1. Bài viết tham khảo số 1
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận
Mục đích: thảo luận, đánh giá tính đúng sai, hay dở, có sự giao tiếp với người đối thoại
- Yêu cầu:
+ Thảo luận với những người biết, quan tâm
+ Chỉ bình luận khi có ý kiến riêng được nêu ra, chân thành muốn thuyết phục
a, Trong đoạn trích Xin lập khoa luật, Nguyễn Trường Tộ đưa ra nhận định, đánh giá đúng- sai, hay – dở, đồng thời cũng có bàn bạc mở rộng
- Các lập luận nhằm hướng tới khẳng định vai trò quan trọng, xây dựng hệ thống luật pháp cho quốc gia
b, Nguyễn Trường Tộ rõ ràng có lý do để đề nghị lập khoa luật bởi trên thực tế: đất nước cần có luật pháp, nhưng luật không chỉ công bằng mà cần đáp ứng đạo đức
c, Đoạn trích Xin lập khoa luật bình luận vì thể hiện tính chất xuất vấn đề đồng thời lập luận hướng vào thuyết phục với nhận xét, tư tưởng của tác giả
II. Cách bình luận
Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận
+ Nêu rõ thái độ, sự đánh giá của con người trước vấn đề được đưa ra
+ Trình bày rõ ràng trung thực
Bước 2: Đánh giá được vấn đề cần bình luận
+ Cho rằng quan điểm mình đúng, bác bỏ cái sai
+ Kết hợp các phần đúng, loại phần sai, tìm ra điểm chung sự đánh giá
+ Đưa ra cách đánh giá riêng
Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận
+ Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết
+ Bàn về những vấn đề sâu xa hơn
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 73 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Bình luận không giống giải thích, chứng minh, không phải sự kết hợp giữa chứng minh với giải thích:
+ Ba kiểu này hoàn toàn khác nhau
+ Bản chất bình luận là tranh luận vấn đề mà mọi người đều biết hoặc có ý kiến riêng về vấn đề đó
Bài 2 (Trang 73 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Đoạn văn trên sử dụng thao tác bình luận:
- Chủ đề bình luận: vấn đề giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta
- Mục đích lập luận: cần có một chương trình truyền thông hiệu quả để những lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố.
- Lập luận triển khai chặt chẽ, có hệ thống, giàu sức thuyết phục
+ Bài viết mở đầu ấn tượng mạnh với người đọc
+ Bình luận, phân tích chính xác về thần chết của giao thông
+ Trích dẫn số liệu cụ thể làm căn cứ
+ Đề xuất của tác giả
Bài 3 (trang 73 sgk ngữ văn 11 tập 2):
- hiểu biết và tôn trọng pháp luật chính là sống có đạo đức
- Giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng, cho mọi công dân là nhiệm vụ quan trọng

2. Bài viết tham khảo số 3
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận
Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Bình luận: là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như: ý kiến, chủ trương, sự việc, con người, tác phẩm văn học...
Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Tìm hiểu về cách lập luận bình luận trong đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ:
a, Trong đoạn trích, Nguyễn Trường Tộ có đưa ra những nhận định, đánh giá đúng – sai, hay – dở (Ai hiểu luật được sẽ làm quan,... Bất cứ một hình phạt nào ở trong nước không vượt ra ngoài luật...) đồng thời cũng có bàn bạc mở rộng (Biết rằng đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu...). Tất cả những lập luận đều nhằm hướng tới khẳng định vai trò của pháp luật và việc giáo dục luật pháp trong xã hội.
b, Nguyễn Trường Tộ rõ ràng có lí do để đề nghị lập khoa luật bởi trên thực tế, muốn trị nước phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu lễ nghĩa và rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức.
c, Đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận vì nó thể hiện rõ tính chất đề xuất vấn đề đồng thời các lập luận cũng là để hướng vào thuyết phục người đọc tán đồng với những nhận xét, đánh giá của tác giả.
Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Muốn làm cho ý kiến bình luận có sức thuyết phục người đọc (người nghe) thì phải nắm vững kĩ năng bình luận.
Vì: Nếu không nắm vững kỹ năng bình luận thì vấn đề sẽ không được làm rõ, ý kiến cá nhân cũng không được chấp nhận vì dẫn chứng, lý lẽ không rõ ràng.
Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Con người dám và có kĩ năng tham gia bình luận để trở thành người có ích cho xã hội. Muốn có các cuộc tranh luận có hiệu quả, bổ ích chúng ta cần thành thạo kĩ năng bình luận.
II. Cách bình luận
Có nhiều cách bình luận. Nhưng dù theo cách nào thì người bình luận cũng phải:
- Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng (vấn đề) được bình luận.
- Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.
- Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.
Luyện tập
Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Bình luận không phải giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh. Vì:
- Mục đích ba kiểu bài này khác nhau.
