Chắc chắn bạn đã từng bị cuốn vào những chiêu trò khuyến mãi, mua sắm không kiểm soát trong những chương trình giảm giá hoặc mua một được một. Tiền Bạc Và Lý Trí sẽ phân tích và tiết lộ những chiêu trò này, giúp bạn trở thành người tiêu dùng thông minh.
Cuốn sách này nghiên cứu mối liên hệ giữa tiền bạc và tâm lý con người, hướng dẫn cách sử dụng tiền một cách thông minh và hạn chế các hành vi tiêu xài không cần thiết.
Tác giả Dan Ariely, một giáo sư về kinh tế tâm lý học hành vi, và Jeff Kreisler, một luật sư và nghệ sĩ hài, cung cấp những thông tin hữu ích về quản lý tài chính.
Về tác giả Dan Ariely là giáo sư tại trường đại học James B. Duke và là người sáng lập Trung tâm nhận thức nâng cao. Jeff Kreisler là một luật sư và nghệ sĩ hài đoạt giải.
Về nội dung, cuốn sách tập trung vào mối quan hệ giữa tiền bạc và tâm trí con người, cung cấp những phương pháp để kiểm soát tài chính một cách khôn ngoan.
Cuốn sách này được chia thành 3 phần chính và 18 mục lớn, kèm theo các ghi chú và chỉ mục cuối sách. Phần đầu tiên bàn về bản chất của tiền và giá trị của nó, phần thứ hai tập trung vào hành vi của con người khi sử dụng tiền, cách chúng ta rơi vào các chiến lược tiêu dùng và tư duy về tiết kiệm. Phần cuối cùng đề cập đến các giải pháp để kiểm soát thói quen tiêu tiền không lý trí mà ta thường áp dụng. Ngoài ra, phần chỉ mục giúp chúng ta nắm vững lại kiến thức thông qua các cụm từ quan trọng.
Tại sao tôi muốn giới thiệu cuốn sách này?
Cuốn sách Tiền Bạc và Lý Trí là một hành trình nghiên cứu sâu sắc về tâm lý hành vi con người khi sử dụng tiền bạc. Tác phẩm này tiếp tục khám phá cách con người bị ảnh hưởng, cám dỗ bởi các chiến lược tiêu dùng như hàng giảm giá, hàng combo hay hàng tặng kèm. Không chỉ dừng lại ở đó, cuốn sách còn phân tích cách con người bị cuốn vào sòng bạc, ảnh hưởng của thanh toán bằng thẻ tín dụng, và cách ta đánh giá giá trị của tiền bạc.
Cuốn sách này không chỉ đưa ra kiến thức tài chính mà còn phân tích các sai lầm phổ biến và lý do tại sao chúng ta mắc phải chúng. Nhờ đó, chúng ta có thể đưa ra những quyết định tài chính sáng suốt hơn.
Tiền Là Gì?
Để hiểu rõ hơn về thói quen sử dụng tiền, chúng ta cần tìm hiểu về bản chất của tiền.
Mặc dù đa phần chúng ta có lẽ đều tin rằng mình có một vốn kiến thức kha khá về chủ đề tiền bạc, song sự thật đáng ngạc nhiên lại là, ta không thực sự hiểu nó là cái gì và nó làm gì cho chúng ta? Và đáng ngạc nhiên hơn nữa là nó tác động đến ta như thế nào?
Theo như quan điểm được chỉ ra trong cuốn sách. ‘’Tiền đại diện cho GIÁ TRỊ. Bản thân tiền chẳng có chút giá trị nào cả, nó chỉ thể hiện giá trị của những thứ khác mà ta có thể mua được bằng nó. Đó là một sứ mệnh giả của giá trị. Tiền giúp việc định giá hàng hóa và dịch vụ trở nên dễ dàng hơn, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi. Khác với tổ tiên của mình, chúng ta không phải tốn nhiều thời gian để đổi hàng lấy hàng, cướp bóc hoặc cưỡng đoạt để có được những sản phẩm thiết yếu.’’
Và chúng có một số đặc điểm để trở nên vô cùng đắc dụng:
Tiền có tính phổ biến: ta có thể đổi nó lấy hầu như mọi thứ.
Tiền có thể được chia phổ: nó có thể dùng để mua hầu như mọi loại hàng hóa thuộc mọi kích cỡ từ lớn đến nhỏ.
