“Bước chân đi xa, mơ về cầu vồng bảy màu
Nhớ về con sông, bến đò, xao xác những bờ tre
Cầu vồng bảy màu, xứ nơi xa lạ quá
Khi quê hương yêu dấu gọi ta về.”
Tôi, một người con từ vùng quê xa xôi đến thành phố lớn học tập và làm việc, đã trải qua 7 năm xa quê. Đi xa để học hỏi, để hiểu biết, để kiếm tiền, để tự nuôi sống bản thân. Và tôi rất mong một ngày nào đó trở về và thực sự trở về có ích. Cầm cuốn sách trong tay, đó chính là những gì tôi cần, những gì tôi đã nghĩ trong suốt những năm qua. Trở về quê hương, LẬP NGHIỆP.
Cuốn sách mà tôi muốn giới thiệu hôm nay mang tựa đề 'Về Quê Lập Nghiệp
' của tác giả Tuấn Trần.Trong số vô vàn các cuốn sách về khởi nghiệp, kinh doanh, và làm giàu trên thị trường, cuốn sách Về quê lập nghiệp mang đến một góc nhìn rất khác. Không chỉ tập trung vào những thành công và cảm hứng, tác giả đã minh họa một cách chân thực và chính xác cuộc hành trình của một chàng trai từ Sài Gòn trở về quê hương để lập nghiệp. Đọc cuốn sách này, bạn sẽ trải qua những thử thách và 'bẫy' khi quyết định rời bỏ thành phố để trở về quê nhưng cũng sẽ hiểu được những 'chữ cái' cần thiết để đạt được mục tiêu mình đã đặt ra.
Về Tác
giả
Tác giả của cuốn sách này có thể là một cái tên khá mới lạ với bạn, vì đây là tác phẩm đầu tiên của một doanh nhân - kỹ sư chuyển sang viết sách. Cuốn sách này không chỉ là một câu chuyện thú vị mà còn là những trải nghiệm thực tế mà chính tác giả đã trải qua trong hành trình của mình. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về hành trình này, hãy cùng tôi tóm tắt về tác giả.
Các vị trí màTuấn Trần
đang đảm nhận:- Người sáng lập của TuanMinh Sport
- PCT HĐQT Vu Phong Energy Group
- Giám đốc Công ty Vu Phong Tech
- Chuyên gia cố vấn Hệ thống HSEQ tại Công ty CP xây dựng 47
Về cuốn sách 'Về quê LẬP NGHIỆP'
Cuốn sách này gồm 5 phần, mỗi phần là một sắc màu, một câu chuyện và một tâm niệm từ một người anh truyền lửa, muốn gửi gắm đến những bạn trẻ tuổi đôi mươi. Mình sẽ giới thiệu sơ lược từng phần và trích dẫn một số đoạn để các bạn có thể hiểu rõ hơn về nội dung của cuốn sách!PHẦN I - KHÁT VỌNG 'NGƯỜI Ở TỈNH'
'Khi có ai hỏi tôi về bí quyết thành công, tôi thấy thật khó để trả lời. Phần lớn vì tôi tin rằng thành công của mình không đến từ một bí quyết nào mà tình cờ đọc được trong sách, một mô hình kinh doanh chắc chắn hay lời khuyên từ một đàn anh. Khi tôi ngẫm lại, điều gì đã hình thành nên con người tôi hôm nay, tôi cũng ngạc nhiên khi những hình ảnh đầu tiên tôi nghĩ đến là những ngày phụ ba chạy xe đò, đổ mồ hôi lắp ráp xe đạp, hay chơi đánh trận giả với bạn bè.
Có thể bạn nghĩ thật kỳ lạ khi kể những câu chuyện nhỏ bé ấy trong một cuốn sách về lập nghiệp. Bạn có thể đang mong chờ tôi chia sẻ một mô hình, một ý tưởng, một con đường khởi nghiệp nào đó. Nhưng tôi đã không làm thế, vì tôi tin rằng không thể gói gọn con đường thành công thành công thức, vì mỗi con đường dẫn đến một thành công duy nhất. Cuốn sách này không nói về công thức thành công. Nó là trải nghiệm của tôi và những gì tôi đã đúc kết sau nửa đời người bôn ba trên thương trường. Tôi tin rằng thành công đến với chúng ta theo nhiều cách khác nhau, và khi tôi kể câu chuyện của mình, bạn cũng sẽ nhìn lại và kể câu chuyện của chính bạn.'
PHẦN II - BẢNG CHỮ CÁI THÀNH CÔNG
'... Nếu một người đã chăm chỉ thì ở đâu họ cũng lập nghiệp được, nhưng nếu lười biếng thì ở thành phố hay quê nhà đều không thể dựng nên sự nghiệp. Trong cuốn sách này, Tuấn không chỉ nói về lập nghiệp ở quê mà còn tổng hợp bảng chữ cái thành công mà bất cứ người trẻ nào cũng có thể áp dụng. Tôi hoàn toàn đồng ý rằng không chiến sĩ nào ra trận mà không có vũ khí hay bản đồ. Tuấn là người đi trước và đã mô tả rõ ràng con đường bạn sắp đi, dù có sóng gió hay khúc cua, bạn đừng sợ hãi, vì cơ hội luôn đến với những ai dám bước mở đường. Chỉ những người từng trải mới có thể chỉ dẫn cho bạn, khi bạn phối hợp được những 'chữ cái' thành công cụ, bạn mới có thể làm được điều lớn lao, lập thân, lập nghiệp, thành công và viết nên câu chuyện của đời mình.' Trích lời nhận xét của BácNgô Văn Tụ
-Giám đốc điều hành Nhà máy Sữa đậu nành
Việt Nam - Vinasoy.
Đây là phần mình nghĩ không chỉ phù hợp cho những bạn chọn về quê lập nghiệp mà còn đúng và áp dụng được cho tất cả mọi người. Tác giả nêu rõ: “Để thành công, ai cũng phải bắt đầu từ những điều cơ bản nhất.
Thứ nhất, dù bạn chọn đích đến nào cho sự nghiệp của mình – làm thuê có địa vị, làm việc tự do, tự làm chủ hay khởi nghiệp – thì theo tôi, bạn nên bắt đầu hoặc cần đi qua con đường: làm thuê chuyên nghiệp.
Thứ hai, bạn cần trang bị những phẩm chất cần thiết làm hành trang cho con đường tới thành công. Tôi gọi tập hợp những phẩm chất đó là “Bảng chữ cái thành công”. Hãy đọc và tìm ra những chữ cái bạn còn thiếu để hoàn thiện bản thân!
PHẦN III - HÀNH TRÌNH VỀ QUÊ LẬP NGHIỆP
“…Không có bạn, Sài Gòn vẫn phát triển. Nhưng khi bạn về quê, quê hương sẽ thêm phần khởi sắc…”