1. Câu 4: Để đánh giá năng lực đặc thù của học sinh trong môn Tiếng Việt, yếu tố nào dưới đây được coi là quan trọng nhất?
Những hành động, hành vi, và cách ứng xử của học sinh trong thực tế
Những biểu hiện về cảm xúc và thái độ của học sinh khi giao tiếp bằng lời
Sự tiến bộ trong nhận thức của học sinh qua đánh giá các hiện tượng đời sống
Đáp án: Sự tiến bộ của học sinh qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe
2. Câu 5: Vai trò của giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt của trường là gì?
Đáp án: Xây dựng kế hoạch trực tiếp
Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch
Hỗ trợ trong việc xây dựng kế hoạch
Giám sát việc xây dựng kế hoạch
3. Câu 6: Khi thiết lập kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt, bước 'phân tích đặc điểm và điều kiện của trường học cùng đối tượng học sinh' cần áp dụng các phương pháp giáo dục chung nào?
Giáo dục trải nghiệm
Đáp án: Giáo dục phân hóa
Giáo dục tích hợp
Giáo dục tích cực
4. Câu 7: Tiêu chí nào dưới đây không được sử dụng để đánh giá một kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt (kế hoạch năm học)?
Đảm bảo căn cứ pháp lý và thực tiễn đầy đủ
Phù hợp với mục tiêu giáo dục của môn Tiếng Việt
Phù hợp với đặc thù môn Tiếng Việt
Đáp án: Phù hợp với kế hoạch từng tiết học cụ thể
5. Câu 8: Khi đánh giá kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt, cần lưu ý những tiêu chí đặc thù nào của môn học?
Phù hợp với điều kiện địa phương
Phù hợp với điều kiện của trường học
Đáp án: Phù hợp với đặc điểm của môn Ngữ văn ở cấp tiểu học
Phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của học sinh
6. Câu 9: Nhận định nào dưới đây là chính xác?
Kế hoạch bài dạy chỉ là một bản tóm tắt nội dung chi tiết của một bài trong SGK Tiếng Việt
Kế hoạch bài dạy chỉ liệt kê các hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học Tiếng Việt
Đáp án: Kế hoạch bài dạy cần thể hiện rõ mối liên hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện dạy học
Tất cả các giáo viên phải sử dụng một kế hoạch dạy học giống nhau
7. Câu 10: Phần mục tiêu trong kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt cần thể hiện những năng lực đặc thù nào?
Năng lực tự học và tự chủ
Đáp án: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
8. Câu 11: Quy trình tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực được thực hiện theo trình tự nào sau đây?
Đáp án: Khởi động - Khám phá - Luyện tập - Vận dụng
Khởi động - Luyện tập - Khám phá - Vận dụng
Khởi động - Khám phá - Vận dụng - Luyện tập
Vận dụng - Khởi động - Khám phá - Luyện tập
9. Câu 12: Khi phân tích bài học để chuẩn bị kế hoạch dạy Tiếng Việt, giáo viên không cần trả lời câu hỏi nào dưới đây?
Học sinh đã biết gì liên quan đến nội dung bài học sắp dạy
Học sinh cần học được gì mới từ bài học này
Học sinh sẽ áp dụng kiến thức và kỹ năng từ bài học này như thế nào trong các bài học tiếp theo?
Đáp án: Cần sử dụng những kỹ thuật dạy học cụ thể nào để tổ chức giờ học
10. Câu 13: Để chuẩn bị xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt, giáo viên cần tìm hiểu những thông tin gì dưới đây?
Các kiến thức và kỹ năng mà học sinh đã nắm vững liên quan đến bài học mới
Các kiến thức và kỹ năng cần được hình thành và củng cố trong bài học mới
Liên hệ giữa nội dung bài học sắp dạy với các bài học đã có liên quan
Đáp án: Kiến thức và kỹ năng hiện có của học sinh liên quan đến bài học mới, cùng với nhu cầu hình thành và củng cố khi học bài mới, cũng như mối liên hệ giữa nội dung bài học và các bài học liên quan
11. Câu 14: Khi xác định mục tiêu cho một bài dạy Tiếng Việt cụ thể, câu hỏi nào dưới đây không cần được trả lời?
Bài học sẽ giúp học sinh phát triển và hình thành những năng lực đặc thù nào?
Bài học sẽ đóng góp vào việc hình thành và phát triển những năng lực chung nào cho học sinh?
Bài học sẽ giúp học sinh phát triển và hình thành những phẩm chất và năng lực nào?
