chính bản thân! - đó có lẽ là thông điệp mà Emilie muốn gửi đến phụ nữ - những người đã làm cho thế giới này trở nên đẹp đẽ như vậy. Đặc biệt là đối với các bạn trẻ, những người đang bước vào cuộc sống trưởng thành, hãy mạnh mẽ đứng lên, vượt qua mọi khó khăn, luôn tin rằng: 'Phiên bản của bạn ở thời điểm này là phiên bản tuyệt vời nhất. Nhưng phiên bản của bạn trong tương lai mới thực sự tuyệt vời nhất. Giữa những phiên bản tuyệt vời nhất của chính bạn chỉ cách nhau một khoảng thời gian trẻ trung. Dù bạn chạy nhanh như thế nào, bạn vẫn không thể vượt qua tuổi trẻ'. Và trên hết, hãy để tuổi trẻ được trải qua với những mảng màu tươi sáng nhất và luôn nhớ rằng: Bạn là tuyệt vời và bạn hoàn toàn xứng đáng tự hào về điều đó!
Đánh giá chi tiết bởi Kim Chi - MyBook