1. Câu 4
Chọn từ thích hợp để hoàn thiện đoạn mô tả về cách lập kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Theo kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hàng năm của Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng sẽ tổ chức cuộc họp với các bên liên quan để xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình. Khi lập kế hoạch, cần nghiên cứu chương trình GDPT 2018, phân tích điều kiện thực tế của nhà trường để triển khai chương trình, xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường, từ đó lập kế hoạch thời gian thực hiện chương trình.
2. Câu 5
Kế hoạch giáo dục của nhà trường cần bao gồm những nội dung nào dưới đây?
Đáp án:
- Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình năm học.
- Đặc điểm, điều kiện thực hiện chương trình năm học.
- Mục tiêu giáo dục của nhà trường trong năm học.
3. Câu 6
Chọn từ thích hợp để hoàn thiện đoạn mô tả về việc lập kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn:
Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn là dự kiến toàn bộ các hoạt động của tổ trong một năm học, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và của nhà trường, đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục. Nhiệm vụ của việc lập kế hoạch giáo dục bao gồm xây dựng kế hoạch dạy học môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục.
4. Câu 7
Phát biểu nào sau đây không chính xác về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn?
Đáp án: Là căn cứ để xây dựng chương trình giáo dục địa phương.
5. Câu 8
Kết nối các cột bên trái với nội dung bên phải để phù hợp với các nguyên tắc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn: Đáp án:
- Đảm bảo tính pháp lý: Dựa trên các căn cứ pháp lý cụ thể và các kế hoạch cấp cao hơn
- Đảm bảo tính logic: Sắp xếp các bài học theo thời gian thực hiện một cách hợp lý, phù hợp với sự đồng bộ của các môn học và hoạt động giáo dục khác.
- Đảm bảo tính linh hoạt: Kế hoạch không cố định mà có thể được điều chỉnh khi cần
- Phải dựa trên yêu cầu thực tiễn: Đảm bảo tính khả thi, dựa trên việc phân tích tình hình của tổ chuyên môn và nhà trường cũng như các yếu tố khác
6. Câu 9
Phát biểu sau đây đúng hay sai: “Tất cả các giáo viên trong tổ chuyên môn đều tham gia tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn”?
Đáp án: Sai
7. Câu 10
Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn Lịch sử trong năm học:
Đáp án: Kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kỳ có thể áp dụng hình thức dự án.
8. Câu 11
Phát biểu nào dưới đây là không chính xác khi nói về việc lập kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn Lịch sử?
Đáp án: Các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn Lịch sử chỉ được triển khai trong phạm vi của trường học.
9. Câu 12
Để xác định số tiết cho từng bài học trong một mạch nội dung, tổ chuyên môn cần dựa vào những căn cứ nào sau đây?
Đáp án:
- Xem xét sách giáo khoa địa phương và các hướng dẫn liên quan.
- Số tiết cần cho mạch nội dung theo tỷ lệ quy định trong chương trình.
- Phân tích yêu cầu cần đạt của bài học đã được xác định.
10. Câu 13
Chọn từ thích hợp để hoàn chỉnh mô tả về việc xây dựng kế hoạch dạy học các chuyên đề lựa chọn:
Khi tổ chuyên môn lập kế hoạch dạy học các chuyên đề lựa chọn, cần lưu ý thời gian dạy phải phù hợp với phân phối chương trình các bài học. Các chuyên đề nâng cao và định hướng nghề nghiệp nên được xếp sau khi học sinh hoàn thành mạch kiến thức hỗ trợ cho chuyên đề đó. Kế hoạch cần có sự liên kết chặt chẽ với các tổ chuyên môn khác để tránh sự trùng lặp.
11. Câu 14
Ghép các bước và nội dung tương ứng với từng bước trong việc lập và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn:
- Phân tích đặc điểm tình hình: Đánh giá tình hình học sinh, giáo viên, thiết bị dạy học, phòng học và địa điểm tổ chức hoạt động giáo dục
- Xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục: Soạn phân phối chương trình, kế hoạch các chuyên đề lựa chọn, bài kiểm tra, đánh giá định kỳ và các nội dung khác
- Rà soát và hoàn thiện dự thảo, thông qua tổ chuyên môn: Kiểm tra và chỉnh sửa dự thảo kế hoạch để hoàn thiện
- Phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục: Trình Hiệu trưởng phê duyệt, phân công nhiệm vụ để triển khai kế hoạch
12. Câu 15
Căn cứ trực tiếp để lập kế hoạch giáo dục của giáo viên là
Đáp án: kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhiệm vụ được phân công.
13. Câu 16
Phát biểu dưới đây là đúng hay sai: “Kế hoạch giáo dục của giáo viên phản ánh cá nhân hóa kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn dựa trên nhiệm vụ được giao và là cơ sở quan trọng để giáo viên lập kế hoạch bài dạy”?
