Chúng ta đang sống trong thời đại mới, thời đại của con số. Con số này không ngừng thay đổi và buộc chúng ta phải nỗ lực hơn để theo kịp. Nhưng đừng vội vàng quá, hãy tập trung vào những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của mình. Cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định, vì thành công ngắn hạn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với hạnh phúc lâu dài.
Một cuộc sống ý nghĩa không phải là về tốc độ hoặc hiệu suất, mà là về ý định và lý do bạn làm điều đó.
Tôi cần thêm thời gian? Tại sao một ngày chỉ có 24 giờ, nhưng công việc vẫn chưa xong? Câu trả lời là cách bạn quản lý thời gian. Hãy xác định mục tiêu của mình và hãy tự tạo ra chiếc la bàn để dẫn dắt bạn đến đích.
Phần I: Chiếc Đồng Hồ và Chiếc La Bàn
Trong thời đại hiện nay, có nhiều sách, ứng dụng, và lịch trình được giới thiệu để giải quyết vấn đề thời gian và áp lực. Chúng ta cần phải tìm ra mục tiêu và ưu tiên những việc quan trọng nhất.
Đối với thế hệ đầu tiên, việc quan trọng nhất vẫn là những công việc cấp bách.
Đối với thế hệ thứ hai, việc quan trọng nhất là những công việc đã được lên kế hoạch.
Với thế hệ thứ ba, việc quan trọng nhất vẫn là nhận biết tính khẩn cấp và giá trị.
Dường như thế hệ ba được kỳ vọng sẽ giải quyết những vấn đề còn sót lại từ những thế hệ trước, nhưng thực tế không phải vậy. Như Albert Einstein đã nói, 'Những vấn đề quan trọng nhất không thể giải quyết bằng cùng cách suy nghĩ đã tạo ra chúng'. Đó là lý do chúng ta cần một cuộc cách mạng trong tư duy, không chỉ là sự tiến hóa.Chúng ta cần một cuộc cách mạng, không chỉ là sự tiến hóa. Chúng ta cần lãnh đạo cuộc sống, một thế hệ quản lý thời gian mới dựa trên các mô hình sẽ mang lại cuộc sống chất lượng hơn.
Tính quan trọng và tính khẩn cấp đôi khi bị nhầm lẫn. Nhiều người thích chịu áp lực, họ coi đó như một dấu hiệu của sự quan trọng và giỏi giang. Nhưng thực ra, những thứ mà họ coi là quan trọng thường chỉ là những việc khẩn cấp. Chúng ta cần phải tìm ra điều quan trọng thực sự và dành thời gian để làm những điều đó một cách kỹ lưỡng.
Tóm gọn, trong phần một, ông Covey muốn nhấn mạnh rằng sức mạnh để tạo ra một cuộc sống đáng sống không phụ thuộc vào kế hoạch cá nhân hay bảng biểu, ứng dụng quản lý thời gian. Không ai có thể đoán trước được tương lai, và công nghệ luôn tồn tại những giới hạn nhất định. Để có một cuộc sống đầy ý nghĩa, chúng ta cần phát triển bản thân và tận dụng sức mạnh nội tâm của mình.
Phần II: Giữ vững cái quan trọng
Trong phần này, chúng ta sẽ học cách chuyển từ việc “cần gấp” sang việc “quan trọng”. Với quy trình 30 phút hàng tuần, hãy điều chỉnh hành động theo hướng của mục tiêu. Cụ thể:
- Làm thế nào để nhận biết sứ mệnh cá nhân và xây dựng một tương lai mang lại ý nghĩa và mục đích.
- Làm thế nào để đạt được sự cân bằng và hòa hợp giữa các vai trò khác nhau.
- Làm thế nào để xác định và hoàn thành mục tiêu dựa trên các nguyên tắc.
- Cách duy trì quyết tâm và ưu tiên những việc quan trọng nhất là thế nào?
- Cách hành động đúng đắn trong những lúc quyết định quan trọng là gì?
- Cách cải thiện bản thân và không ngừng tiến bộ trong học tập và cuộc sống là gì?
Dù bạn có muốn thực hiện điều đúng và có lý do xác đáng, nhưng nếu không tuân thủ các nguyên tắc, bạn có thể gặp khó khăn.
Khi kết hợp ví dụ cụ thể và giải thích rõ ràng, người đọc sẽ dễ dàng áp dụng thông qua bảng biểu và bài kiểm tra ngắn. Phần cuối cùng của phần này, tập trung vào việc học hỏi từ cuộc sống, rất đáng chú ý. Sự kết hợp giữa chúng ta và thế giới xung quanh, việc lắng nghe lẫn nhau, là điều không thể quý giá hơn. Thói quen hoạt động theo khuôn mẫu, lịch trình cố định hàng ngày, trở nên nhạt nhẽo. Điều này xảy ra vì chúng ta không tự chủ trong việc học hỏi từ cuộc sống. Mỗi tuần không chỉ là thời gian hoàn thành công việc mà còn là thời gian tự xem xét, rút kinh nghiệm để không mắc phải những sai lầm tương tự trong tương lai. Chúng ta cần phát huy bốn năng lực cơ bản: sống, yêu thương, học hỏi và ghi lại di sản, để có sự chuyển đổi từ việc làm nhiều việc trong thời gian ngắn sang việc làm những việc quan trọng một cách hiệu quả.
