Việc chọn lựa trường Đại học là một quyết định quan trọng đối với sinh viên, vì nó ảnh hưởng đến môi trường học tập và chuẩn bị cho tương lai. Dưới đây là danh sách 10 trường Đại học kinh tế hàng đầu tại Việt Nam do TopTip tổng hợp:
Đại học Ngoại thương - Foreign Trade University (FTU)
Đại học Ngoại thương được biết đến là một trong những trường Đại học uy tín và có tiếng nhất tại Việt Nam, cũng là một trong số ít trường có cơ sở đào tạo ở cả hai miền Bắc và Nam. Trụ sở chính của trường đặt tại Thủ đô Hà Nội, Cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cơ sở Quảng Ninh. Trường có gần 20.000 sinh viên và hơn 850 cán bộ giảng viên, nhân viên.
Trường tập trung đào tạo các ngành như Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Marketing,...
Trong những năm gần đây, Đại học Ngoại thương duy trì ổn định 6 phương thức tuyển sinh. Trường xét tuyển dựa trên học bạ THPT nếu học sinh thuộc một trong ba nhóm sau: tham gia kỳ thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật quốc gia; đạt giải ba trở lên kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố; là học sinh trường chuyên. Trường cũng xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và học bạ dành cho thí sinh hệ chuyên và không chuyên, hoặc kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ với SAT, ACT, A-Level. Ngoài ra, trường còn xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ và kết quả thi tốt nghiệp THPT.
- Đại học Kinh tế Quốc dân - National Economics University (NEU)
NEU là một trong những trường đại học hàng đầu về Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh ở Việt Nam, được xem xét là một trong những trường Đại học uy tín nhất tại Việt Nam. Trường nổi tiếng với việc đào tạo nhiều lãnh đạo cấp cao và doanh nhân thành đạt. Ngoài ra, trường còn là một trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu và tư vấn chính sách vĩ mô cho nhà nước.
NEU đào tạo các ngành như Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị khách sạn, Thương mại điện tử, Marketing, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng,…
NEU tuyển sinh bằng 4 phương thức:
- Phương thức 1 - Tuyển thẳng: theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Phương thức 2 - Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Phương thức 3 - Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Phương thức 4 - Xét tuyển kết hợp.
- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - University of Economics Ho Chi Minh City (UEH)
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) là một trường đại học công lập đa ngành trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, là một trong những trường đại học hàng đầu về kinh tế, kinh doanh và quản lý ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực phía Nam. Trường đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục cao cấp của Việt Nam và là trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế, quản lý cho chính phủ và các doanh nghiệp lớn.
UEH đào tạo 29 ngành khác nhau từ Kinh tế, Marketing đến Ngôn Ngữ và Quản lý bệnh viện, Kiến trúc đô thị,...
UEH có 6 phương thức xét tuyển cụ thể như sau:
- Đối tượng 1: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối tượng 2: Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế. Đối tượng 3: Thí sinh là học sinh Giỏi, hạnh kiểm Tốt năm lớp 10, lớp 11 và HK 1 lớp 12 chương trình THPT theo hình thức giáo dục chính quy, tốt nghiệp THPT. Đối tượng 4: Thí sinh có quá trình học tập theo tổ hợp môn (A00, A01, D01 hoặc D07) đăng ký xét tuyển từ 6.50 trở lên tính cho các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 của chương trình THPT theo hình thức giáo dục chính quy và tốt nghiệp THPT. Đối tượng 5: Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức, tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đối tượng 6: Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong đó có kết quả các bài thi/môn thi theo tổ hợp xét tuyển của UEH, tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội - University of Economics and Business (UEB)
UEB là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, là một cơ sở đào tạo bậc đại học và sau đại học, cũng như là một trung tâm nghiên cứu hàng đầu về kinh tế học và quản trị kinh doanh của Việt Nam.
Trường đào tạo các ngành như Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển,...
Trường xét tuyển theo 8 phương thức:
o).
- Học viện Ngân hàng (HVNH)
HVNH là một trường đại học công lập đa ngành trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ GD&ĐT. Trường có trụ sở chính tại Hà Nội, phân viện Bắc Ninh, phân viện Phú Yên và cơ sở đào tạo Sơn Tây với hơn 16.000 sinh viên đang theo học.
Trường đào tạo các ngành như Ngôn Ngữ Anh, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Tài chính, Kế toán, Luật kinh tế,...