Tiền có thể được hoán đổi ngang giá trị: chúng ta không cần một đồng tiền cụ thể nào đó, vì nó có thể được thay bằng đồng tiền khác đại diện cho cùng một giá trị.
Tiền có thể được lưu trữ: nó có thể được sử dụng vào bất cứ thời điểm nào, ngay bây giờ hoặc trong tương lai.
Nói cách khác, bất cứ khoản tiền lớn nhỏ của bất cứ đồng tiền nào có thể được sử dụng vào bất cứ thời điểm nào để mua bất cứ thứ gì. Nó là một HÀNG HÓA PHỔ THÔNG nghĩa là có thể được sử dụng bởi bất cứ ai và cho bất cứ thứ gì.
Tiền đã thay đổi cuộc sống mạnh mẽ chẳng kém gì bất cứ thành tựu tiến bộ nào. Nhưng không may là một số lợi ích của tiền cũng chính là nguồn cơ gây ra những tai họa của nó.
Những sai lầm tai hại chúng ta thường mắc phải khi sử dụng tiền
Hàng sale giá ưu đãi
Sai lầm điển hình nhất mà chúng ta luôn mắc phải là cám dỗ mua hàng sale. Chắc chắn rồi, khi bạn nhìn thấy một món hàng với tiêu đề sale 50%, 20%, xả kho... thì sao lại không bị tác động cơ chứ? Lúc này bạn nhanh chóng cảm thấy mình được hời vì nghĩ rằng mình mua được món hàng tốt trong khi chỉ phải bỏ ra một nửa chi phí cho sản phẩm đó. Nhưng thực sự tiếc cho bạn, sự thật không phải vậy. Bạn chỉ đang mắc bẫy hiệu ứng TÍNH TƯƠNG ĐỐI trong việc đánh giá món hàng. Thực chất, món hàng đã được nâng giá gốc lên rất nhiều và giá thực của nó lại là con số sau khi sale, và rồi khách hàng bị lầm tưởng rằng món hàng đó đã giảm giá, thậm chí dù ở một nơi khác cũng món đồ ấy được bán với giá thực nhưng không sale chúng ta vẫn nghiễm nhiên cho rằng đó là hàng dởm, kém chất lượng. Trên thực tế, khi đặt món hàng vào thành phần hàng sale chúng ta có xu hướng đánh giá giá trị món hàng so với giá gốc trước sale chứ không hề đánh giá món hàng so với những món hàng khác được bày bán ở những nơi khác. Và rồi chúng ta mua hàng trong niềm vui sướng, cửa hàng, siêu thị cũng vui vẻ vì bán được nhiều hàng trong khi chẳng mất đi chút lợi nhuận nào. Xét trên khía cạnh tích cực, chúng ta và người bán hàng cũng chẳng mất mát gì cho lắm vì họ vẫn bán được hàng đúng giá và chúng ta cũng mua hàng đúng giá nhưng kèm theo niềm vui sướng vì cứ ngỡ mình được hời, nhưng ở một khía cạnh khác, chúng ta đang vô tình bị cuốn vào sự lựa chọn tồi tệ. Bởi bạn có thể mua một món hàng bạn không cần dùng lắm, hoặc không đẹp lắm, phù hợp lắm với bản thân chỉ vì sợ bỏ lỡ cơ hội hàng đang sale, và rồi cửa hàng sẽ bán được hàng cho bạn một cách nhanh chóng, còn bạn sẽ mang món đồ về nhà và vứt xó đâu đó cho đến khi quên lãng chúng.
Vì vậy thì hãy suy nghĩ xem lần sau bạn có nên tham mua hàng sale nữa không?
Đánh lạc hướng và chim mồi
Hãy xem xét một ví dụ dưới đây, trong một nghiên cứu của mình Dan đã sử dụng các loại lựa chọn đặt báo để minh họa. Người đọc có thể nhận được ấn phẩm báo mạng với mức chi phí 59 đôla, ấn phẩm báo in với mức 125 đôla hoặc báo in và báo mạng với giá 125 đôla. Những sinh viên cao học của học viện MIT mà Dan đã thử nghiệm có tới 84% chúng ta sẽ lựa chọn phiên bản báo mạng và báo in với mức phí 125 đôla, không ai chọn riêng báo in và chỉ 16% chọn riêng báo mạng. Chúng ta quả là những người tiêu dùng sáng suốt phải không?