Phần III: Sức mạnh của sự đồng lòng và hiệp lực
Chất lượng cuộc sống thực sự phụ thuộc vào sự tương thuộc. Từ vai trò, thành tựu, cho đến việc đáp ứng nhu cầu cơ bản và khả năng của chúng ta, tất cả đều phụ thuộc vào nhau. Mặc dù có những ý kiến không đồng tình, cho rằng có thể tự thành công, nhưng nhìn chung, hầu hết mọi thứ đều cần sự đồng lòng và hiệp lực. Sống, yêu thương, học hỏi và ghi lại di sản đều phụ thuộc vào nhau, kết nối chúng ta với xã hội. Nhờ vào mối quan hệ này mà chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn thay vì phải đối mặt với cô đơn. Bạn đã từng suy nghĩ về cái giá của sự độc lập chưa? Nó khiến chúng ta sống vội vã, yêu thương vội vã, học hỏi vội vã và để lại di sản một cách vội vã. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta và dẫn đến sự mất cân bằng trong xã hội. Nhưng đừng lo lắng, chúng ta có thể xử lý vấn đề này bằng khả năng thiên bẩm của chúng ta.
- Chúng ta có khả năng tự nhận thức: điều này giúp chúng ta hiểu được cảm xúc của người khác, lắng nghe trái tim mình và lắng nghe tiếng nói từ trái tim của người khác. Chúng ta không chỉ giới hạn bản thân mình trong ý tưởng của mình, mà còn biết lắng nghe suy nghĩ của người khác và xem điểm yếu của họ như là cơ hội để giúp đỡ và yêu thương.
- Chúng ta hiểu rõ lương tâm của mình để biết cách hành động với lương tâm của cộng đồng.
- Chúng ta dùng ý chí độc lập của mình để đạt được ý chí tương thuộc.
- Chúng ta có thể đóng góp ý tưởng sáng tạo của mình vào quá trình tạo ra sức mạnh đồng lòng và hiệp lực sáng tạo.
Hiểu về sức mạnh của sự đồng lòng và hiệp lực sẽ giúp chúng ta có những mối quan hệ phong phú. Chúng ta sẽ cùng nhau làm việc và đạt được những thành tựu tốt nhất dựa trên sự đồng lòng. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra phương pháp, nhận ra những điều quan trọng nhất và xác định ưu tiên của chúng ta. Sức mạnh của sự đồng lòng không chỉ là chúng ta cùng nhau làm điều này và điều kia, mà còn là dựa trên sự đồng cảm, tin tưởng và cùng nhau vượt qua khó khăn.
Phần IV: Sức mạnh và hòa bình của lối sống dựa trên nguyên tắc
Trong phần cuối cùng này, ông Covey nói về sức mạnh – hòa bình – của nguyên tắc. Vậy chúng là gì và ảnh hưởng của chúng ra sao?
Hòa bình – không phải là cảm giác thư thái khi lái xe đến nơi nào đó xa xôi, nơi có dòng suối trong lành và những hàng cây xanh mát. Hòa bình thực sự được thể hiện trong tâm hồn của chúng ta. Cuộc sống thú vị không phải là việc rút lui và trốn tránh hiện thực. Cuộc sống này luôn dựa trên những nguyên tắc, cùng với lương tâm của chúng ta. Khi hai yếu tố này kết hợp, nội tâm của chúng ta sẽ tạo ra một nguồn năng lượng tác động đến suy nghĩ và cách nhìn nhận thế giới của chúng ta. Đừng tạo ra áp lực hoặc kỳ vọng không cần thiết với bản thân, để rồi phải chịu thất vọng vì không vượt qua được rào cản mà chính bản thân mình tạo ra. Người tuân thủ nguyên tắc sẽ trở nên linh hoạt và chủ động hơn, không phụ thuộc vào các kế hoạch và lịch trình có sẵn. Họ sẽ có những mối quan hệ phong phú hơn, sống hòa bình và hợp tác, học hỏi từ nhau, cùng nhau nỗ lực học tập, và đóng góp hết mình... và cuối cùng là thưởng thức mọi khoảnh khắc của cuộc sống này.Mỗi quyết định chúng ta đưa ra đều quan trọng. Một số quyết định có vẻ nhỏ nhưng thực tế khi kết hợp với nhau, chúng tạo thành thói quen của trái tim, dẫn chúng ta đến số phận của mình.
Lời kết
Không có gì có thể mang lại hòa bình cho bạn ngoài chính bạn. Không có gì có thể mang lại hòa bình cho bạn ngoài sự thắng lợi của nguyên tắc.
(Emerson)
Tư duy tối ưu của Stephen R. Covey truyền đạt thông điệp ý nghĩa nhưng thực hiện không dễ dàng trong bối cảnh cuộc sống hối hả. Chúng ta đang sống với tốc độ quá nhanh, và thường cảm thấy không có thời gian để thay đổi, chọn lựa một con đường mới trong việc giải quyết công việc. Dù việc thay đổi tư duy của một người là khó khăn, nhưng khi bạn quan tâm đến bài viết này và quyển sách này, đó là dấu hiệu cho thấy bạn, tác giả, và tôi - chúng ta đều có cùng một khát khao thay đổi, mong muốn một cuộc sống chất lượng hơn và tập trung vào những điều quan trọng hơn thay vì những việc khẩn cấp.
Đánh giá chi tiết bởi Anh Thi – MyBook