Trường có phương thức xét tuyển như sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển. Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập (xét học bạ). Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả cuộc thi ĐGNL của ĐHQGHN. Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPTQG.
- Đại học Tài chính - Marketing - University of Finance and Marketing (UFM)
Trường Đại học Tài chính - Marketing là một trường đại học công lập chuyên ngành về nhóm ngành tài chính và quản lý tại miền Nam Việt Nam, với thế mạnh thương hiệu về đào tạo nhóm ngành tài chính và marketing. Nằm trong nhóm các trường đào tạo về khối ngành kinh tế tốt nhất tại miền Nam Việt Nam, có thể nói trường đào tạo ngành tài chính và marketing đứng đầu khu vực phía Nam. Trường trực thuộc Bộ Tài chính và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường đào tạo các ngành về Tài chính - Ngân hàng, Marketing, Luật Kinh tế, Toán Kinh tế, Ngôn Ngữ Anh, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế,...
Phương thức xét tuyển của trường như sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng. Phương thức 2: Xét tuyển bằng kết quả học tập THPT. Phương thức 3: Xét điểm thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM. Phương thức 4: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
- Đại học Kinh tế - Luật - University of Economics and Law (UEL)
Trường Đại học Kinh tế - Luật là một trong các trường thuộc hệ thống trường đại học quốc gia (ĐHQG). Tuy còn non trẻ (thành lập 2010), nhưng trường được biết đến với việc chuyên đào tạo ở các lĩnh vực như: luật, quản lý, kinh tế,… Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của trường vô cùng tốt; giảng viên cũng toàn là những người có năng lực và chuyên môn cao.
Phương thức xét tuyển của trường như sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng. Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM. Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức. Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế. Phương thức 6: Xét tuyển kết hợp với kết quả học bạ 03 năm THPT đối với chương trình liên kết quốc tế với các trường Đại học Anh quốc.
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF)
Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM (UEF) thực hiện chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm cả chương trình học song ngữ chuyên nghiệp. Đây cũng là một trong những trường đại học tư thục được đánh giá cao nhất.
Trường này đào tạo các ngành như Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Marketing, Quản trị nhân sự, Quản trị khách sạn,...
Trường này có các phương thức tuyển sinh cụ thể như sau:
Phương thức 1: Tuyển sinh theo kết quả thi tốt nghiệp THPTQG.
Phương thức 2: Tuyển sinh theo Kết quả Đánh giá năng lực do ĐHQG TPHCM tổ chức.
Phương thức 3: Tuyển sinh theo hồ sơ học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn.
Phương thức 4: Tuyển sinh theo hồ sơ học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ.
Đại học Thương mại (TMU)
Là một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, Trường Đại học Thương mại thực hiện các hoạt động tự chủ liên quan đến trách nhiệm giải trình và đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho sinh viên thuộc đối tượng hộ nghèo, được liệt kê trong danh sách. Trường đã thành công trong việc đào tạo hàng nghìn cử nhân kinh tế, cũng như thạc sĩ, tiến sĩ cho xã hội từ ngày thành lập đến nay. Trường cũng đã đào tạo nhiều nhà quản lý kinh tế cho các công ty và doanh nghiệp.
Phương thức tuyển sinh của trường như sau:
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định của trường.
Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo từng tổ hợp bài thi/môn thi.
Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT theo từng tổ hợp bài thi/môn thi.
Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức
Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT
Phương thức 6: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế với kết quả học tập bậc THPT
Phương thức 7: Xét tuyển kết hợp giải Học sinh giỏi với kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Học viện Tài chính (AOF)
Học viện Tài chính là thành viên thuộc Bộ Tài chính và phải tuân thủ sự quản lý của Bộ GD&ĐT, là một trong những trường đại học công lập hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam, có uy tín trong việc đào tạo các ngành Tài chính - Kế toán tại Việt Nam.
Học viện này đào tạo bao gồm 6 ngành học là Tài chính - Ngân hàng, Kế Toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản trị, Ngôn ngữ Anh, Kinh tế.
Cách thức tuyển sinh như sau:
Phương thức 1: Tuyển sinh học sinh giỏi bậc THPT.
Phương thức 2: Tuyển sinh kết hợp.
Phương thức 3: Tuyển sinh theo kết quả thi THPT.
Phương thức 4: Tuyển sinh theo kết quả thi Đánh giá năng lực.