- Bản chất của bình luận là tranh luận về vấn đề mà tất cả người tham gia bình luận đều đã biết và đều có ý kiến riêng về vấn đề đó.
Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Đoạn trích Võ Thị Hảo về vấn đề giao thông có sử dụng kiểu lập luận bình luận. Điều này thể hiện ở:
- Chủ đề lập luận: Vấn đề giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta.
- Mục đích thuyết phục: hướng đến đề xuất “chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưới hái tử thần”, “không còn nghênh ngang trên đường phố”.
- Các lập luận được triển khai chặt chẽ, có hệ thống và giàu sức thuyết phục.
- Có mở rộng vấn đề bình luận: vấn đề an toàn giao thông không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực giao thông mà là “món ăn văn minh” đem ra “đãi khách” trong thời gian giao lưu, hội nhập toàn cầu.
Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Để viết được bài bình luận về vai trò của luật pháp và việc giáo dục pháp luật trong xã hội, cần:
- Nêu được vai trò và ý nghĩa to lớn của pháp luật trong mỗi lĩnh vực của đời sống.
- Hiểu biết và tôn trọng chính sách pháp luật.
- Giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng và mọi công dân nói chung.

3. Bài viết tham khảo số 2
I. Mục tiêu, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận
Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
- Bình luận là đánh giá (xác định phải trái, đúng sai, hay dở) và trao đổi ý kiến.
Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Tìm hiểu về cách lập luận bình luận trong đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ:
a. Phân tích ngữ liệu ″Xin lập khoa luật″ của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập 1)
- Tác giả đã đặt ra vấn đề đúng, sai của đời sống và bàn bạc rất sâu. Theo đó vua chúa thống trị đất nước đều phải dựa vào luật, và thực hiện theo luật.
- Nhằm mục tiêu thuyết phục triều đình cho việc mở khoa luật.
b. Nguyễn Trường Tộ đề xuất lập khoa luật: mang tính chất bình luận.
c. Đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận
- Vì nó thể hiện rõ tính chất đề xuất vấn đề đồng thời nhận xét đánh giá giúp người đọc, người nghe hiểu, tán đồng với đề xuất của tác giả.
Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Vì :
- Như vậy mới nắm vững được cách tổ chức luận cứ, luận điểm ⇒ đạt tới mục tiêu đặt ra.
- Để vận dụng trong quá trình trình bày ⇒ tạo sự lôi cuốn, thuyết phục.
Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
- Con người cần thiết bình luận, dám bình luận: để thể hiện chính kiến, quan điểm của mình và thuyết phục được người nghe về những vấn đề đó.
- Phải nắm kĩ năng bình luận ⇒ bình luận hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục khách quan.
II. Cách bình luận
Một bài bình luận thường có các bước sau:
- Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận.
- Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận
- Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận.
Luyện tập
Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
- Bình luận không phải là giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh. Vì:
+ Mục đích 3 kiểu bài này khác nhau
+ Bản chất của bình luận là tranh luận về vần đề mà tất cả người tham gia bình luận đều đã biết và đều có ý kiến riêng về vấn đề đó.
Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Đoạn trích có dùng thao tác bình luận, vì có nêu ra:
∗ Vấn đề bình luận: nguyên nhân và hậu quả của tai nạn gian thông.
∗ Giải quyết vấn đề:
- Dùng lí lẽ:
+ ″Thần chết đã … đường phố″
+ ″Những kẻ … giao thông”
+ ″Những kẻ đầu …. khoái cảm″.
- Chỉ ra nguyên nhân:
+ Hạn chế khách quan.
+ Hạn chế chủ quan: ý thức tham gia giao thông còn non kém.
- Dẫn chứng:
+ ″Theo thống kê của UNICEF…. Xe máy″
+ Họ là lực lượng lao động lớn của đất nước. Lực lượng ấy phải gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình.
- Chỉ ra tác hại: gây ra sự tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước.
- Kêu gọi mọi người có ý thức tham gia giao thông và hình thành một chương trình truyền thông về an toàn giao thông.
* Tác giả đã đưa ra lời bàn luận:
- Vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc, là cơ hội gặt hái thành công để hội nhập, là thể hiện thái độ mến khách...
- Câu bình luận logic, chặt chẽ; cách nêu dẫn chứng thuyết phục cho lập luận của mình.
Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Bài ″xin lập khoa luật″ chúng ta còn có thể bình luận thêm
- Nêu vai trò của pháp luật đối với xã hội ta hiện nay.
+ Làm cho mọi người hiểu biết và chấp hành pháp luật
+ Để xây dựng xã hội thực sự văn minh, công bằng.
+ Giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng và mọi công dân nói chung.

5. Bài viết tham khảo số 4
Câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Bình luận trong những tình huống trên nhằm thể hiện quan điểm, đánh giá, thảo luận về tính chính xác/sai, lợi/hại của vấn đề.
Câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
a. Phân tích ngữ liệu “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập 1)
- Tác giả có ý kiến tranh cãi rằng việc lập khoa luật không cần thiết.
- Tác giả đã đặt ra vấn đề đúng, sai của đời sống và thảo luận sâu sắc. Theo đó vua chúa thống trị đất nước đều phải dựa vào luật, và thực hiện theo luật.
- Nhằm mục đích thuyết phục triều đình về việc mở khoa luật.
b. Nguyễn Trường Tộ lý giải lý do để đề xuất lập khoa luật vì tại thời điểm đó, mọi người đã đồng lòng rằng để trị nước cần phải dựa vào luật chứ không phải những lời nói trên giấy về trung hiếu hay lễ nghĩa, rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức.
c. Đoạn trích “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận
- Vì nó thể hiện rõ tính chất đề xuất vấn đề đồng thời nhận xét đánh giá giúp người đọc, người nghe hiểu, tán đồng với đề xuất của tác giả.
Câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
* Giải thích:
- Chỉ khi như vậy mới có thể nắm bắt cách tổ chức luận cứ, luận điểm ⇒ đạt tới mục tiêu đặt ra.
- Để áp dụng trong quá trình trình bày ⇒ tạo sự hấp dẫn, thuyết phục.
Câu 4 (trang 71 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Con người cần thiết bình luận, dám bình luận: để thể hiện chính kiến, quan điểm của mình và thuyết phục được người nghe về những vấn đề đó.
- Phải nắm vững kỹ năng bình luận thì bình luận mới hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục khách quan.
Phần II
Có nhiều cách để bình luận. Tuy nhiên, dù theo cách nào thì người bình luận cũng cần:
- Trình bày rõ ràng, trung thực về hiện tượng (vấn đề) được bình luận.
- Đề xuất và chứng minh ý kiến nhận định, đánh giá của mình là đáng tin cậy.
- Bàn thảo sâu rộng về chủ đề bình luận.
Luyện tập
Câu 1 (trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Nhận định như vậy là sai bởi
- Mục tiêu bình luận hoàn toàn khác biệt so với giải thích và chứng minh.
+ Giải thích giúp người đọc hiểu về một vấn đề chưa biết.
+ Chứng minh giúp người đọc tin vào một vấn đề được đưa ra.
+ Bình luận là để thể hiện quan điểm, thuyết phục mọi người đồng ý với ý kiến của bản thân.
- Bình luận cũng không phải là giải thích, chứng minh kết hợp lại. Điều này chỉ xảy ra khi người ta sử dụng giải thích, chứng minh trong quá trình thực hiện bình luận. Ta coi đó như là một thao tác hỗ trợ.
Câu 2 (trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Đoạn trích đã sử dụng thao tác bình luận, vì đã đề cập đến:
* Vấn đề bình luận: nguyên nhân và hậu quả của tai nạn gian thông.
* Giải quyết vấn đề:
- Sử dụng lí lẽ:
+ “Thần chết đã … đường phố”
+ “Những kẻ … giao thông”
+ “Những kẻ đầu …. khoái cảm”.
- Chỉ ra nguyên nhân:
+ Hạn chế khách quan.
+ Hạn chế chủ quan: ý thức tham gia giao thông còn non kém.
- Dẫn chứng:
+ “Theo thống kê của UNICEF…. Xe máy”
+ Họ là lực lượng lao động lớn của đất nước. Lực lượng ấy phải gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình.
=> Đánh giá vấn đề.
* Tác giả đã đưa ra lời bàn:
- Vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc, là cơ hội để hội nhập, là cách thể hiện tình cảm yêu thương.
- Hành động cần thực hiện:
+ Tự điều chỉnh bản thân.
+ Tự cứu giúp bản thân và người khác.
+ Cần một chiến dịch truyền thông hiệu quả để đẩy lùi đám tử thần trên đường phố.
=> Bàn luận, mở rộng vấn đề.
Câu 3 (trang 74 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Bài viết “xin lập khoa luật” còn có thể nhận xét thêm về
- Đề cập đến vai trò của pháp luật trong xã hội ngày nay.
+ Làm cho mọi người hiểu rõ về pháp luật và tuân theo nó
+ Xây dựng xã hội thực sự văn minh, công bằng
- Cách để có một hệ thống luật pháp nghiêm túc và cách thực hiện việc giáo dục pháp luật hiệu quả trong xã hội
+ Đề xuất và hoàn thiện các quy định pháp luật. Luật pháp nên phản ánh thực tế và mong muốn của cộng đồng.
+ Mọi người cần có ý thức sống và làm theo pháp luật. Quan trọng là xây dựng tấm gương lời nói và hành động của mọi người, mọi cơ quan, mọi tổ chức để thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật.