Nhưng nếu ta chỉ phải lựa chọn giữa hai phương án: 59 đôla cho báo in và 125 đôla cho gói báo in và báo mạng? Nếu chúng ta cũng giống như sinh viên MIT, ta sẽ cư xử hoàn toàn khác: 68% sẽ chỉ chọn báo mạng, trong khi 32% chọn cách trả 125 đôla cho gói báo in và báo mạng, giảm hẳn từ mức 84% trong kịch bản đầu tiên.
Chỉ bằng việc thêm vào phương án báo in kém hấp dẫn hơn hẳn - thứ mà không một ai chọn - tờ Economist đã nhân doanh số của gói báo mạng và báo in giá 125 đôla lên gần gấp ba lần. Tại sao vậy? Vì phương án báo in là một hiệu ứng chim mồi, vận dụng tính tương đối để đẩy ta về phương án mua ấn phẩm trọn gói. Chúng ta so sánh món hàng mà mình nhận được và đưa ra lựa chọn mua nhiều hơn chỉ vì ta nghĩ mình được lợi hơn chút. Tương tự, tại Starbucks, hay các chuỗi cửa hàng ăn nhanh cũng luôn sử dụng ‘’hiệu ứng chim mồi’’ trong bán hàng khiến khách hàng khó lòng từ chối mua ly lớn thay vì ly nhỏ với mức giá có vẻ ưu đãi hơn. Cho nên, có lẽ bạn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định mua nhiều hơn với giá ưu đãi đấy!
Thẻ tín dụng hay tiền mặt?
Bạn sẽ có cảm giác gì vào thời điểm phải trả tiền một món đồ? Đa số mọi người đều cảm thấy có chút đau khổ vì phải trả tiền đúng không? Nhưng sau đó thì sao? Có phải một thời gian sau bạn sẽ nhanh chóng quên đi nỗi đau đó? Chính xác là vậy, vào thời điểm trả tiền chúng ta luôn có xu hướng tiếc nuối và có chút đắn đo về số tiền mình phải chi trả. Nhưng sự ra đời của thẻ tín dụng lại mang đến chiêu thức khiến ta hạn chế có cảm giác đó. Nghe thật tuyệt à? Vì nó giảm đi một nỗi đau cho bạn đấy, vì thanh toán bằng thẻ tín dụng sẽ tránh cho bạn phải chịu nỗi đau đớn khi đưa tiền mặt cơ mà. Nhưng chẳng vui vẻ đến vậy, thực tế thẻ tín dụng chính là con dao hai lưỡi đối với bạn. Bởi khi sử dụng thẻ tín dụng bạn sẽ thường có xu hướng tiêu nhiều hơn mức cần thiết, lúc này bạn không phải chính tay đếm tiền để thanh toán, cũng không trực tiếp cảm nhận cảm giác tiền bị rút mất từ tay lên bạn sẽ ít đắn đo khi dùng tiền. Một nghiên cứu cho thấy rằng, khi dùng thẻ số tiền bạn đã tiêu sẽ nhanh chóng bị quên đi vì vậy việc tiêu tiền không để lại dư âm quá lớn đối với bạn. Thành ra bạn không thể kiểm soát bản thân tiêu tiền một cách lý trí như khi sử dụng tiền mặt.
Vậy nên hãy cân nhắc xem nên mang tiền mặt hay thẻ tín dụng khi đi mua sắm nhé?
Hiệu ứng mỏ Neo
Trình bày chi tiết, hiệu ứng mỏ Neo là tác động đến việc định giá một sản phẩm. Hiệu ứng Neo xảy ra khi chúng ta bị ảnh hưởng bởi một giá cả cụ thể và quyết định của chúng ta bị chi phối bởi điều này. Bạn sẵn lòng trả bao nhiêu cho một lon Coca-Cola? 8 nghìn, 10 nghìn hay hơn? Hầu hết mọi người sẽ chọn trả 10 nghìn. Vì sao vậy? Bởi vì thị trường thông thường định giá một lon Coca-Cola là 10 nghìn và từ lần đầu tiên mua với giá này đã tạo ấn tượng cho chúng ta. Kể từ đó, mua một lon Coca-Cola với giá 10 nghìn trở thành điều hiển nhiên và hành động này là kết quả của hiệu ứng Neo.
Chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Neo mà thường không nhận biết được. Chúng ta mua một sản phẩm dựa trên một mức giá gợi ý - một mỏ Neo, và sau đó giá đó chứng tỏ là một quyết định đúng đắn. Từ thời điểm đó, đó trở thành tiêu chuẩn cho các lần mua sau về các sản phẩm tương tự.
