Bạn có phải là một người có anh, chị hoặc em không? Nếu câu trả lời là không thì có lẽ bạn chỉ nên đọc cuốn sách này vì những bí kíp hữu dụng của nó trong kinh doanh. Nhưng nếu câu trả lời là có thì bạn sẽ rất có thể nhìn thấy bạn thân trong cuốn ‘Thương vụ nước chanh’ viết bởi nhà văn thiếu nhi Jacqueline Davies. Dẫu bà là một nhà văn thiếu nhi nhưng quyển ‘Thương vụ Nước Chanh’ này thì không hẳn vậy nhé! Cuốn đầu tiên của bộ sách nổi bật nhất trong sự nghiệp của bà Davies và cũng là bộ sách ẵm nhiều giải thưởng nhất này phù hợp với mọi lứa tuổi. Ở mỗi một độ tuổi, bạn sẽ lại có một suy nghĩ khác nhau khi đọc nó. Có thể, khi nhỏ hơn, bạn sẽ chỉ quan tâm tới những bí kíp hay ho để dựng một rạp nước chanh. Nhưng nếu bạn trưởng thành hơn một tí, có lẽ mặt về gia đình và cảm xúc trong mỗi người sẽ trở nên ấn tượng hơn với bạn đấy!
I. Gia cảnh nhà Treski
“Kể từ khi bố bỏ đi, hai anh em thề rằng sẽ không tranh cãi trước mặt mẹ. Vì điều đó làm mẹ buồn. Thậm chí còn buồn hơn việc bố bỏ đi”
Bộ chuyện ba cuốn gồm cuốn đầu tiên tên ‘Thương Vụ Nước Chanh’ này xoay quanh gia đình nhà Treski và những câu chuyện rất đời thường và thực tế nhưng lại qua đó dạy ta rất nhiều những khái niệm bổ ích. Gia cảnh của gia đình họ không được khai thác quá sâu nhưng cũng đủ để ta hiểu phần nào và vẫn có không gian để ta khám phá thêm trong cuốn thứ hai ‘Phiên Toà Khối Bốn’. Được biết, trước khi bố bỏ nhà ra đi thì bố mẹ của Evan và Jessie thường xuyên cãi vã và mỗi lúc như vậy hai anh em thường ra ngoài, trèo lên cây và kiên nhẫn chờ đợi. Tuy không có một gia đình hoàn hảo nhưng tình cảm của cả ba luôn rất đáng ngưỡng mộ. Bà Treski là một nhà tư vấn quan hệ công chúng với khiếu ăn nói rất tuyệt vời. Hằng ngày, bà luôn bận rộn với khối công việc lớn nhưng vẫn luôn dành thời gian để trò chuyện với các con khi cần. Đôi lúc, ta lại thấy Jessie hoặc Evan trích lại một lời dạy hay câu nói của mẹ và đa số trong chúng đều là một triết lý rất đáng học hỏi. Không những vậy, khi các con buồn, bà luôn vỗ về, an ủi và tạo không gian để hai anh em có thể giải quyết việc của chính mình. Và anh em nhà Treski cũng chẳng phụ lòng mong đợi; họ có một mối quan hệ ngoài sức tưởng tượng.
II. Anh Em Nhà Treski
“Thật Tuyệt Khi Ngồi Đó, Chỉ Có Hai Anh Em, Trong Bầu Không Khí Sẫm Màu, Mát Lạnh”
Từ Kinh Nghiệm Cá Nhân Và Mối Quan Hệ Của Tôi Và Anh Trai, Tôi Rút Ra Được Rằng Trong Gia Đình, Việc Một Trong Hai Người Lãnh Trọn Combo Thông Minh Nhưng Lại EQ Thấp Và Người Còn Lại Thì Có Thể Kém Thông Minh Hơn Nhưng EQ Lại Rất Cao Là Một Điều Khá Phổ Biến. Và Điều Này Với Anh Em Nhà Treski - Nhân Vật Chính Của Cuốn Thương Vụ Nước Chanh Thì Càng Không Phải Ngoại Lệ. Nếu Cô Em Jessie Là Một Thiên Tài Toán Học Nhưng Lại Mù Tịt Trong Việc Đánh Giá Suy Nghĩ Và Cảm Xúc Của Người Khác Thì Cậu Anh Evan Lại Hết Sức Tinh Tế Và Hoà Đồng Tuy Về Mặt Toán Học Cậu Kém Hơn Hẳn Em Gái. Dẫu Vậy, Qua Lời Kể Của Jessie, Một Quan Hệ Anh Em Nhà Treski Lại Rất Đáng Ngưỡng Mộ. Vì Jessie Có Phần Hơi Thiếu Tinh Tế Nên Rất Khó Để Hoà Nhập Với Các Bạn Trong Lớp. Cũng Chính Vì Điều Này Mà Cô Có Khá Ít Bạn Và Luôn Coi Anh Mình Evan Là Người Bạn Thân Nhất. Evan Cũng Vậy - Cậu Chưa Bao Giờ Thấy Xấu Hổ Vì Em Gái Và Luôn Dang Tay Bảo Vệ Và Mang Cô Theo Trong Những Cuộc Tự Tập Bạn Bè. Cả Kể Dù Là Cậu Đi Chơi Bóng Rổ Và Không Thể Đem Em Gái Theo Cùng Thì Cậu Cũng Luôn Khẽ Khàng Bảo Nói Trước Với Em Rằng ‘Bây Giờ Anh Sẽ Đi Đánh Bóng Rổ Với Bạn, Về Nhà Anh Sẽ Chơi Với Em’ Để Jessie Không Cảm Thấy Tủi Thân Vì Bị Bỏ Rơi.
III. Những Dấu Mốc Trong Một Mối Quan Hệ
“Sự Chia Tách (Danh Từ): Sự Tan Rã Của Một Đơn Vị, Tổ Chức Hay Tập Đoàn. Đôi Khi Bộ Tư Pháp Bắt Buộc Một Tập Đoàn Lớn Phải Chia Tách Thành Các Công Ty Có Quy Mô Nhỏ Hơn”
Quan Hệ Của Họ Thật Sự Rất Đáng Ngưỡng Mộ, Đến Cái Nỗi Mà Bạn Sẽ Nghĩ Nó Hơi … Ảo Và Chẳng Thể Xảy Đến Trong Đời Thực. Và Đây Cũng Là Lúc, Những Cuộc Cãi Vã Của Những Người Thân Trong Gia Đình Kéo Chúng Ta Khỏi Những Giấc Mơ Đó. Khi Biết Tin Không Những Jessie Sẽ Được Nhảy Cóc Lên Một Lớp Vì Trình Độ Toán Của Mình Mà Sẽ Còn Học Cùng Lớp Với Mình, Evan Đã Rất Không Vui. Cậu Trốn Tránh Em Gái Và Sợ Rằng Khi Vào Lớp Trình Độ Toán Khác Biệt Của Hai Người Sẽ Bị Đem Ra So Sánh Và Bàn Tán. Khi Có Một Người Em Thiên Tài Như Vậy, Ai Mà Chẳng Cảm Thấy Áp Lực Và Bất Lực Nhưng Jessie Không Hiểu Điều Này. Cô Không Hiểu Việc Evan Muốn Được Ở Một Mình Nên Luôn Lại Gần Anh Rủ Cùng Đi Chơi Như Thường Ngày. Evan Lúc Này Đang Có Một Cảm Giác Cực Buồn Bực Trong Lòng Và Chẳng Biết Xả Đi Đâu, Chỉ Muốn Ở Một Mình. Trong Một Lần Nói Chuyện, Sau Nhiều Lần Đuổi Khéo Jessie Mà Bởi Cô Chẳng Hiểu Nên Vẫn Không Đi, Evan Đã Không Thể Kiềm Chế Được Cảm Xúc Của Mình Mà Thốt Ra Câu ‘Anh Ghét Em’. Và Đó Cũng Chính Là Động Cơ Châm Ngòi Cho Một Thương Vụ Nước Chanh Đầy ‘Cam Go’.
IV. Tại Sao Lại Dùng Những Lời Sát Thương Thay Vì Những Lời Nói Quan Tâm?
“Cô Bé Chỉ Ước Evan Quay Trở Lại Làm Bạn Thân Nhất Của Mình”
V. Sự Lồng Ghép Khéo Loại Của Những Thuật Ngữ Kinh Doanh
“Hoà Giải (Động Từ): Hành Động Hàn Gắn Sau Khi Xảy Ra Bất Đồng, Giống Như Khi Cân Bằng Con Số Trên Bảng Cân Đối Kế Toán; Giải Pháp Giảng Hoà”
Jacqueline Davies - tác giả của ‘siêu phẩm’ Thương vụ nước chanh - đã rất tài tình khi lồng ghép những định nghĩa của các thuật ngữ trong buôn bán vào mỗi đầu chương mới của cuốn sách. Những thuật ngữ này không chỉ là tên của các chương mà còn được thể hiện liên tục trong cả chương, xen kẽ với câu chuyện về cuộc cạnh tranh thương trường của hai anh em nhà Treski, tạo cho người đọc sự hấp dẫn và dễ hiểu. Việc minh họa một ví dụ về cách bán hàng của Jessie hoặc Evan ngay sau khi định nghĩa cũng giống như sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Cách làm này của tác giả không chỉ giúp độc giả hiểu rõ hơn về kinh doanh mà còn thể hiện một câu chuyện về tình anh em rất chân thực và gần gũi.
Sau tất cả, chỉ những bài học mới là điều còn lại.
Mẹ luôn nói: 'Có những ý tưởng quý giá như tiền trong ngân hàng.'
Khi nói đến bài học từ anh em nhà Treski, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Đó có thể là bài học về kinh doanh, về bản thân, hoặc về mối quan hệ gia đình. Đầu tiên là bài học về kinh doanh. Evan và Jessie là hai người rất thông minh trong lĩnh vực này. Evan có thể không giỏi toán nhưng luôn có ý tưởng sáng tạo. Sau mỗi thử nghiệm, cậu ta rút ra một bài học. Ví dụ, một lần, cậu ta đã nhờ bạn bè bán nước chanh với giá rất rẻ để thu hút khách hàng. Dù doanh thu tăng đột biến, Evan đã nhận ra rằng đó không phải là cách làm lâu dài. Jessie cũng rất giỏi trong việc tính toán và logic, cô ta đã áp dụng 10 bí quyết bán hàng từ cuốn sách mẹ cô viết vào kinh doanh của mình một cách hiệu quả. Cả hai đều đã thành công trong việc này.
Như trong một trận đấu bóng rổ, dù đã vào hiệp phụ nhưng cậu vẫn ghi được điểm quyết định gấp đôi.
Trong suốt quá trình hiếm hoi hai anh em đấu lại với nhau này, họ đã học cách sống tự lập hơn mà không quá dựa vào đối phương. ‘Quả bóng ăn điểm’ của Evan là khi cậu có thể tự tìm lời giải cho một phép toán mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của em gái, bà hay mẹ. Còn Jessie lại úp rổ khi cô lấy hết dũng khí để mời Megan cùng ‘hợp tác’ trong thương vụ nước chanh lần này. Cô vốn là dựa vào những quan hệ bạn bè của anh trai vì không biết cách nói chuyện hợp ý mọi người nhưng lần này thì khác. Nhờ vậy, cô đã thành công có được người bạn thân thiết thứ hai của mình. Ai trong chúng ta cũng vậy. Đều có những điểm yếu mà tưởng chừng như chẳng thể vượt qua được. Mỗi lúc như thế, ta sẽ cố bám víu lấy một cái phao nhưng khi chiếc phao đó trôi dạt ra và vạch đích vẫn ở đó thôi thúc ta thì ta mới nhận ra rằng mình hoàn toàn có thể vùng vẫy khi không có chiếc phao đó để dựa vào.
“Em thật sự rất giỏi đấy, em biết không?”
Một câu nói rất đơn giản. Nhưng lại là một câu mà ai cũng mong muốn được nghe. Vốn chúng ta rất ngưỡng mộ họ. Chúng ta thấy họ rất giỏi. Nhưng thay vì lời khen thì chúng ta lại nói những lời khiến họ buồn. Và Evan đã làm thế. Anh thấy Jess rất giỏi. Nhưng thay vì ‘em rất giỏi’ thì anh nói ‘anh ghét em’. Đôi khi, chúng ta thấy những câu khen rất sến súa và khiến người đối diện tự đắc. Nhưng có lẽ, đối với họ, họ luôn muốn được chúng ta công nhận. Sự công nhận đó, có thể họ đã có được từ lâu trong lòng chúng ta nhưng chúng ta lại luôn giấu kín nó, luôn không nói gì về nó và luôn vờ như chưa hề công nhận. Bất cứ ai, khi quan tâm tới một người đều muốn nhận được sự công nhận. Có thể câu nói đơn giản nhưng khó khăn đó, thay vì khiến họ tự đắc sẽ trở thành động lực để họ tiếp tục cố gắng, sẽ trở thành niềm vui an ủi tâm hồn khi họ chùn bước. Vậy nên, tại sao không dùng những lời nói quan tâm thay cho những câu nói sát thương nhỉ?
Một bộ chuyện gây tiếng vang nhất trong sự nghiệp của Jacqueline Davies
“Davies đã rất thành công trong việc thể hiện câu chuyện về tình anh em, những sai lầm và cả góc nhìn của mỗi đứa trẻ” - Booklist
Thương Vụ Nước Chanh là một cuốn sách khá nhẹ nhàng, dễ thẩm thấu phù hợp với lứa tuổi từ 11 - 15. Trong đây, lời văn của bà Jacqueline tuy không quá hoa mỹ và chẳng cần những chi tiết miêu tả kỹ càng nhưng lại có một nội dung rất chất lượng về nhiều mặt. Davies đã thành công phác hoạ được sự yêu thương, quan tâm đằng sau những cuộc cãi vã giữa những cặp anh em. Và cô cũng đã lột tả hết sức chân thật sự ganh ghét, đố kỵ nhất thời của mỗi đứa trẻ. Những cảm xúc lẫn lộn và những suy nghĩ dù lệch hướng nhưng lại rất sát với đời thường này đã được tác giả lồng ghép hết sức khéo léo và xây dựng nên một mối quan hệ cực kỳ đáng yêu, hơi ảo nhưng lại rất thật. Được biết, cuốn sách này được lấy cảm hứng khi cô nhìn thấy những cuộc cãi vã giữa những cậu con trai về quầy bán nước chanh. Điều này quả thật rất đáng ngưỡng mộ bởi nếu cô chưa từng trải qua mối quan hệ anh em này mà chỉ bằng nhìn những cậu con trai mà có thể hiểu rõ cảm xúc của chúng như vậy thì chắc những giải thưởng mà cô đạt được nhờ The Lemonade War đều rất xứng đáng!
Review chi tiết bởi: Khuê Anh Hoàng - MytourBook
Hình ảnh: Chu Phương - MytourBook