Đáp án: Đúng
14. Câu 17
Phát biểu nào sau đây là không chính xác khi nói về việc lập kế hoạch giáo dục của giáo viên?
Đáp án: Tên bài học và số tiết cần phải khớp với kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
15. Câu 18
Các phát biểu nào sau đây là chính xác khi nói về việc xây dựng kế hoạch bài dạy?
Đáp án:
- Kế hoạch cần dựa vào kế hoạch giáo dục của tổ và kế hoạch giáo dục cá nhân.
- Kế hoạch được xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị giảng dạy.
- Đây là một sản phẩm mang tính cá nhân của từng giáo viên.
16. Câu 19
Nguyên tắc nào sau đây không áp dụng khi xây dựng kế hoạch bài dạy môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông?
Đáp án: Sử dụng cho nhiều lớp học khác nhau.
17. Câu 20
Điểm nổi bật nhất khi xây dựng kế hoạch bài dạy môn Lịch sử theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh so với kế hoạch bài dạy trước đây là:
Đáp án: Mục tiêu bài học được xác định dựa trên việc phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
18. Câu 21
Các yếu tố nào sau đây được dùng để xác định mục tiêu bài dạy?
Đáp án:
- Đặc điểm của nội dung kiến thức và điều kiện giảng dạy.
- Các yêu cầu cần đạt của chủ đề hoặc bài học.
- Đặc điểm của nhóm học sinh.
19. Câu 22
Hãy sắp xếp các bước sau đây theo trình tự đúng trong quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:
1 - Xác định mục tiêu bài dạy
2 - Xác định chuỗi hoạt động học
3 - Phát triển các hoạt động dạy học cụ thể
4 - Hoàn thiện kế hoạch bài dạy
20. Câu 23
Các phát biểu nào sau đây là chính xác khi xác định mục tiêu trong xây dựng kế hoạch bài dạy môn Lịch sử?
Đáp án:
- Một hoạt động dạy học có thể góp phần vào việc hình thành và phát triển nhiều thành phần của phẩm chất và năng lực khác nhau.
- Mục tiêu cần được diễn đạt bằng các động từ cụ thể, dễ quan sát và đánh giá.
- Các mục tiêu về phẩm chất và năng lực có thể thay đổi tùy thuộc vào phương pháp dạy học của giáo viên.
21. Câu 24
Hãy nối các cột sau để khớp đúng giữa từng hoạt động trong bài dạy và ý nghĩa của nó:
Đáp án:
- Mở đầu: Khơi dậy hứng thú học tập, liên kết kiến thức cũ với mới, định hướng các vấn đề cần giải quyết trong bài học.
- Hình thành kiến thức mới: Xây dựng và phát triển các kiến thức, kỹ năng mới cho học sinh.
- Luyện tập: Ôn tập, củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kỹ năng đã học trong phần hình thành kiến thức.
- Vận dụng: Áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn, đặc biệt là các vấn đề thực tiễn.
22. Câu 25
Câu sau đây đúng hay sai: “Hoạt động luyện tập có thể coi là một hình thức đánh giá quá trình”?
Đáp án: Đúng
23. Câu 26
Biểu hiện nào sau đây KHÔNG thuộc về thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử (thuộc năng lực lịch sử)?
Đáp án: Khả năng liên kết quá khứ với hiện tại.
24. Câu 27
Biểu hiện nào dưới đây KHÔNG phải là đặc điểm của năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học (thuộc năng lực lịch sử)?
Đáp án: Phân biệt các loại hình tư liệu lịch sử.
25. Câu 28
Trong dạy học môn Lịch sử, việc áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề có lợi thế trong việc phát triển năng lực nào của học sinh?
Đáp án: Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.
26. Câu 29
Khi sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn và các mảnh ghép trong dạy học Lịch sử, chúng sẽ giúp phát triển năng lực chung nào của học sinh?
Đáp án: Năng lực giao tiếp và hợp tác.
27. Câu 30
Các mức độ dưới đây mô tả tiêu chí nào trong việc phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học theo Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH?
Đáp án: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kỹ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
28. Câu 1
Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục nhằm thực hiện chương trình do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành được gọi là gì?
Đáp án: Kế hoạch giáo dục của nhà trường.
29. Câu 2
Những nhiệm vụ nào sau đây cần thực hiện khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường?
Đáp án:
- Lập kế hoạch thời gian thực hiện chương trình.
- Soạn thảo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng giáo viên.
30. Câu 3
Hãy lựa chọn và ghép các bước ở cột bên trái với các nội dung ở cột bên phải để phản ánh đúng quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường:
Đáp án:
- Bước 1: Soạn thảo khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình cho năm học.
- Bước 2: Tổ chuyên môn lập kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian thực hiện chương trình.
- Bước 3: Hoàn thiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và chính thức ban hành thực hiện.