Ngoài hiệu ứng Neo, còn có những hiệu ứng khác như Tính bầy đàn, Tự bầy đàn hoặc Thiên kiến xác nhận, tất cả đều ảnh hưởng đến quyết định mua bán của chúng ta một cách không rõ ràng. Do đó, khi mua hàng, hãy sử dụng lý trí để đánh giá giá trị thực sự của sản phẩm thay vì chỉ nhìn vào mỏ Neo.
Thực tế, còn rất nhiều hiệu ứng, bẫy tâm lý khác mà chúng ta thường gặp khi mua hàng như sự khác biệt giữa trả tiền trước và sau, giữa đô la và tỷ lệ phần trăm, thời điểm chi tiêu, sự cám dỗ từ thiện, ngôn ngữ mạ thuật... Tất cả đều rất thú vị và thường xuyên xuất hiện trong quá trình mua sắm của chúng ta. Đọc sách để hiểu biết và thấu hiểu những hiệu ứng này sẽ giúp chúng ta trở nên thông thái hơn khi tiêu tiền.
Hãy tự kiểm soát bản thân từ lần chi tiêu tiếp theo.
Hãy tự kiểm soát bản thân
Chúng ta được hướng dẫn về cách tự kiểm soát bản thân, bởi chỉ khi có khả năng tự kiểm soát, chúng ta mới có thể thành công trong việc kiểm soát tài chính của mình. Có thể áp dụng cách kết nối giữa hiện tại và tương lai, như tưởng tượng bạn sẽ có thể thưởng thức cuộc sống mơ ước nếu tiết kiệm bây giờ, từ đó mỗi khi chi tiêu, bạn sẽ suy nghĩ liệu hành động này có ảnh hưởng đến tương lai không? Sau đó, bạn sẽ đưa ra quyết định chính xác. Hoặc bạn có thể tiết kiệm một phần tiền mỗi tháng và chỉ dùng số tiền còn lại cho nhu cầu cần thiết, điều này sẽ làm cho bạn khó mua sắm không cần thiết, từ đó cơ sở cho các lần tiếp theo. Áp dụng vài gợi ý trên có thể giúp bạn tránh việc tiêu tiền không cần thiết.
- Ngoài ra, hãy sử dụng lý trí để cân nhắc: xem xét chi phí cơ hội, trải nghiệm sản phẩm và nắm rõ quy tắc bán hàng giảm giá, hiệu ứng chim mồi, hiệu ứng Neo... thường được sử dụng để tránh rơi vào 'bẫy'.
Cuối cùng, cuốn sách chỉ ra rằng không có biện pháp nào có thể hoàn toàn kiểm soát việc sử dụng tiền của bạn, chỉ có bạn mới có thể giúp chính mình. Điều quan trọng là bạn không nên tin tưởng quá mức vào bản thân, không nên dựa vào trải nghiệm và đoán trước của mình. Hãy sử dụng lý trí và cảm xúc một cách cân đối để kiểm soát tài chính và cảm thụ cuộc sống.
Cuối cùng, bạn tin rằng đọc cuốn sách này sẽ giúp bạn sử dụng tiền một cách thông minh hơn không? Thực sự là có, ít nhiều.
Vì cuốn sách đã chỉ ra những sai lầm phổ biến khi sử dụng tiền của chúng ta, đó là các hành vi tâm lý. Nhưng quan trọng hơn, chúng ta là con người, không phải là robot, nên không thể luôn hành động hoàn toàn lý trí.
Vì chúng ta là con người, không phải robot.
Điều này có ý nghĩa gì? Đó có nghĩa là bạn vẫn có thể phạm lỗi, miễn là không để chúng gây ra hậu quả lớn đối với tài chính của bạn, ví dụ như mua hàng sale vài lần cũng không sao, hoặc mua theo combo lớn cũng không vấn đề gì. Nhưng khi vào sòng bạc thì cần phải cẩn thận! Bạn cần tự quyết định xem điều gì là có thể gây hậu quả lớn.
Tôi hy vọng rằng việc chia sẻ cuốn sách này và những điều tương tự với bạn sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về tài chính để tránh trở thành những người bị lừa dối khi mua hàng mà không nhận ra mình đang bị lừa.
Tác giả: Lê Trang