6. Bài soạn tham khảo số 5
Nội dung bài học
- Định nghĩa: Thao tác lập luận bình luận là quá trình vận dụng nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận để phê phán, đánh giá một sự kiện hoặc vấn đề cụ thể.
- Mục tiêu: Thuyết phục và chinh phục tâm trí người đọc, người nghe để chấp nhận và đồng tình với quan điểm cá nhân.
- Yêu cầu:
+ Phải sử dụng lý lẽ và dẫn chứng một cách minh bạch.
+ Thuyết phục, hấp dẫn từng chi tiết.
+ Diễn đạt mạch lạc, phản ánh rõ thái độ.
- Vai trò: Bày tỏ ý kiến cá nhân và thuyết phục độc giả.
- Cách thực hiện:
+ Đặt vấn đề cần bình luận.
+ Phân tích và đánh giá vấn đề.
+ Thảo luận và bàn bạc vấn đề.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 71 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Bình luận là việc đưa ra đánh giá, nhận xét, và thảo luận về sự đúng/sai, lợi/hại của các sự kiện trong đời sống như ý kiến, chủ trương, sự việc, con người, hay tác phẩm văn học...
Câu 2 (trang 71 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Nghiên cứu đoạn trích 'Xin lập khoa luật' của Nguyễn Trường Tộ:
a,
+ Đoạn trích đưa ra đánh giá, nhận xét về đúng/sai, tốt/xấu: Ai nắm vững luật sẽ trở thành quan chức,... Mọi hình phạt nội địa đều phải tuân theo luật...
+ Đề cập đến vấn đề được mở rộng: Nhận thức rằng trung hiếu làm con người lớn lên, làm đồng lương...
+ Điểm cuối cùng của nhận định: Khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật và việc giáo dục về luật pháp trong xã hội.
b,
+ Nguyễn Trường Tộ minh họa rõ lý do lập luật.
+ Chứng minh rằng để quản lý đất nước cần phải dựa vào luật, không phải những lời nói trên giấy về trung hiếu và đạo đức.
c,
+ Đoạn trích là một đoạn lập luận bình luận.
+ Hiển nhiên tính chất của vấn đề được đề xuất, đồng thời đưa ra những lập luận hướng đến thuyết phục người đọc đồng tình và đánh giá cao quan điểm của tác giả.
Câu 3 (trang 71 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
- Để ý kiến bình luận trở nên thuyết phục, người viết phải nắm rõ kỹ thuật bình luận.
- Nếu không thạo kỹ năng bình luận, ý kiến cá nhân sẽ mất sức thuyết phục vì thiếu dẫn chứng và logic.
Câu 4 (trang 71 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Con người ngày nay cần biết bình luận vì:
- Cần phê phán những lối sống tiêu cực và ủng hộ những điều có ích cho cá nhân và xã hội.
- Chỉ khi có kỹ năng bình luận, họ mới có thể tham gia vào các cuộc thảo luận, góp phần tích cực trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Luyện tập
Câu 1 (trang 73 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Nhận xét này là không đúng vì:
- Bình luận, giải thích và chứng minh là ba loại lập luận khác nhau.
- Bản chất của bình luận là cuộc tranh luận, nơi mà đã có nhiều quan điểm cá nhân trước đó.
Câu 2 (trang 73 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
- Đoạn trích sử dụng phong cách lập luận bình luận:
+ Chủ đề bình luận: Vấn đề giao thông và ý thức tham gia giao thông.
+ Mục tiêu bình luận: Mục tiêu cuối cùng là đề xuất cần 'một chiến dịch truyền thông mạnh mẽ hơn để đẩy lùi 'người gặt tử thần' trên đường phố'.
+ Mọi lập luận được triển khai có hệ thống và thuyết phục:
● Mở đầu bài viết bằng lý lẽ thuyết phục: Thần chết không phân biệt người tốt hay xấu, mà đặc biệt tuyên bố về sự nguy hiểm khi 'thần chết' lưu hành cùng với 'sát thủ' trên đường phố.
● Dẫn chứng rõ ràng và độc đáo với lời văn đặc sắc: 'Thần chết truyền lưỡi hái cho những chàng trai trẻ chạy xe máy mạnh mẽ, đua đòi...'
● Mở rộng vấn đề: 'Nhưng đáng tiếc, đó thường là những chàng trai trẻ non nớt...', 'ý thức tham gia giao thông của một số người dân Việt Nam...'
● Đề xuất giải pháp: 'Chiến dịch truyền thông về an toàn giao thông'.
Câu 3 (trang 73 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Bình luận thêm:
- Pháp luật đóng một vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
- Hiểu biết và tôn trọng luật pháp là cực kỳ cần thiết.
- Học sinh cũng như tất cả mọi công dân đều cần được giáo dục về luật pháp.
