Như nhiều bộ phim Hàn Quốc khác, Seoul Vibe (Rượt Đuổi Seoul) đòi hỏi sự nỗ lực lớn trong việc kỹ xảo hình ảnh và cách điều chỉnh cốt truyện một cách hài hòa suốt toàn bộ phim.
Seoul Vibe (Rượt Đuổi Seoul) là bộ phim mới nhất từ Hàn Quốc trên Netflix, với sự tham gia của Yoo Ah In, Go Kyung Pyo, Park Ju Hyun, Lee Kyu Hyung và Ong Seong Wu trong các vai chính. Câu chuyện bắt đầu ở Ả Rập Xê Út, nơi một số chàng trai trẻ từ Hàn Quốc tham gia vào vùng sa mạc gai góc để thực hiện một nhiệm vụ quan trọng. Trở về quê hương, nhóm phải đối mặt với công tố viên Ahn (Oh Jung Se), người buộc họ phải làm rõ một vụ rửa tiền lớn trong bối cảnh Olympic Seoul 1988 đang đến gần. Công tố viên cũng trang bị cho nhóm ba chiếc xe ô tô mạnh mẽ và được cải tiến.
Nhóm của Park Dong Wook (Yoo Ah In) trở thành điệp viên hai mang với ước mong có được visa để sang Mỹ. Bởi vì lấy bối cảnh những năm 80 của thế kỷ trước, Seoul Vibe tràn ngập không khí hoài niệm với thời trang cổ điển, trường học cũ và âm nhạc được ưa thích vào thời điểm đó. Nửa đầu phim khá rối rắm khi nhóm Park Dong Wook phải đối mặt với việc chấp nhận hoặc từ chối vị trí điệp viên, cũng như cách đạo diễn giới thiệu thành viên thiếu sơ sót.
Khán giả khi xem Seoul Vibe nảy sinh vô số câu hỏi khi nửa đầu phim diễn ra. Gia đình của Park Dong Wook gồm những ai, vì sao cha anh qua đời và làm thế nào Dong Wook trở thành tay đua giỏi nhất thế giới? Do việc giới thiệu nhân vật không được chăm chút nên người xem thiếu sự đồng cảm với họ cũng như mù mờ trước quyết định của nhóm.
Mọi thứ trở nên tồi tệ khi họ bị buộc phải làm gián điệp trong khi Woo Sam (Go Kyung Pyo) bị bắt làm con tin và Sangyedong Supreme bị tố là kẻ ám sát công tố viên Ahn. Từ đó, nhóm phải tự giải cứu và phơi bày sự thật đằng sau vụ rửa tiền. Trong lúc này, Thế vận hội Seoul 1988 diễn ra, khiến Park Dong Wook phải hợp tác với thủ lĩnh của băng đảng đối nghịch Galchi (Mino). Cuộc rượt đuổi nghẹt thở bằng ô tô và những chiêu trò kết thúc bằng cơn mưa tiền và chiến thắng của nhóm như một điều hiển nhiên.
Cốt truyện của Seoul Vibe chắc chắn gợi nhớ đến loạt phim đua xe nổi tiếng của Mỹ - Fast and Furious cũng như Baby Driver nhờ chi tiết 'chuyển hàng'. Tuy nhiên, Seoul Vibe thực sự rất hụt hẫng, chính Yoo Ah In cũng nhận ra điều đó. 'Đây là một bộ phim hành động giải trí, không cần phải suy nghĩ nhiều', anh nói trong buổi họp báo. Phim không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng diễn xuất nhưng lại có sự góp mặt của những tài năng thực thụ của Hàn Quốc. Do đó, có thể nói rằng Netflix đã lãng phí tài năng cho Seoul Vibe, đặc biệt là với vai của Oh Sung Tae trong vai công tố viên Ahn. Bên cạnh đó, bộ phim đánh dấu sự ra mắt của 2 idol Hàn Quốc là Ong Seong Wu và Mino.
Yoo Ah In trong vai thủ lĩnh băng đảng vẫn tuyệt vời như mọi khi. Sự cống hiến của Go Kyung Pyo gợi nhớ đến vai diễn trong Chicago Typewriter còn Lee Kyu Hyung mang đến sự hài hước thường thấy. Nữ chính duy nhất của phim Park Ju Hyun xinh đẹp trong từng khung hình dù đôi lúc hóa trang hại cô hơi quá mức. Cùng nhau, họ tạo nên đội Sangyedong Supreme không chỉ giỏi lái xe mà còn sành điệu. Ngoài vẻ đẹp, Seoul Vibe cũng bị trừ điểm nặng với màu sắc phim quá 'cháy', quá sáng đến mức chói mắt.
Stylist thực sự muốn tái hiện bầu không khí của thập niên 80, với việc mặc cho nhân vật nhiều thương hiệu cổ điển như giày Air Jordan 3, mũ Kangol, áo khoác satin Los Angeles Raiders, Adidas RUN-DMC, máy quay phim JVC Super VHS, Stussy và Hilfiger, kết hợp với những ca khúc cổ điển từ Run-DMC, Davy DMX. Một số mẫu xe nổi bật như Hyundai Sonatas và Pony, BMW và Mercedes-Benz sedan và Dong-A Korando, có nguồn gốc từ Jeep, đều xuất hiện.
Không chỉ dừng lại ở đó, kỹ xảo trong Seoul Vibe thực sự giả tạo, đặc biệt ở những cảnh cháy nổ. Mặc dù xoay quanh chủ đề đua xe, nhưng các cảnh trên đường chính là điểm yếu của bộ phim do CGI kém chất lượng. Tóm lại, Seoul Vibe là lựa chọn giải trí cuối tuần nhưng không mang lại cái gì sâu sắc hơn cho khán giả. Nếu bạn mong đợi một bộ phim quy mô lớn như Hollywood, bạn sẽ thất vọng.