Đáp án: Cần lựa chọn hình thức dạy học nào khi tổ chức các hoạt động học tập của học sinh?
12. Câu 15: Ý nào dưới đây thể hiện đúng và đầy đủ vai trò của bước khởi động trong một bài học Tiếng Việt?
Tạo không khí học tập sôi động và tạo tâm thế tích cực cho học sinh
Giúp việc kiểm tra bài cũ diễn ra nhẹ nhàng và tạo tâm thế tích cực cho học sinh
Đáp án: Kết nối kiến thức và kỹ năng đã có của học sinh với nội dung bài học mới, đồng thời tạo tâm thế học tập tích cực cho học sinh.
Giới thiệu bài học mới một cách hấp dẫn, đồng thời tạo tâm thế tích cực cho học sinh
13. Câu 16: Bước vận dụng trong quy trình tổ chức một bài dạy Tiếng Việt có chức năng gì dưới đây?
Đặt học sinh vào tình huống để chia sẻ những trải nghiệm liên quan đến bài học mới, tạo động lực học tập tích cực
Đưa học sinh vào những tình huống tương tự để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành
Đáp án: Giúp học sinh áp dụng những kiến thức đã học vào các tình huống thực tế trong đời sống.
Đưa học sinh vào các tình huống mới để mở rộng hiểu biết và tích lũy kinh nghiệm mới.
14. Câu 17: Theo quan điểm của các thầy cô, nhận định dưới đây là đúng hay sai?
Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt không chỉ là bản kế hoạch hoạt động của giáo viên mà còn là công cụ hỗ trợ cán bộ quản lý chỉ đạo chuyên môn căn bản, nhằm thực hiện kế hoạch giáo dục môn Tiếng Việt của nhà trường.
Đúng. Đáp án
Sai
15. Câu 18: Kết quả của bước hoàn thiện và phê duyệt văn bản kế hoạch giáo dục môn Tiếng Việt là gì?
Báo cáo về các yêu cầu chính của Chương trình tổng thể và chương trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu học, bao gồm hướng dẫn thực hiện và triển khai chuyên môn từ các cấp quản lý trong năm học
Đáp án: Bản kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt đã được phê duyệt.
Bản kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt (dự thảo)
Báo cáo phân tích các thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội trong dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh
16. Câu 19: Kết quả của bước phân tích đặc điểm và điều kiện của nhà trường cùng với đối tượng học sinh là gì?
Báo cáo về các yêu cầu chính của chương trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu học, bao gồm hướng dẫn thực hiện và triển khai
Bản kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt đã được phê duyệt
Bản kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt (dự thảo)
Đáp án: Báo cáo phân tích các thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội trong dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
17. Câu 20: Theo ý kiến của các thầy cô, nhận định dưới đây là đúng hay sai?
Nếu có một cuốn sách thiết kế hoàn hảo, giáo viên không cần phải xây dựng kế hoạch bài dạy Tiếng Việt riêng cho mình
Đúng
Đáp án: Sai.
18. Câu 1: Lựa chọn đáp án chính xác
Chương trình môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học có mối liên hệ như thế nào với chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT)?
Đáp án: Chương trình môn Tiếng Việt là sự cụ thể hóa của chương trình GDPT dành cho một môn học và cấp học cụ thể
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học không liên quan đến chương trình GDPT
Các yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt ở Tiểu học không phụ thuộc vào chương trình GDPT
Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học không có mối liên hệ gì với chương trình GDPT
19. Câu 2: Lựa chọn đáp án chính xác
So với chương trình GDPT 2006, thời lượng dành cho môn Tiếng Việt trong chương trình GDPT 2018 thay đổi như thế nào?
Thời lượng dành cho môn Tiếng Việt ở cả hai chương trình không có sự khác biệt
Đáp án: Số tiết giống nhau, nhưng chương trình GDPT 2018 phân bổ nhiều tiết hơn cho lớp 1 và lớp 2
Số tiết Tiếng Việt trong chương trình GDPT 2018 nhiều hơn so với chương trình GDPT 2006
Số tiết Tiếng Việt trong chương trình GDPT 2018 ít hơn so với chương trình GDPT 2006
20. Câu 3: Đối tượng được đánh giá trong môn Tiếng Việt là gì?
Các yêu cầu về kết quả và quá trình học môn Tiếng Việt của học sinh
Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau khi học Tiếng Việt
Các kiến thức và kỹ năng môn Tiếng Việt theo chương trình
Đáp án: Sự tiến bộ của học sinh qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe